Đề Cương Môn Bảo Hiểm

0
10716
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Đề Cương Bảo Hiểm

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected] 

Tổng hợp các đề cương hiện có của Đại Học Hàng Hải: Đề Cương VIMARU 

Tải ngay đề cương bản PDF tại đây: BẢO HIỂM

Đề cương liên quanLUẬT BẢO HIỂM


Câu 41: Trình bày nội dung, đk bảo hiểm AR – ICC 1963?

Chịu trách nhiệm bồi thường cho các tổn thất và chi phí sau:
– Tổn thất toàn bộ vì thiên tai, tai nạn bất ngờ ngoài biển.
– Dỡ hàng ở cảng lánh nạn với điều kiện là tổn thất riêng.
– Tổn thất bộ phận vì thiên tai, tai nạn bất ngờ không giới hạn ở 4 rủi ro chính và khi dỡ hàng tại cảng lánh nạn
– Mất nguyên kiện hàng trong khi xếp dỡ, chuyển tải.
– Chi phí đóng góp tổn thất chung.
– Chi phí cứu nạn cho bản thân lô hàng đó.
– Chi phí tại cảng lánh nạn hay bến ghé bao gồm chi phí xếp dỡ, lưu kho và gửi tiếp hàng về cảng đích nếu là tổn thất riêng.
– Chi phí đề phòng hạn chế tổn thất khi tổn thất đã xảy ra.
– Chi phí tố tụng, khiếu nại và chi phí giám định do rủi ro được bảo hiểm.
Ngoài ra còn mở rộng bảo hiểm thêm cho tất cả các rủi ro phụ. Không đề cập tới mức miễn thường, trách nhiệm chứng minh tổn thất là của người bảo hiểm.

Quảng Cáo

Câu 42: So với các đk khác của ICC 1963, phí bảo hiểm của đk AR cao hay thấp? Tại sao?

Trong các đk BH cơ bản của ICC 1963 thì phí BH của đk AR ở mức cao nhất. Vì ngoài nh tổn thất và chi phí của đk FPA và WA phải chịu trách nhiệm bồi thường như:
– Tổn thất toàn bộ vì thiên tai, tai nạn bất ngờ ngoài biển.
– Dỡ hàng ở cảng lánh nạn với điều kiện là tổn thất riêng.
– Tổn thất bộ phận vì thiên tai, tai nạn bất ngờ không giới hạn ở 4 rủi ro chính và khi dỡ hàng tại cảng lánh nạn
.- Mất nguyên kiện hàng trong khi xếp dỡ, chuyển tải.
– Chi phí đóng góp tổn thất chung.
– Chi phí cứu nạn cho bản thân lô hàng đó.
– Chi phí tại cảng lánh nạn hay bến ghé bao gồm chi phí xếp dỡ, lưu kho và gửi tiếp hàng về cảng đích nếu là tổn thất riêng.
– Chi phí đề phòng hạn chế tổn thất khi tổn thất đã xảy ra.
– Chi phí tố tụng, khiếu nại và chi phí giám định do rủi ro được bảo hiểm.
Ngoài ra còn mở rộng bảo hiểm thêm cho tất cả các rủi ro phụ. Không đề cập tới mức miễn thường, trách nhiệm chứng minh tổn thất là của người bảo hiểm.

Câu 43: Trình bày nội dung điều kiện bảo hiểm C- ICC 1/1/1982?

Chịu trách nhiệm về tổn thất về hàng hóa gây ra bởi:
– Cháy hoặc nổ
– Tàu hoặc xà lan bị mắc cạn, chìm đắm hặc lật úp
– Phương tiện vận chuyển trên bộ bị lật đổ hay trật bánh
– Đâm va vào bất kỳ vật thể gì trừ nước
– Dỡ hàng tại cảng có nguy hiểm, cảng lánh nạn.
– Ném hàng xuống biển.
– Hy sinh tổn thất chung và chi phí cứu nạn.
– Hàng hóa đc bảo hiểm bị mất do tàu hoặc phương tiện chở hàng bị mất tích.

Câu 44: So với các đk khác của ICC 1982, phí bảo hiểm của đk C cao hay thấp? tại sao?

Trong các đk BH cơ bản theo ICC 1982, phí BH của đk C là thấp nhất so với phí bảo hiểm của đk B và A.
*Vì đk C chỉ chịu trách nhiệm về tổn thất về hàng hóa gây ra bởi:
– Cháy hoặc nổ
– Tàu hoặc xà lan bị mắc cạn, chìm đắm hặc lật úp
– Phương tiện vận chuyển trên bộ bị lật đổ hay trật bánh
– Đâm va vào bất kỳ vật thể gì trừ nước
– Dỡ hàng tại cảng có nguy hiểm, cảng lánh nạn.
– Ném hàng xuống biển.
– Hy sinh tổn thất chung và chi phí cứu nạn.
– Hàng hóa đc bảo hiểm bị mất do tàu hoặc phương tiện chở hàng bị mất tích.
*Đk B còn mở rộng thêm cho các tổn thất về hàng hóa gây ra bởi:
– Mất nguyên kiện do rơi khỏi tàu hoặc trong khi xếp dỡ hay chuyển tải.
– Nước biển, sông hồ trên hành trình xâm nhập vào phương tiện chuyên chở.
– Các thiên tai khác như động đất, núi lửa, sét đánh.
*Đk A chịu trách nhiệm về mọi rủi ro, tổn thất xảy ra cho đối tượng bảo hiểm với 7 loại trừ chung và 3 loại trừ riêng.

Câu 45: Trình bày nội dung đk bảo hiểm B – ICC 1982?

Chịu trách nhiệm về những tổn thất cho hàng hóa gây ra bởi:
– Cháy hoặc nổ
– Tàu hoặc xà aln bị mắc cạn, chìm đắm hặc lật úp
– Phương tiện vận chuyển trên bộ bị lật đổ hay trật bánh
– Đâm va vào bất kỳ vật thể gì trừ nước
– Dỡ hàng tại cảng có nguy hiểm, cảng lánh nạn.
– Mất nguyên kiện do rơi khỏi tàu hoặc trong khi xếp dỡ hay chuyển tải.
– Ném hàng xuống biển, nước cuốn trôi.
– Nước biển, sông hồ trên hành trình xâm nhập vào phương tiện chuyên chở.
– Hy sinh tổn thất chung và chi phí cứu nạn.
– Các thiên tai khác như động đất, núi lửa, sét đánh.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here