Đề Cương Môn Bảo Hiểm

0
10733
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Đề Cương Bảo Hiểm

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected] 

Tổng hợp các đề cương hiện có của Đại Học Hàng Hải: Đề Cương VIMARU 

Tải ngay đề cương bản PDF tại đây: BẢO HIỂM

Đề cương liên quanLUẬT BẢO HIỂM


Câu 21: Chấm dứt hợp đồng và các trg hợp chấm dứt hợp đồng bảo hiểm?

Hợp đồng bảo hiểm chấm dứt trong các trường hợp sau:
– Hợp đồng đã được hoàn thành: Tổn thất đã xảy ra và bảo hiểm đã bồi thường.
– Người bảo hiểm giải thể, phá sản.
– Không còn tồn tại rủi ro: Đối tượng bị tổn thất toàn bộ do sự cố không được bảo hiểm.
– Hợp đồng bị huỷ bỏ do hai bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc theo thoả thuận.

Quảng Cáo

Câu 22: Thế nào là rủi ro mắc cạn, chìm đắm đc bảo hiểm?

– Mắc cạn: Là hiện tượng đáy tàu sát liền với đáy biển hay với một vật thể bất kỳ nào khác làm cho tự bản thân con tàu không thể hành trình được nữa, thường phải nhờ tới một ngoại lực hay hành động bất bình thường mới thoát khỏi cạn.
– Chìm đắm: Là hiện tượng phương tiện chuyên chở chìm hẳn xuống nước đáy tàu chạm đáy biển làm cho tàu không thể chạy được và hành trình coi như bị chấm dứt. Nếu còn bập bềnh trên mặt nước có thể dắt về bến để cứu chữa thì không được coi là đắm. Nếu chưa chìm hẳn do tàu chở hàng có tính nổi thì vẫn được coi là đắm.

Câu 23: Thế nào là rủi ro đâm va, cháy nổ đc bảo hiểm?

– Đâm va: Là hiện tượng phương tiện vận chuyển va chạm với các vật thể chuyển động hay cố định khác.
– Cháy: Là hiện tượng ôxy hóa hàng hóa có tỏa nhiệt lượng cao. Cháy do nhiều nguyên nhân, bảo hiểm chỉ bồi thường cháy do các nguyên nhân khách quan. Hàng bốc cháy tự phát không thuộc trách nhiệm của bảo hiểm trừ trường hợp chủ hàng chứng minh được đã xếp hàng thích hợp đảm bảo thoáng hơi, thông gió… mà vẫn cháy.

Câu 24: Thế nào là rủi ro hành vi phi pháp của thủy đoàn, vứt hang?

– Hành vi phi pháp của thuyền trưởng và thuỷ thủ: Bao hàm ý đồ xảo trá, lừa gạt, phạm pháp, không bao gồm những sai lầm về cách xét đoán, giải quyết vấn đề hay do bất cẩn. Nếu các hành vi trên làm theo lệnh của chủ tàu hoặc chủ tàu biết mà không ngăn chặn thì không được bồi thường.
-Vứt hàng xuống biển: Là hành động ném hàng hóa hoặc một phần thiết bị của tàu xuống biển để làm nhẹ tàu hay cứu tàu khi gặp nạn. Vứt hàng xuống biển phải theo tuần tự hàng trên boong trước hàng dưới hầm sau.
Hàng bị nước cuốn trôi bị rơi xuống biển … cũng được coi là vứt hàng xuống biển.
Hàng bị vứt xuống biển vẫn thuộc quyền sở hữu của chủ hàng chỉ được bồi thường các chi phí liên quan.
Hàng vứt xuống biển không nhằm mục đích cứu vãn các quyền lợi còn lại thì không được bảo hiểm theo rủi ro này.

Câu 25: Thế nào là rủi ro mất tích, mất cắp?

– Mất tích: Là hiện tượng khi một con tàu không đến cảng đã quy định và sau một khoảng thời gian hợp lý không nhận được tin về con tàu đó thì coi như tàu đã mất tích. Thông thường người ta quy định khoảng thời gian hợp lý đó không quá ba lần thời gian thực hiện hành trình nhưng không dưới 2 tháng và không nhiều hơn 6 tháng. Nếu có chiến tranh có thể kéo dài hơn và khi đủ điều kiện thời gian hợp lý vẫn không có tin tức về tàu thì chủ tàu và chính quyền cảng có thể tuyên bố tàu mất tích.
– Mất cắp: Bao hàm mất nguyên kiện hoặc bị cậy phá bao bì, là hành động ăn cắp có tính chất bí mật.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here