Lý Luận Chung Về Nhà Nước Và Pháp Luật

0
13360
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Các bạn có thể tải Full đề cương bản pdf tại link sau: Lý Luận Chung Về Nhà Nước Và Pháp Luật

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]

Đề cương liên quan: Triết học 1Triết học 2

Invalid URL for PDF Viewer

Câu 6: Hình thức nhà nước là gì? Trình bày chế độ chính trị?

Chế độ chính trị là toàn bộ các phương pháp, thủ đoạn, cách thức mà giai cấp thống trị sử dụng để thực hiện quyền lực Nhà nước của mình.

  • Giai cấp thống trị sử dụng 2 phương pháp chính:
  • Phương pháp dân chủ: tổ chức bộ máy nhà nước bằng cách bầu cử tự do, bình đẳng, mở rộng quyền tự do dân chủ cho nhân dân.
  • Phương pháp phản dân chủ: tổ chức, thực hiện quyền lực nhà nước bằng các biện pháp phản dân chủ như lừa dối, hạn chế quyền tự do dân chủ, sử dụng bạo lực 1 cách phi pháp…

Câu 7: Định nghĩa pháp luật? Trình bày tính giai cấp của pháp luật?

  • Pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và là công cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội phát triển phù hợp với lợi ích của giai cấp mình.
  • Tính giai cấp:
  • Pháp luật ra đời, tồn tại, phát triển trong điều kiện có giai cấp và phục vụ lợi ích của giai cấp thống trị. Pháp luật luôn luôn phản ánh ý chí nhà nước của giai cấp thống trị. Nhờ nắm trong quyền lực nhà nước, giai cấp thống trị mới có thể thông qua nhà nước để hợp pháp hóa ý chí của mình thành ý chí nhà nước và ý chí đó được cụ thể hóa thành những quy phạm pháp luật.
  • Tính giai cấp còn được thể hiện ở mục đích điều chỉnh của pháp luật. Pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội quan trọng nhất theo ý chí và phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị. Trong xã hội có giai cấp, pháp luật là phương tiện hữu hiệu để điều chỉnh các quan hệ giai cấp để bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị.

Câu 8: Trình bày mối quan hệ giữa pháp luật và kinh tế?

  • Pháp luật lệ thuộc vào kinh tế vì kinh tế là nguồn gốc phát sinh pháp luật; quan hệ kinh tế là nội dung của pháp luật; cơ cấu kinh tế quyết định cơ cấu của hệ thống pháp luật; tính chất quan hệ kinh tế trước hết là quan hệ sở hữu đối với TLSX và sản phẩm lao động xã hội, quyết định tính chất của pháp luật. Bởi vì lệ thuộc vào kinh tế nên nội dung và hình thức của pháp luật luôn phản ánh đúng trình độ phát triển kinh tế, phù hợp với trình độ phát triển kinh tế.
  • Pháp luật cũng tác động trở lại kinh tế: nếu nội dung và hình thức của pháp luật phản ánh đúng trình độ phát triển kinh tế, thể hiện được ý chí và lợi ích của lực lượng tiến bộ trong xã hội thì pháp luật sẽ tác động tích cực tới kinh tế; ngược lại thì pháp luật sẽ tác động tiêu cực tới kinh tế.

Câu 9: Trình bày mối quan hệ giữa pháp luật và chính trị?

  • Chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế. Đường lối chính trị, trước hết thể hiện ở các chính sách kinh tế mà các chính sách kinh tế đó muốn biến thành hiện thực phải thông qua pháp luật, bằng pháp luật. Cho nên, đường lối, chính sách của giai cấp thống trị là cơ sở và nội dung cơ bảo của pháp luật, còn pháp luật là phương tiện quan trọng nhất thực hiện đường lối, chính sách của giai cấp thống trị.
  • Chính trị là quan hệ giữa các giai cấp liên quan tới việc giành và thực thi quyền lực nhà nước, do đó, pháp luật còn là công cụ có hiệu lực nhất để điều tiết các quan hệ giai cấp phù hợp với ý nguyện, lợi ích của giai cấp thống trị.
  • Chính trị còn là hoạt động quản lý của nhà nước bằng pháp luật, là hoạt động của nhân dân tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội theo pháp luật, bởi thế pháp luật đã trở thành công cụ chủ yếu, có hiệu lực nhất để nhà nước và nhân dân quản lý xã hội.

Câu 10: Đặc điểm chung của kiểu pháp luật bóc lột là gì?

Nhà nước chủ nô, nhà nước phong kiến và nhà nước tư sản là những kiểu nhà nước bóc lột. Trong đó, giai cấp bóc lột thường chiếm số ít và tiểu số thường tước đoạt lợi ích và quyền lợi của đa số.

  • Đặc điểm:
  • Đều là các quy tắc xử sự do nhà nước bóc lột ban hành hoặc thừa nhận, trực tiếp thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp bóc lột chiếm thiểu số trong xã hội.
  • Là những công cụ có hiệu lực nhất để thực hiện sự thống trị của giai cấp bóc lột đối với giai cấp bị bóc lột.
  • Đó là kiểu pháp luật hà khắc thể hiện thông qua các quy định khắt khe, hình phạt nặng nề, dã man đối với người xâm phạm trật tự của nhà nước và trật tự xã hội.
  • Hệ thống pháp luật không bình đẳng giữa các giai cấp khác nhau trong xã hội (giai cấp thống trị mâu thuẫn với các giai cấp khác), ưu tiên phục vụ lợi ích của giai cấp thống trị.
  • Trong lịch sử, các quy định pháp luật của nhà nước bóc lột có 1 phần không nhỏ dựa vào tập quán pháp và tiền lệ pháp. Do đó, pháp luật bóc lột được áp dụng 1 cách tùy tiện để có lợi cho giai cấp bóc lột.
  • Pháp luật của nhà nước bóc lột dựa trên chế độ tư nhân về sở hữu TLSX và sản phẩm lao động.

Quảng Cáo

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here