Nguyên lý cơ bản 2 (Triết học)

0
36621
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Câu 16: Phân tích tư bản cho vay và lợi tức cho vay?

Trả lời:

  1. TB cho vay:
  • Trước CNTB, TB cho vay tồn tại dưới hình thức cho vay nặng lãi.
  • Trong CNTB, TB cho vay là 1 bộ phận của TB công nghiệp tách ra và vận động độc lập.
  • TB cho vay xuất hiện là 1 tất yếu, do :
  • tTrong quá trình tuàn hoàn và chu chuyển của TB công nghiệp, luôn có số TB tiền tệ nhàn rỗi.
  • rong khi đó, 1 số nhà TB khác lại cần tiền để kinh doanh
  • ĐN: TB cho vay là TB tiền tệ tạm thời nhàn rỗi, mà ng chủ của nó cho nhà TB khác sử dụng trong thời gian nhất định để được số tiền lời nào đó (lợi tức).
  • Đặc điểm của TB cho vay:
  • Quyền sở hữu tách rời quyền sử dụng TB.
  • TB cho vay là loại hàng hóa đặc biệt, vì ng bán không mất quyền sở hữu và ng mua chỉ có quyền sử dụng trong 1 thời gian nhất định. Vì khi sử dụng thì giá trị của nó không mất đi mà còn tăng thêm. Hơn nữa, giá cả của nó lại không do giá trị quyết định, mà do giá trị sử dụng, tức là do khả năng tạo ra lợi nhuận quyết định. Lợi tức chính là giá cả của hàng hóa TB cho vay.
  • TB cho vay là TB được sùng bái nhất, dễ lầm tưởng T đẻ ra T’ do vạn động theo công thức T-T’.

TB cho vay góp phần vào việc tích tụ, tập trung TB, mở rộng sản xuất, cải tiến kỹ thuật, đẩy nhanh tốc độ chu chuyển của TB,…

  1. Lợi tức:
  • Lợi tức là 1 phần của ợi nhuận bình quân mà TB cho vay trả cho TB cho vay căn cứ vào lượng TB tiền tệ mà nhà TB cho vay đã bỏ ra cho nhà đi vay sử dụng.
  • Ký hiệu: Z
  • Nguồn gốc: là GTTD do công nhân làm thuê sáng tạo trong quá trình sản xuất.
  • Giới hạn: 0<Z<p
  • Tỷ suất lợi tức:
  • ĐN: là tỷ lệ phần trăm giữa tổng số lợi tức và TB tiền tệ cho vay trong 1 thời gian nhất định.
  • Ký hiệu: Z’.
  • Công thức: Z’=Z/Kcv x 100%

(Trong đó: z’ là tỷ suất lợi tức; z là số lợi tức thu được trong 1 năm; Kcv là TB tiền tệ cho vay trong 1 năm)

  • Giới hạn vận động: 0<z’<tỷ suất lợi nhuận bình quân.
  • Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi tức:

+ Tỷ suất lọi nhuận bình quân.

+ Tỷ lệ phân chia lợi nhuận bình quân thành lợi tức và lợi nhuận của nhà TB hoạt động.

+ Quan hệ cung cầu về TB cho vay.

Quảng Cáo

Câu 17: Phân tích sự hình thành chủ nghĩa tư bản độc quyền?

Trả lời: Sự tích tụ và tập trung sản xuất cao dẫn đến hình thành các tổ chức độc quyền.

  1. Nguyên nhân hình thành:

– Sự phát triển của lực lượng sản xuất dưới tác dụng của tiến bộ khoa học – kỹ thuật, làm xuất hiện những ngành sản xuất mới mà ngay từ đầu đã là những ngành có trình độ tích tụ cao. Đó là những xí nghiệp lớn, đòi hỏi những hình thức kinh tế tổ chức mới.

– Cạnh tranh tự do, một mặt, buộc các nhà tư bản phải cải tiến kỹ thuật, tăng quy mô tích luỹ; mặt khác, dẫn đến nhiều doanh nghiệp nhỏ, trình độ kỹ thuật kém hoặc bị các đối thủ mạnh hơn thôn tính, hoặc phải liên kết với nhau để đứng vững trong cạnh tranh. Vì vậy, xuất hiện một số xí nghiệp tư bản lớn nắm địa vị thống trị một ngành hay trong một số ngành công nghiệp.

