Vi Hóa Sinh

0
2280
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Gói 30 điểm.

 Câu 1: Tính đặc hiệu của enzim là gì? Trình bày các tính đặc hiệu của enzim.

* Mỗi enzim chỉ có khả năng xúc tác cho sự chuyển hóa 1 hay 1 số chất nhất định theo 1 kiếu phản ứng nhất định. Sự tác dụng có tính lựa chọn cao này gọi là tính đặc hiệu hoặc tính chuyên môn hóa của enzim.

* Các tính đặc hiệu của enzim:

  1. Đặc hiệu kiểu phản ứng:

– Mỗi enzim chỉ có thể xúc tác cho 1 trong các kiểu phản ứng chuyển hóa 1 chất nhất định. Ví dụ: phản ứng oxi hóa khử, chuyển vị thủy phân,…

– Nhiều chất có khả năng xảy ra nhiều loại phản ứng hóa học, mỗi phản ứng ấy phải do 1 enzim đặc hiệu xúc tác.

  1. Đặc hiệu cơ chất:

– Mỗi enzim chỉ xúc tác cho sự chuyển hóa của 1 hoặc 1 số chất nhất định.

– Mức độ đặc hiệu của các enzim không giống nhau, người ta thường phân biệt thành các mức sau:

Quảng Cáo

+ Đặc hiệu tuyệt đối

  • 1 số enzim hầu như chỉ xúc tác cho phản ứng chuyển hóa 1 cơ chất nhất định và chỉ xúc tác cho phản ứng ấy mà thôi.
  • Cấu trúc trung tâm hoạt động tương ứng rất chặt chẽ với cấu trúc của cơ chất, chỉ còn 1 sai khác nhỏ về cấu trúc của cơ chất cũng đủ làm enzim không xúc tác được.
  • Những enzim có tính đặc hiệu tuyệt đối được dùng để định lượng chính xác cơ chất của nó.

+ Đặc hiệu tương đối

Enzim có khả năng tác dụng lên 1 kiểu liên kết hóa học nhất định trong phân tử cơ chất thì không phụ thuộc vào cấu tạo của các thành phần tham gia tạo thành mối liên kết đó.

Ví dụ: lipaza có khả năng thủy phân được tất cả các mối liên kết este. Aminopeptidaza có thể xúc tác thủy phân nhiều peptid.

+ Đặc hiệu nhóm

Enzim có khả năng tác dụng lên 1 kiểu liên kết hóa học nhất định với điều kiện 1 trong 2 phần tham gia tạo thành liên kết phải có cấu tạo xác định.

Vi dụ: cacboxypeptidaza có khả năng phân cắt liên kết peptid gần nhóm cacboxyl tự do.

+ Đặc hiệu quang học (đặc hiệu lập thể)

  • Enzim chỉ tác dụng với 1 trong 2 dạng đồng phân quang học của các chất.

Ví dụ: phản ứng khử nước của axit malic để tạo thành axit fumaric dưới tác dụng của fumarathydrataza chỉ xảy ra đối với axit L – malic mà không tác dụng lên axit D – malic.

  • Enzim cũng thể hiện tính đặc hiệu lên 1 dạng đồng phân hình học  cis hoặc trans.

Ví dụ: fumarathydrataza chỉ tác dụng lên dạng trans của axit fumaric mà không tác dụng lên dạng cis.

  • Trong tự nhiên cũng có các enzim xúc tác cho các phản ứng chuyển hóa tương hỗ giữa các cặp đồng phân trong không gian tương ứng.

Ví dụ: lactatraxemaza của vi khuẩn xúc tác cho phản ứng chuyển hóa lẫn nhau giữa axit D và L – lactic.

Câu 2: Trình bày ảnh hưởng của nồng độ cơ chất lên hoạt lực xúc tác của enzim.

* TH1: [S]<< Km

v = vmax. [S]/Km = (vmax/Km) . [S]  (y=ax)

→ Nhận xét: Khi nồng độ cơ chất thấp hơn rất nhiều Km thì tốc độ phản ứng sẽ phụ thuộc vào nồng độ cơ chất.

* TH2: [S] = Km

v = vmax/2.

→ Nhận xét: Khi nồng độ cơ chất = Km thì vận tốc = 1 nửa vận tốc cực đại.

* TH3: [S] >> Km

v = vmax

→ Nhận xét: Khi nồng độ cơ chất lớn hơn rất nhiều so với Km thì vận tốc đạt cực đại và không phụ thuộc vào nồng độ cơ chất.

Câu 3: Trình bày cơ chế tác nhân và vai trò ứng dụng của quá trình lên men axeton – etanol

– Cơ chế:

Phương trình tổng quát của quá trình này có thể viết như sau:

C6H12O6  +  H2O  →  CH3COCH3  +  CH3CH2OH  +  CO2  +  H2  +  kcal

Glucid                       Aceton            Etanol

Cơ chế hóa học của quá trình phản ứng này khá phức tạp, bao gồm 2 giai đoạn: giai đoạn đầu là giai đoạn tích lũy axit và giai đoạn sau tạo thành aceton – etanol.

