Lý Luận Chung Về Nhà Nước Và Pháp Luật

0
13362
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Các bạn có thể tải Full đề cương bản pdf tại link sau: Lý Luận Chung Về Nhà Nước Và Pháp Luật

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]

Đề cương liên quan: Triết học 1Triết học 2

Câu 21: Trình bày phần giả định của quy phạm pháp luật. Kể tên các loại chế tài?

  • Giả định là 1 bộ phận của QPPL, nêu chủ thể pháp luật (cá nhân, tổ chức có khả năng được hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật), điều kiện, hoàn cảnh, tình huống mà chủ thể pháp luật gặp phải. Đây là phần pháp luật dự kiến, trù liệu có khả năng xảy ra trong cuộc sống nhằm điều chỉnh bằng pháp luật.
  • Bộ phận giả định có thể được chia thành 2 loại: giả định đơn giản và giả định phức tạp. Giả định đơn giản là giả định chỉ nêu 1 điều kiện, hoàn cảnh, tình huống mà chủ thể gặp phải. Giả định phức tạp nêu nhiều điều kiện, hoàn cảnh, tình huống mà chủ thể pháp luật có thể gặp phải.
  • Phân loại chế tài:
  • Tính chất, nội dung, đặc điểm của đối tượng được pháp luật bảo vệ bị xâm hại bởi hành vi vi phạm pháp luật:
  • Chế tài hình sự
  • Chế tài hành chính
  • Chế tài dân sự
  • Chế tài kỷ luật nhà nước
  • Mức độ dứt khoát trong mệnh lệnh của nhà nước về mức xử lý của nhà nước đối với chủ thể vi phạm pháp luật:
  • Chế tài cố định: xác định dứt khoát mức xử lý của nhà nước
  • Chế tài không cố định: quy định nhiều mức xử lý của nhà nước, còn mức nào do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định căn cứ vào từng vụ việc cụ thể.

Câu 22: Trình bày phần quy định của quy phạm pháp luật. Kể tên các loại chế tài?

  • Quy định là bộ phận quan trọng nhất của QPPL, không thể thiếu đi trong QPPL vì quy định nêu lên quy tắc xử sự bắt buộc đối với những chủ thể dự kiến trong phần giả định.
  • Phần quy định chính là phần nêu lên cách thức xử sự, trực tiếp thể hiện ý chí của nhà nước, đồng thời là mệnh lệnh của nhà nước cho nên nó có tính chất bắt buộc phải tuân theo. Do vậy, phần này phải được quy định rõ ràng, tránh quy định mập mờ, tối nghĩa, chung chung dẫn đến khó thực hiện, không tuân thủ.
  • Phân loại chế tài:
  • Tính chất, nội dung, đặc điểm của đối tượng được pháp luật bảo vệ bị xâm hại bởi hành vi vi phạm pháp luật:
    • Chế tài hình sự
    • Chế tài hành chính
    • Chế tài dân sự
    • Chế tài kỷ luật nhà nước
  • Mức độ dứt khoát trong mệnh lệnh của nhà nước về mức xử lý của nhà nước đối với chủ thể vi phạm pháp luật:
  • Chế tài cố định: xác định dứt khoát mức xử lý của nhà nước
  • Chế tài không cố định: quy định nhiều mức xử lý của nhà nước, còn mức nào do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định căn cứ vào từng vụ việc cụ thể.

Câu 23: Định nghĩa văn bản quy phạm pháp luật. Đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật.

  • Văn bản QPPL là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục nhất định, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội.
  • Đặc điểm:
  • Chỉ do chủ thể có thẩm quyền ban hành hoặc hối hợp ban hành.
  • Được ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục luật định.
  • Có nội dung gồm các QPPL (hay các quy tắc) mang tính chất bắt buộc chung.
  • Điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản.
  • Được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh vật chất và sức mạnh tinh thần, trong đó có sức mạnh cưỡng chế.
  • Được thực hiện nhiều lần trong thực tế đời sống nhà nước và đời sống xã hội.

Câu 24: Các loại văn bản luật: Tên gọi? Trình tự ban hành?

  • Các loại văn bản luật:
  • Hiến pháp: là luật cơ bản của nhà nước, quy định những vấn đề quan trọng nhất và cơ bản nhất của đất nước.
  • Bộ luật, luật.
  • Nghị quyết có chứa đựng các QPPL của Quốc hội.
  • Trình tự ban hành:
  • Lập chương trình xây dựng luật
  • Soạn thảo luật
  • Thẩm tra các dự án luật
  • Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến về dự án luật
  • Thảo luận, tiếp thu, chỉnh lý và thông qua dự án luật
  • Công bố luật

Câu 25: Các văn bản dưới luật?

  • Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương MTTQ Việt Nam.
  • Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
  • Nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương MTTQ VN.
  • Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
  • Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao.
  • Thông tư của Chánh án TAND tối cao; thông tư của Viện trưởng VKSND tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; thông tư liên tịch giữa Chánh án TAND tối cao với Viện trưởng VKSND tối cao; thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao; quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước.
  • Nghị quyết của HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
  • Quyết định của UBND cấp tỉnh.
  • Văn bản QPPL của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.
  • Nghị quyết của HĐND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc TƯ.
  • Quyết định của UBND cấp huyện.
  • Nghị quyết của HĐND xã, phường, thị trấn.
  • Quyết định của UBND cấp xã.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here