Đường Lối Cách Mạng Của Đảng

0
13227
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Câu 6: Phân tích những đặc điểm của cơ chế kế hoạch hóa tập chung quan liêu bao cấp?

Trước thời kỳ đổi mới, cơ chế quản lý kinh tế ở nước ta là cơ chế kế hoạch hóa tập trung với những đặc điểm chủ yếu sau:

  1. Thứ nhất, nhà nước quản lí nền kinh tế chủ yếu chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính dựa trên hệ thống chi tiêu pháp lệnh chi tiết từ trên xuống dưới. Nhà nước giao chỉ tiêu kế hoạch, cấp phát vốn, vật tư cho doanh nghiệp còn doanh nghiệp hoạt động trên cơ sở các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và giao nộp sản phẩm cho nhà nước. Lỗ thì nhà nước bù, lãi thì nhà nước thu.
  2. Thứ hai, các cơ quan hành chính can thiệp quá sâu vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp nhưng lại không chịu trách nhiệm gì về vật chất đối với các quyết định của mình. Những thiệt hại vật chất do các quyết định không đúng gây ra thì ngân sách nhà nước phải gánh chịu.
  3. Thứ ba, quan hệ hàng hóa – tiền tệ bị coi nhẹ, chỉ là hình thức, quan hệ hiện vật là chủ yếu. Nhà nước quản lí kinh tế thong qua chế dộ “cấp phát – giao nộp”. Hạch toán kinh tế chỉ là hình thức.
  4. Thứ tư, bộ máy quản lí cồng kềnh, nhiều cấp trung gian vừa kém năng động vừa sinh ra dội ngũ quản lí kém năng lực, phong cách cửa quyền, quan lieu nhưng lại được hưởng quyền lợi cao hơn người lao.

 

Câu 7: Trình bày quan điểm xây dựng hệ thống chính trị của đảng ta

Quan điểm xây dựng hệ thông chính trị của đảng ta

  • Một là, kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, đồng thời từng bước làm đổi mới chính trị, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, đồng thời từng bước đổi mới hệ thống chính trị
  • Hai là, đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị không phải là hạ thấp hoặc thay đổi bản chất nó, mà là nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, làm cho hệ thống chính trị hoạt động năng động hơn, có hiểu quả hơn, phù hợp với đường lối đổi mới toàn diện, đồng bộ đất nước; đặc biệt là phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, của sự công nghiệp hóa hiện đại hóa gắn với kinh tế tri thức, với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
  • Ba là, đổi mới hệ thống chính trị một cách toàn diện, đồng bộ, có kế thừa, có bước đi hình thức và cách làm phù hợp
  • Bốn là, đổi mới mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành của hệ thống chính trị với nhau và với xã hội, tạo ra sự vận động cùng chiều của cả hệ thống thúc đẩy xã hội phát triển

Câu 8: Trình bày nội dung cơ bản của bản Đề cương văn hóa VN năm 1943?

  • Trong quá trình vận động CM giành chính quyền, năm 1943 Ban thường vụ Trung ương Đảng họp tại Võng La (Đông Anh, Phú Yên) đã thông qua bản Đề cương văn hosaVN do đồng chí Trường Chinh trực tiếp dự thảo.
  • Đề cương văn hóa VN xác định văn hóa là một trong ba mặt trận: kinh tế, chính trị, văn hóa của CM Việt Nam.
  • Bản đề cương đề ra 3 nguyên tắc của nên văn hóa mới là Dân tộc- Khoa học- Đại chúng.
  • Bản đề cương đã xác định khái niệm văn hóa bao gồm cả tư tưởng, học thuật và nghệ thuật, những vấn đề cơ bản của đời sông tinh thần xã hội
  • Bản đề cương khẳng định văn hóa mới VN có tính chất dân tộc về hình thức và tân dân chủ về nội dung.
  • Tóm lại: Bản đề cương văn hóa VN năm 1943 là Cương lĩnh đầu tiên về văn hóa. Bản đề cương đó đã khẳng định văn hóa ngang tầm với kinh tế và chính trị.

 

Câu 9: Trình bày chủ trương của Đảng về giải quyết các vấn đề xã hội thời kỳ trước đổi mới?

  • Giai đoạn 1945-1954: Các vấn đề xã hội được giải quyết trong mô hình dân chủ nhân dân:

+ Chính phủ có chủ trương và hướng dẫn để các tầng lớp nhân dân chủ động và tự tổ chức giải quyết các vấn đề xã hội của chính mình

+ Chính sách tăng gia sản xuất nhằm tự cấp tự túc, chủ trương tiết kiệm, đồng cam cộng khổ trở thành phong trào rộng rãi, từ cơ quan chính phủ đến bộ đội, dân chúng, được coi trọng như đánh giặc.

Quảng Cáo

+ Khuyến khích mọi thành phần xã hội phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường. Thực hiện chính sách điều hoà lợi ích giữa chủ và thợ

  • Giai đoạn 1955-1975: Các vấn đề xã hội được giải quyết theo mô hình chủ nghĩa xã hội kiểu cũ, trong hoàn cảnh chiến tranh. Chế độ phân phối về thực chất là theo chủ nghĩa bình quân. Nhà nước và tập thể đáp ứng nhu cầu xã hội thiết yếu bằng chế độ bao cấp tràn lan dựa vào viện trợ.
  • Giai đoạn 1975-1985: Các vấn đề xã hội được giải quyết theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu bao cấp, trong hoàn cảnh đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế xã hội nghiêm trọng, nguồn viện trợ giảm dần, bị bao vây, cô lập, cấm vận

Câu 10: Trình bày phương châm đối ngoại của Đảng thời kỳ đổi mới?

  • Đại hội VII của Đảng (6/1991) xác định phương châm đối ngoại là: “VN muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”.
  • Đại hội IX của Đảng (2001) xác định phương châm đối ngoại là: “VN sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”.
  • Đại hội XI (2011) được bổ sung, phát triển theo phương châm chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, hình thành đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước VN XHCN giàu mạnh.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here