– Tác nhân:

Nhóm vi khuẩn có khả năng lên men aceton – etanol là những VSV hô hấp kỵ khí tùy tiện, có khả năng phân hủy nhiều glucid và các chất pectin, không phân hủy được xenlulo. Chúng gây lên men và tạo ra các sản phẩm khá ổn định, tỷ lệ giữa rượu etylic và aceton thường vào khoảng 2,5/1 và 3/1.

– Ứng dụng:

Trong công nghiệp, có thể dùng để sản xuất aceton và rượu etylic.

Câu 4: Trình bày cơ chế tác nhân và vai trò ứng dụng của quá trình lên men aceton – butanol.

– Cơ chế:

Sự lên men aceton – butanol là quá trình lên men phức tạp, thực hiện trong điều kiện yếm khí nghiêm ngặt.

12C6H12O6 → CH3CH2CH2CH2OH + 4CH3COCH3 + CH3CH2OH + CH3CH2CH2COOH + 18H2 + 28CO2 + 2H2O + kcal

Glucoza             Butanol                Aceton                      Etanol        Acid butyric

Sự lên men aceton – butanol được chia làm 2 giai đoạn:

+ Giai đoạn đầu là giai đoạn tích tụ axit, glucoza được chuyển hóa theo con đường glicolizơ thành pyruvat, sau đó pyruvat được decacboxyl hóa thành acetyl coenzim-A và coenzim-A lại tiếp tục được chuyển hóa thành acid butyric tích tụ trong môi trường làm giảm pH tới 4,5.

+ Giai đoạn 2 là giai đoạn aceton – butanol, trong giai đoạn này aceton và butanol được tạo thành trong môi trường acid. Ngoài các sản phẩm trên, H2, CO2 và 1 lượng nhỏ acid acetic cũng được tạo ra trong quá trình lên men.

– Tác nhân:

+ Quá trình lên men này xảy ra do hoạt độngcủa nhóm vi khuẩn kị khí sinh bào tử thuộc chi Clostridium: Clostridium acetobutylicum, Clostridium tetanomorphum, Clostridium saccharobutylicum, Clostridium beijerinckii, Clostridium aurantibutylicum, Clostridium puniceum.

+ Đặc điểm:

  • Gồm các vi khuẩn gram (+), hô hấp hiếu khí.
  • Có tiên mao mọc quanh cơ thể nên có khả năng di chuyển.
  • Tế bào có khả năng sinh bào tử, tế bào dinh dưỡng hình que, khi mang bào tử ở các vị trí khác nhau thì tế bào có hình thoi hoặc hình dùi trống.

– Ứng dụng:

Aceton và rượu butyric là 2 sản phẩm công nghiệp có giá trị rất cao. Aceton được dùng làm  dung môi trong nhiều ngành công nghiệp, đặc biệt là sản xuất thuốc nổ. Rượu butyric được dùng để sản xuất sơn các loại trong công nghiệp xe hơi, máy bay, dùng điều chế butadien để làm cao su tổng hợp.

Câu 5: Trình bày cơ chế sinh học, các yếu tố ảnh hưởng của phương pháp bể bùn hoạt tính xử lý nước thải.

  1. Cơ chế sinh học

– Nguyên lý hoạt động: Aeroten hoạt động dựa trên các chủng VSV có khả năng oxy hóa và khoáng hóa các chất hữu cơ có trong nước thải.

– Quá trình OXH các chất bẩn hữu cơ xảy ra trong Aeroten qua 3 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: Tốc độ OXH bằng tốc độ tiêu thụ ox. Ở giai đoạn này bùn hoạt tính hình thành và phát triển. Hàm lượng oxy cần cho VSV sinh trưởng, đặc biệt ở thòi gian đầu tiên thức ăn dinh dưỡng trong nước thải rất phong phú, lượng sinh khối trong thời gian này rất lớn. Sau khi VSV thích nghi với môi trường, chúng sinh trưởng rất mạnh theo cấp số nhân. Vì vậy lượng tiêu thụ oxy tăng cao dần.

+ Giai đoạn 2: VSV phát triển ổn định và tốc độ tiêu thụ oxy cũng ở mức gần như ít thay đổi. Chính ở giai đoạn này các chất bẩn hữu cơ bị phân hủy nhiều nhất. Hoạt lực enzym của bùn hoạt tính trong giai đoạn này cũng đạt tới mức cực đại và kéo dài trong 1 thời gian tiếp theo. Điểm cực đại của enzim OXH của bùn hoạt tính thường đạt ở thời điểm sau khi lượng bùn hoạt tính (sinh khối VSV) tới mức ổn định. Qua các thông số hoạt động của Aeroten cho thấy ở giai đoạn thứ 1 tốc độ tiêu thụ oxy (hay tốc độ OXH) rất cao, có khi gấp 3 lần ở giai đoạn thứ 2.

