Đề Cương Môn Bảo Hiểm

0
10640
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Đề Cương Bảo Hiểm

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected] 

Tổng hợp các đề cương hiện có của Đại Học Hàng Hải: Đề Cương VIMARU 

Tải ngay đề cương bản PDF tại đây: BẢO HIỂM

Đề cương liên quanLUẬT BẢO HIỂM


Câu 56: Thời hạn hiệu lực của hợp đồng hàng hóa XNK?

Trách nhiệm của người bảo hiểm có hiệu lực từ khi hàng rời kho chứa hàng tại địa điểm ghi trong hợp đồng bảo hiểm để bắt đầu vận chuyển cho tới khi hàng đến kho của người nhận có thể là:
– Kho đã ghi trong hợp đồng bảo hiểm.
– Bất kỳ một kho nào khác mà người nhận sử dụng kể cả kho mà hàng được gửi nhầm tới.
– Hết hạn 60 ngày sau khi hoàn thành việc dỡ hàng tại cảng dỡ hàng cuối cùng ghi trên hợp đồng bảo hiểm.
Về thời gian không được chậm trễ một cách bất hợp lý như do đi chệch hướng, thay đổi hành trình, buộc phải dỡ hàng ở dọc đường. Nếu chậm trễ phải báo ngay cho bảo hiểm.
Về phương tiện chuyên chở phải thông dụng phù hợp với hàng và luật lệ tập quán quốc tế.

Quảng Cáo

Câu 57: Những chứng từ cần cung cấp cho công tác giám định hàng hóa bị tổn thất?

Khi hàng hóa bị tổn thất chủ hàng phải lập hồ sơ yêu cầu giám định gửi cho bảo hiểm gồm các chứng từ sau:
– Đơn yêu cầu giám định nói rõ những nghi vấn, tình trạng hàng bị tổn thất, nguyên nhân xảy ra, địa điểm và ngày giờ giám định.
– Vận đơn đường biển.
– Đơn bảo hiểm.
– Hóa đơn mua hàng.
– Giấy chứng nhận phẩm chất hoặc bảng kê chi tiết hàng hóa.
– Giấy chứng nhận đóng gói và kiểm đếm hàng hóa.
– Biên bản kết toán hàng với tàu.
– Giấy chứng nhận hàng hư hỏng đổ vỡ.
– Báo cáo hải sự và trích yếu nhật ký hàng hải.
– Thư khiếu nại người thứ ba có lỗi gây tổn thất cho hàng hóa.

Câu 58: Các phương pháp giám định hàng hóa bị tổn thất?

– Phương pháp cảm quan: là phương pháp giám định mức độ tổn thất bằng các giác quan con người. Là phương pháp đơn giản đòi hỏi cán bộ giám định có kinh nghiệm lành nghề,
– Phương pháp điều tra chọn mẫu: Là phương pháp áp dụng toán xác suất thống kê, lấy ra một số ít hàng hóa có tính chất điển hình để xác định mức độ tổn thất và kết luận đánh giá chung cho cả lô hàng.
– Phương pháp đo lường tính toán: Là phương pháp dùng máy móc, trang thiết bị đo lường để kiểm tra, khối lượng và chất lượng của hàng hóa. Phương pháp này đảm bảo chính xác nhưng mất thời gian, công sức và tốn kém.

Câu 59: Tổ chức giám định hàng hóa bị tổn thất?

Căn cứ vào hồ sơ yêu cầu giám định, người bảo hiểm dựa vào 3 yếu tố: Hàng bị tổn thất đã tham gia bảo hiểm, thời hạn bảo hiểm con hiệu lực và tổn thất có thể do rủi ro được bảo hiểm gây ra để quyết định tổ chức công tác giám định.
Trình tự các bước tổ chức được tiến hành như sau:
– Xác định địa điểm và thời gian giám định.
– Xác định phương pháp giám định cho phù hợp
– Cử hoặc mời giám định viên tham gia.
– Mời các bên liên quan tham gia chứng kiến (chủ hàng, chủ tàu, cảng).
Khi tiến hành giám định cần thực hiện các bước sau:
– Kiểm tra bao bì hàng hóa: Ký mã hiệu, chất lượng bao bì, cách đóng gói, các dấu vết cậy phá, lây bẩn.
– Kiểm tra hàng hóa: Cách xếp sắp, chèn lót hàng trong hầm tàu, trong bao bì, tính chất của hàng hóa, mô tả dấu vết hiện tượng hư hại bên ngoài như bị ướt, mốc, mối mọt, vỡ, mất màu …
– Xác định mức độ và phân loại tổn thất cùng các chi phí hạn chế tổn thất liên quan (cứu vớt, chỉnh lý, tu sửa, đóng gói lại…)
– Xác định nguyên nhân tổn thất.
– Lập biên bản giám định ghi kết quả giám định và các nhân chứng, người đối tịch cùng giám sát.

Câu 60: Những chứng từ trong bộ hồ sơ yêu cầu bồi thường hàng hóa bị tổn thất?

Muốn được bồi thường hàng hóa được bảo hiểm bị tổn thất chủ hàng phải làm hồ sơ yêu cầu bồi thường gồm các chứng từ như trong hồ sơ yêu cầu giám định còn kèm thêm biên bản giám định và các tài liệu liên quan cần thiết khác nếu có.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here