Xốp Xơ Tai (Ostosclerosis)

0
2185
Xốp Xơ Tai (Ostosclerosis)
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Xốp Xơ Tai (Ostosclerosis)

1 ĐỊNH NGHĨA XỐP XƠ TAI:

Xốp xơ tai (XXT) là 1 tình trạng tổn thương ở bao xương mê đạo và xương con gây nên điếc tăng dần do sự cứng dính từ từ xương bàn đạp vào cửa sổ bầu dục.

-Thường gặp vùng cửa sổ bầu dục, cực trước vùng khớp bàn đạp tiền đình. -Có thể gặp: ụ nhô, ống fallop, lòng bao xương mê đạo.

-Hiếm gặp ở vùng cửa sổ tròn.

2 DỊCH TỄ HỌC XỐP XƠ TAI:

– Yếu tố gia đình và di truyền.

– Nữ nhiều hơn Nam.

– Liên quan thai kỳ.

Quảng Cáo

– Thường gặp ở lứa tuổi 20- 30.

3 TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN XỐP XƠ TAI:

* BỆNH SỬ:

-Nghe kém 1 bênvà ù tai cùng bên.

-Từ từ điếc nặng hơn,kèm ù tai liên tục,sau đó điếc đặc.

* LÂM SÀNG XỐP XƠ TAI: 4 giai đoạn.

Giai đoạn 1:

-Bệnh nhân khai bệnh vì nghe kém 1 bên và bị ù tai cùng bên,ít khi bị chóng mặt.

-Khám lâm sàng:

– Màng nhĩ bình thường

– Đôi khi màng nhĩ rất mỏng,cho thấy vết sung huyết xuyên qua màng nhĩ nơi góc sau trên vùng cửa sổ bầu dục(dấu Schwantze).

– Đo thính lực âm đơn bị điếc dẫn truyền 15-20 Decibel

– Thính đồ nằm chéo lên trên nơi tần số cao (800 hz)

– Nhĩ lượng đồ bình thường kiểu A.

– Phản xạ cơ bàn đạp chưa hẳn mất nhưng còn hiện tượng ON- OFF.hai gai nhọn lúc bắt đầu.

Giai đoạn 2:

– Bênh nhân điếc nặng hơn, ù tai liên tục.

– Màng nhĩ bình thường.

– Thính lực đồ= Điếc dẫn truyền: 35-45 Decibel (cốt đạo và khí đạo nằm ngang).

– Nhĩ lượng đồ bình thường kiểu A.

– Phản xạ cơ bàn đạp mất hẳn.

– Có thể bị điếc dẫn truyền nơi đối diện.

Giai đoạn này nên phẫu thuật khi bị điếc 35 db.

Giai đoạn 3:

– Các enzym khối xốp xơ tai lan rộng, bao đặc đế xương bàn đạp và có tính cách lan vào tai trong dẫn tới bị điếc hỗn hợp.

– Đường khí đạo và cốt đạo chúc xuống nơi tần số 8.000 làm mất thính lực 70 db.
– Nhĩ lượng đồ bình thường kiểu A.

– Phản xạ cơ bàn đạp mất hẳn bên mắc bệnh và màng nhĩ vẫn bình thường.

– Phẫu thuật trong giai đoạn này có thể giúp bệnh nhân nghe lại tần số thấp và mất khoảng 70db ở tần số cao 8oo và triệu chứng ù tai vẫn tiếp tục.

Giai đoạn 4 (Phẫu thuật không kết quả).

– Bệnh nhân điếc hổn hợp.

– <<Teo mê nhĩ >>

– Đường cốt đạo giảm > 40db ở tần số 1.000Hz.

– Các đường dẫn truyền bị mất ờ tần số 4.0000Hz .

* CẬN LÂM SÀNG:

– Diễn tiến thính lực đồ:

Thính lực đồ trong bệnh Xốp xơ tai diễn tiến qua bốn giai đoạn (M.Aubry):

o Giai đoạn I: là giai đoạn “tổn thương dẫn truyền đơn thuần” (transmissionnelle pure) với khuyết Carhart, đường cốt đạo đi lên ở các tần số cao (hình 13).

