Xây Dựng Tiêu Chí Làm Giảm Viêm Trung Thất Sau Phẫu Thuật Tim Hở

0
1516
Xây Dựng Tiêu Chí Làm Giảm Viêm Trung Thất Sau Phẫu Thuật Tim Hở
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Xây Dựng Tiêu Chí Làm Giảm Viêm Trung Thất Sau Phẫu Thuật Tim Hở

1. Định Nghĩa :

viêm trung thất cấp sau phẫu thuật tim hở (acute mediastinitis post cardiac surgery) là một tình trạng nhiễm trùng nặng ảnh huởng đến toàn bộ vùng trung thất giữa và các cơ quan trong đó như tim, màng tim, phổi, xuơng ức, cơ và mô mềm

2. Nguyên Nhân Và Hậu Quả

2.1 Nguyên Nhân Viêm Trung Thất

2.1.1 Do Bệnh Lý Nhiễm Trùng

– Do nhiễm trùng huyết truớc, trong và sau mổ

– Do nhiễm trùng lan rộng từ vết mổ, xuơng ức

– Do nhiễm trùng lây lan từ mủ màng phổi, tràn dịch màng tim

2.1.2 Do Lỗi Kỹ Thuật

– Do đóng xuơng ức không đúng kỹ thuật

– Do để sót dị vật trong xoang màng tim

Quảng Cáo

2.1.3 Yếu Tố Thuận Lợi :

(1) Cấu tạo xuơng ức xốp, mỏng ở nguời lớn tuổi đi kèm bệnh đái tháo đuờng; (2) l ấy cả hai ĐMNT ± béo phì, c OPD; (3) cơ địa suy kiệt, suy đa cơ quan truớc mổ ; (4) có nhiều bệnh lý nền kết hợp; (5) mổ lại,thời gian phẫu thuật kéo dài > 6 giờ .

2.2 Hậu Quả Viêm Trung Thất

– Tăng tỉ lệ tử vong phẫu thuật, giảm chất luợng điều trị

– Tăng chi phí và kéo dài ng ày điều trị

3. Các Tiêu Chí Cần Đạt Theo Qui Trình Phẫu Thuật

3.1 Chuẩn Bị Bệnh Nhân Truớc Mổ

3.1.1 Mổ Chương Trình

– Loại trừ các BN đang c ó bằng chứng nhiễm trùng răng miệng, tai mũi họng, nhiễm trùng da, mô mềm, nhiễm trùng phổi, nhiễm trùng tiểu…

– Điều trị ổn định các bệnh về răng miệng truớc mổ ( kể cả trám răng, nhổ răng.), ổn định đuờng huyết của BN truớc mổ bằng Insuline TM nếu cần ( < 200mg/dL).

– Tắm bệnh, cắt tóc, cạo râu tại khoa theo đúng qui trình

– BN >15 tuổi cần đuợc súc miệng bằng các dung dịch sát khuẩn như Clohexidine ( hoặc các dung dịch sát khuẩn răng miệng thông thường như Listerine, c olgate…) trước khi vào phòng mổ. Sử dụng kem diệt khuẩn ở mũi (Mupirocine®) trước và sau mổ có thể làm giảm nhiễm trùng phẫu thuật [5].

– Chỉ cạo lông vùng mổ khi cần thiết và thực hiện trong phòng mổ ngay trước khi rửa bệnh. Chú ý không làm trầy xướt da nơi cạo.

– Rửa bệnh và sát khuẩn lần cuối bằng Bétadine 10% hoặc iodine alcohol 1% ( phải đợi đến khi bề mặt da khô hẳn mới tiến hành trải khăn mổ)

3.1.2 Mổ Khẩn Và Bán Khẩn

– Tắm bệnh tại giường ( bao gồm làm vệ sinh cơ quan sinh dục và gội đầu, cạo lông, râu…) nếu điều kiện BN còn cho phép thực hiện.

– Rửa bệnh và sát trùng kỹ bằng dung dịch Bétadine hoặc Clohexidine đúng qui cách.

– Rút bỏ tất cả các catheter, ống dẫn lưu, dây truyền dịch, điện cực tạm thời và thay thế bằng cái mới. Thay ống nội khí quản nếu đã đặt trước đó > 48-72 giờ

– Kháng sinh điều trị tiếp tục theo KSĐ nếu có bằng chứng nhiễm trùng trước mổ ( ví dụ viêm nội tâm mạc nhiễm trùng)

3.2 Ngăn Ngừa Nhiễm Trùng Trong Mổ

– Kháng sinh dự phòng: Cefazoline hoặc Cefuroxime, Vancomycine hoặc Clindamycine cho BN bị dị ứng với nhóm beta lactams.

– Trải khăn mổ theo qui trình 3 lớp từ dưới lên : 1. khăn nylon chống thấm; 2 . khăn vải hoặc gi ấy polyester + film chống khuẩn ; 3. khăn gi ấy dày chống thấm ngược . c ách ly đầy đủ giữa các khu vực BS phẫu thuật- điều dư ng dụng cụ và khu vực BS gây mê ( phía trên), BS tuần ho n ngo i cơ thể ( phía sau bên) .

– BS phẫu thuật v điều dư ng dụng cụ cần rửa tay vô trùng kỹ lư ng, đủ thời gian ( 5-7 phút)→ lau khô và sát khuẩn lại bằng dung dịch sát khuẩn khô nhanh → mặc áo v à đeo 2 lớp găng v ô trùng .