– Khủng hoảng kinh tế làm cho nhiều xí nghiệp nhỏ và vừa bị phá sản; một số sống sót phải đổi mới kỹ thuật để thoát khỏi khủng hoảng, do đó thúc đẩy quá trình tập trung sản xuất. Tín dụng tư bản chủ nghĩa mở rộng, trở thành đòn bẩy mạnh mẽ thúc đẩy tập trung sản xuất.

– Những xí nghiệp và công ty lớn có tiềm lực kinh tế mạnh tiếp tục cạnh tranh với nhau ngày càng khốc liệt, khó phân thắng bại, vì thế nảy sinh xu hướng thỏa hiệp, từ đó hình thành các tổ chức độc quyền.

  1. Kết quả: Lúc đầu tư bản độc quyền chỉ có trong một số ngành, một số lĩnh vực của nền kinh tế. Hơn nữa, sức mạnh kinh tế của các tổ chức độc quyền cũng chưa thật lớn. Tuy nhiên, sau này, sức mạnh của các tổ chức độc quyền đã được nhân lên nhanh chóng và từng bước chiếm địa vị chi phối trong toàn nền kinh tế. Chủ nghĩa tư bản bước sang giai đoạn phát triển mới- chủ nghĩa tư bản độc quyền

Câu 18: Phân tích những đặc điểm chính trị-xã hội của giai cấp công nhân?

Trả lời:

Địa vị kinh tế- xã hội đã tạo cho giai cấp công nhân có những đặc điểm chính trị-xã hội mà những giai cấp khác không thể có được, đó là những đặc điểm cơ bản sau:

  • Thứ nhất, giai cấp công nhân là giai cấp tiên phong cách mạng vì họ là đại biểu cho phương thức sản xuất tiên tiến, gắn liền với những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại. Đó là giai cấp được trang bị bởi 1 lý luận khoa học, cách mạng và luôn đi đầu trong mọi phong trào cách mạng theo mục tiêu xóa bỏ xã hội cũ lạc hậu, xây dựng xã hội mới tiến bộ, nhờ đó có thể tập hợp được đông đảo các giai cấp tầng lớp khác vào phong trào cách mạng.
  • Thứ hai, giai cấp công nhân là giai cấp có tinh thần cách mạng triệt để nhất thời đại ngày nay. Trong cuộc cách mạng tư bản, giai cấp tư sản chỉ có tinh thần cách mạng trong thời kỳ đấu tranh chống chế độ phong kiến, còn khi giai cấp này đã giành được chính quyền thì họ quay trở lại bóc lột giai cấp công nhân, những giai cấp đã từng kề vai sát cánh với giai cấp này trong cuộc cách mạng dân chủ tư sản. Khác với giai cấp tư sản, giai cấp công nhân bị giai cấp tư sản bóc lột, có lợi ích cơ bản đối lập trực tiếp vì lợi ích của giai cấp tư bản. Điều kiện sống, điều kiện lao động trong chế độ TBCN đã chỉ cho họ thấy: họ chỉ có thể được giải phóng bằng cách giải phóng toàn bộ xã hội khỏi chế độ TBCN. Các tầng lớp trung đẳng là những nhà tiểu công nghiệp, tiểu thương, thợ thủ công và nông dân, tất cả đều đấu tranh chống giai cấp tư sản để cứu lấy sự sống còn của họ với tinh cách những tầng lớp trung đẳng. Cho nên họ không cách mạng mà bảo thủ.
  • Thứ ba, giai cấp công nhân là giai cấp có ý thức tổ chức kỷ luật cao. Giai cấp công nhân lao động trong nền sản xuất đại công nghiệp, với hệ thống sản xuất mang tính chất dây chuyền và nhịp độ làm việc khẩn trương buộc giai cấp này phải tuân theo. Tính tổ chức và kỷ luật cao của giai cấp này được tăng cường khi nó phát triển thành 1 lực lượng chính trị lớn mạnh, có tổ chức, được giác ngộ bởi 1 lý luận khoa học, cách mạng và tổ chức ra được chính đảng của nó- Đảng cộng sản.
  • Thứ tư, giai cấp công nhân là giai cấp có bản chất quốc tế. Chủ nghĩa Mác- Lenin cho rằng, giai cấp tư sản là 1 lực lượng quốc tế. Giai cấp tư sản không chỉ bóc lột giai cấp công nhân ở chính nước họ mà còn bóc lột giai cấp công nhân ở các nước thuộc địa. Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, sản xuất mang tính toàn cầu hóa TB của nước này có thể đầu tư sang nước khác là 1 xu thế khách quan. Nhiều sản phẩm không phải do 1 nước sản xuất ra mà là kết quả lao động của nhiều quốc gia. Vì thế, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân không chỉ diễn ra đơn lẻ ở từng doanh nghiệp, ở mooic quốc gia mà càng phải có sự gắn bó giữa phong trào công nhân các nước.