Xốp Xơ Tai (Ostosclerosis)

o Giai đoạn II: là giai đoạn “tổn thương trước mê nhĩ’ (pré-labyrinthique) với đường khí đạo giảm trung bình 40dB, đường cốt đạo không đi lên sau tần số 2000Hz (hình 17).

Xốp Xơ Tai (Ostosclerosis)

o Giai đoạn III: là giai đoạn “có tổn thương mê nhĩ’ (labyrinthique confìrmée) với đường khí đạo giảm ở các tần số cao, đường cốt đạo giảm

Xốp Xơ Tai (Ostosclerosis)

– X Quang:

Tư thế Schuller: có giá trị để chẩn đoán loại trừ các bệnh lý xương chũm khác.

– CTScanner :

Thấy sự vôi hóa đế xương bàn đạp (khoảng cách đế xương bàn đạp ngắn lại là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán xốp xơ tai).

  1. ĐIỀU TRỊ:

* Nội khoa :

– Muc dich: Làm chậm sự tiến triển của bệnh xốp xơ tai (không cải thiện

được điếc).

– Chỉ định:

  • Xốp xơ tai ốc tai đơn thuần.
  • Xốp xơ tai không có chỉ định phẫu thuật hoặc bệnh nhân không chịu phẫu thuật.
  • Xốp xơ tai đang tiến triển với dấu hiệu Schwartz .
  • Các trường hợp ù tai, chóng mặt trước và sau khi can thiệp phẫu thuật tai.

– Thuốc:

Fluorure de sodium : 40 – 60 mg/1 ngày trong 1-2 năm.

Gluconate de calcium 0,5 mg x 2 -> 3 lần trong ngày.

Vitamin D : 400 UI x 2 -> 3 lần trong ngày.

*Điều trị ngoại khoa

Ba kỹ thuật chính :

Lấy toàn bộ xương bàn đạp.

Cắt bán phần đế bàn đạp.

Mở lỗ đế bàn đạp.

*Kháng sinh :

+Có thể sử dụng 1 trong các loại sau :

– Augmentine1g , Cefuroxime (Axetine 0,75g; Zinacef 0,75g), Cefotaxime (Shintaxime1g; Opeceftri1g), Ceftazidime (Fortum 1 g; Opeceftri 1 g hoặc Ceftriaxone).

– Ceftazidime (Fortum 1 g; Opeceftri 1 g hoặc Ceftriaxone).

+Có thể phối hợp thêm Getamycine 0,08 g

– Trẻ em : 20mg/10kg/ngày (TB)

– Người lớn : 1-2 ống/ngày (TB)

*Kháng viêm :

– Steroid : 3-5 ngày đầu sau đó chuyển sang dạng uống và giảm dần .

– Non-Steroid : Diclofenac (Neo-pyrazone 50mg) 1vx 2-3 lần/24 giờ.

– Giảm đau :

– Kháng Histamine : Chlorpheniramine , Fexofenadine (Telfast 60 mg): 1v x 1-2 lần/ngày

– Chống mặt : Taganil 500 mg : 1 ống x 2 lần/ngày/3 ngày

– Chống nôn ói: Metoclopramide (Primpéran 10mg) : 1 ống x 1-2 lần/ngày. -Rút mèche tai vào ngày 7.

-Xuất hiện vào ngày 8 – ngày 10.

Theo dõi sau xuất viện :

– Tái khám sau 1 tuần tại phòng soi tai, KHV : đánh giá tình trạng ống tai, màng nhĩ.

– Đo kiểm tra sức nghe đơn âm sau 2 – 4 tuần.

– Đo kiểm tra sức nghe đơn âm tốt nhất là sau 3 tháng.

Xốp Xơ Tai (Ostosclerosis)

Xem thêm: Phác đồ Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương HCM

  1. Viêm Ruột Thừa
  2. Viêm Tai Giữa Cấp
  3. Viêm Tai Giữa Mạn
  4. Viêm Tụy Cấp
  5. Vỡ Tử Cung

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here