– Di chuyển trong phòng mổ đúng, thao tác lấy và đưa-nhận dụng cụ đúng, cách ly dụng cụ nhiễm đúng theo qui định.

– Đặt ống dẫn lưu đúng, đủ hiệu quả.

– Hạn chế bóc tách và đốt bằng dao điện năng lượng cao.

– Cầm máu kỹ ( sử dụng sáp xương vừa đủ) và đóng xương ức đúng qui cách ( đóng nhiều mũi đơn hoặc dùng kỹ thuật Robiscek hoặc c ó tăng cường gia cố xương ức bằng nẹp vít SternaLock)

– Kháng sinh tại chỗ ( Rifampicine hoặc Gentamycine) trước khi đóng ngực.

– Kháng sinh ( Gentamycine) ng âm prothese trước khi gắn + sát khuẩn và ổn định mô nhiễm trùng trong viêm nội tâm mạc ( Bétadine + Glutaraldehyte).

3.3 Ngăn Ngừa Và Phát Hiện Sớm Sau Mổ

– Kiểm soát tốt đường huyết sau mổ ( < 160mg/dL).

– Tuân thủ 5 giai đoạn cần rửa tay để tránh nhiễm trùng chéo.

– Cách ly BN bị nhiễm trùng.

– Chăm sóc vết mổ ngực, tay và chân đúng qui cách .

– Chăm sóc răng miệng, hút đàm nhớt thường xuyên + vật lý trị liệu hô hấp

– Xoay trở, nằm nệm nước chống loét cho các BN nằm lâu.

– Rút nội khí quản sớm, rút bỏ catheter sớm khi không còn cần thiết.

– Chẩn đoán sớm nhiễm trùng vết mổ, xương ức, nhiễm trùng phổi, đường tiểu…( Cần chẩn đoán phân biệt với hội chứng viêm SIRS sau mổ) → điều trị kháng sinh đúng cách

4.Kế Hoạch

– Định kỳ kiểm tra chất lượng không khí trong phòng mổ ( c ấy phòng, c ấy mẫu nước, c ấy bề mặt máy móc), kiểm tra lò hấp hoặc các phương tiện khử khuẩn dụng cụ khác → lập bảng theo dõi.

– Kiểm tra kỹ các vật liệu tiêu hao được tái sử dụng

– Sử dụng các vật liệu hỗ trợ trong quá trình cầm máu nhằm tránh tối đa chảy máu ngoại khoa phải mổ lại.

– Sử dụng miếng kháng khuẩn ( Biopatch) khi chích catheter

– BS ngoại tim cần khám bệnh và theo dõi thường xuyên đặc biệt ở các BN c ó nguy cơ cao để phát hiện sớm nhiễm trùng vết mổ- xương ức.

– Có kế hoạch đào tạo phòng chống nhiễm trùng định kỳ cho nhân viên phòng mổ

Phụ lục: bảng theo dõi

Bảng]: Theo dõi nhiễm trùng phẫu thuật( cho trường hợp bị nhiễm trùng)

STT Họ & Tên BN Số HS Loại PT Ngày PT Vị Trí Nhiễm Trùng Tiên Phát XN Đi Kèm Ghi chú

Bảng 2: Theo dõi nhiễm trùng BV- Khoa Phẫu thuật

Tháng Năm Số TH Mắc Vị Trí NT KT Rửa Tay KT Dụng Cụ Cây Lò Hấp Cấy Phòng Nước Ghi Chú
  1. Tài Liệu Tham Khảo
  2. RM. El Oakley, JE. Wright. “Postoperative Mediastinitis: Classification and Management” . Ann Thorac Surg 1996;61:1030-6.
  3. Pamela Lynn.TayIor’s Clinical Nursing Skills.3 rd Ed 2008, Chapter 4, 7, 8 and 16.
  4. P Mical, R Aeyal, L Leonard, M Hefziba, R Holinger, and B Rubinovitch, “Sternal wound infection after coronary artery bypass graft surgery: Validation of existing risk scores” . J Thorac Cardiovasc Surg 2007;133:397-403.
  5. R Engelman, D Shahian, R Shemin, T.S Guy, D Bratzler, F Edwards, M Jacobs, H Fernando, and C Bridges, “The Society of Thoracic Surgeons Practice Guideline Series: Antibiotic Prophylaxis in Cardiac Surgery,Part II: Antibiotic Choice ” . Ann Thorac Surg 2007;83:1569-76.
  6. APIC guide 2008. Guide for the prevention of mediastinitis surgical site infection following cardiac surgery.

Xây Dựng Tiêu Chí Làm Giảm Viêm Trung Thất Sau Phẫu Thuật Tim Hở

Xem thêm Phác đồ Điều Trị Viện Tim Hồ Chí Minh

  1. Thiết Lập Hệ Thống Tuần Hoàn Ngoài Cơ Thể
  2. Thông Liên Nhĩ
  3. Thông Tim Đo Kháng Lực Mạch Máu
  4. Tiêu Chuẩn Bệnh Nhân Ra Khỏi Hồi Sức
  5. Tràn Dịch Màng Ngoài Tim Và Chèn Ép Tim Cấp

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here