Câu 19: Phân tích những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa?

Trả lời: Những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa:

  • Được sáng tạo bởi nhân dân lao động và dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản, dân chủ XHCN đảm bỏ mọi quyền lực thuộc về nhân dân lao động. Vì vậy, dân chủ XHCN vừa mang bản chất giai cấp công nhân, vừa mang tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc.
  • Nền dân chủ XHCN có cơ sở kinh tế là chế độ công hữu về những TLSX chủ yếu của toàn xã hội, phù hợp với sự phát triển ngày càng cao của lực lượng sản xuất với khoa học công nghệ hiện đại nhằm thỏa mãn ngày 1 tốt hơn, đầy đủ hơn những nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân.
  • Trên cơ sở của sự kết hợp hài hòa lợi ích tập thể và lợi ích toàn xã hội, nền dân chủ XHCN có sức động viên thu hút mọi tiềm năng sáng tạo, tính tích cực xã hội của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng xã hội mới.
  • Dân chủ XHCN cần phải có những điều kiện tồn tại với tư cách là 1 nền dân chủ rộng rãi nhất trong lịch sử nhưng vẫn là nền dân chủ mang tính giai cấp. Trong nền dân chủ XHCN chuyên chính và dân chủ là 2 mặt, 2 yếu tố quy định lẫn nhau, bổ sung cho nhau đó là chuyên chính và dân chủ kiểu mới trong lịch sử.

Câu 20: Phân tích những nội dung cơ bản của quá trình xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa?

Trả lời: Nội dung cơ bản của quá trình xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa:

  • Nâng cao trình độ dân trí, hình thành đội ngũ trí thức của xã hội mới.
  • Trí tuệ khoa học và cách mạng là yếu tố quan trọng đối với công cuộc xây dựng CNXH. Do đó, nâng cao dân trí, đào tạo nguồn lao động có chất lượng và bồi dưỡng nhân tài, hình thành và phát triển đội ngũ XHCN vừa là nhu cầu lâu dài của sự nghiệp xây dựng CNXH và CNCS.
  • Xây dựng con người mới phát triển toàn diện. Con người mới XHCN được xây dựng là con người phát triển toàn diện. Đó là con ngườiười có tinh thần yêu nước chân chính và tinh thần quốc tế trong sáng, là con người có lối sống tinh nghĩa, có tính cộng đồng cao.
  • Xây dựng lối sống mới XHCN: Lối sống mới XHCN là 1 đặc trưng có tính nguyên tắc của xã hội XHCN và việc xây dựng lối sống mới tất yếu trở thành 1 nội dung của nền văn hóa XHCN. Lối sống mới XHCN được xây dựng, hình thành trên những điều kiện cơ bản của nó. Đó là chế độ công hữu về TLSX, trong đó sở hữu toàn dân giữ vai trò chủ đạo; nguyên tắc phân phối theo lao động, hệ tư tưởng khoa học và cách mạng giai cấp CN giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của xã hội.
  • Xây dựng gia đình văn hóa XHCN: Gia đình là 1 giá trị văn hóa của Xã hội. Văn hóa gia đình luôn gắn bó, tương tác với văn hóa cộng đồng dân tộc, giai cấp và tầng lớp xã hội trong mỗi thời kỳ lịch sử nhất địnhcủa mỗi quốc gia dân tộc nhất định. Gia đình văn hóa mới XHCN là gia đình được xây dựng, tồn tại và phát triển trên cơ sở giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, xóa bỏ những yếu tố lạc hậu, những tàn tích của chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến, TBCN, đồng thời tiếp thu những giá trị tiến bộ của nhân loại về gia đình. Gia đình văn hóa mới XHCN là gia đình tiến bộ, đánh dấu bước phát triển của các hình thức gia đình trong lịch sử nhân loại. Việc xây dựng gia đình văn hóa XHCN trở thành 1 nội dung quan trọng, thể hiện tính ưu việt của nền văn hóa XHCN.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here