+ Giai đoạn 3: Sau 1 thời gian khá dài tốc độ OXH cầm chừng (hầu như ít thay đổi) và có chiều hướng giảm, lại thấy tốc độ tiêu thụ oxy tăng lên. Đây là giai đoạn nitrat hóa các muối amoni. Sau cùng, nhu cầu oxy lại giảm và cần phải kết thúc quá trình làm việc của Aeroten (làm việc theo mẻ).

  1. Các yếu tố ảnh hưởng.

– Ảnh hưởng của nhiệt độ:

+ Trong xử lý sinh học, nhiệt độ có vai trò quan trọng quyết định vận tốc phản ứng OXH, các quá trình sinh trưởng và phát triển của VSV.

+ Với đa số sinh vật, nhiệt độ trong các hệ thống xử lý có thể biến động từ 16 – 37°C, nhiệt độ tối ưu là 25 – 30°C.

+ Ở trên 40°C thì sự phân hủy sinh học giảm xuống do sự biến tính của enzyme và protein. Còn ở nhiệt độ gần 0°C thì sự phân hủy sinh học gần như ngừng hoàn toàn.

+ Nhiệt độ tăng  (trong 1 khoảng nào đó) mà sự chuyển háo sinh học tăng theo tuy nhiên khi nhiệt độ tăng lên quá nhiệt độ tối ưu thì tốc độ phản ứng giảm bớt.

RT = R20.QT-20

Trong đó: – RT, R20 là tốc độ phản ứng ở nhiệt độ xử lý và ở 20°C.

– Q là hệ số nhiệt độ (có giá trị từ 1,00 – 1,04).

– T là nhiệt độ xử lý, °C.

– Ảnh hưởng của độ pH:

+ pH là 1 yếu tố chính trong sự phát triển của VSV. Phần lớn VSV chịu được pH trong khoảng 4 – 9. Trong đó, pH thích hợp cho quá trình xử lý nước thải Aeroten là 6,5 – 8,5.

+ Nước thải có pH ngoài ngưỡng cho phép được điều chỉnh trong bể điều hòa.

– Ảnh hưởng của thành phần và nguồn dinh dưỡng:

+ Thành phần dinh dưỡng chủ yếu trong nước thải là nguồn cacbon. Ngoài ra cần lưu ý với nguồn nitơ (thường ở dạng NH4+) và nguồn photpho (ở dạng muối photphat) và 1 số các thành phần khoáng khác như: Mg, k, Ca. Tỷ lệ C : N : P tối ưu là 100 : 5 : 1.

+ Thiếu N, P trong thời gian dài là 1 trong những nguyên nhân làm thay đổi tương tác giữa các nhóm vi khuẩn có trong bùn hoạt tính. Các vi khuẩn dạng sợi phát triển mạnh làm bùn xốp, khó lắng, gây khó khăn cho quá trình tách bùn ở bể lắng thứ cấp.

+ Thiếu dinh dưỡng sẽ làm ảnh hưởng đến mức độ sinh trưởng, phát triển tăng sinh khối của VSV, thể hiện bằng bùn hoạt tính giảm, ức chế các quá trình OXH chất hữu cơ gây nhiễm bẩn.

– Ảnh hưởng của các chất độc đối với VSV:

Các chất độc hữu cơ, vô cơ, nhất là các ion kim loại nặng, các ion halogen có khả năng ức chế, thậm chí vô hoạt hệ enzim oxy hóa khử ở VSV. Vì vậy cần kiểm tra và đảm bảo hàm lượng của chúng không vượt quá giới hạn cho phép.

– Ảnh hưởng của nồng độ oxy hòa tan:

+ Nồng độ oxy hòa tan có ảnh hưởng mạnh đến quá trình OXH để đảm bảo cho hệ thống xử lý hiếu khí có khả năng OXH chất bẩn hữub cơ với hiệu suất cao cần phải đủ lượng oxy đáp ứng yêu cầu hiếu khí của VSV trong bùn hoạt tính.

+ Hiệu suất sử dụng oxy trong thiết bị xử lý phụ thuộc không chỉ vào phương thức cấp khí mà còn phụ thuộc vào nhiệt độ, tính chất của nước thải, tỉ số F/M (nguồn dinh dưỡng và lượng sinh khối), tốc độ sinh trưởng, đặc trưng hình thái và sinh lý của VSV.

+ Để đảm bảo tốc độ OXH, độ oxy hòa tan cần đạt ít nhất là 4 mg/l.

 

Câu 6: Trình bày cơ chế sinh học, các yếu tố ảnh hưởng của phương pháp làm phân hữu cơ.

  1. Cơ chế sinh học

* Các chất hữu cơ trong rác thải, chủ yếu là cenllulose, protein, liguin, lipit, tinh bột,… sẽ bị phân giải theo phương trình:

CaHbOcNd  +  mO2  +  dd            nCwHxOyNz  +  sCO2  +  rH2O  + (d-nz)NH3  +  Q

* Phương trình phân giải các hợp chất hữu cơ chủ yếu (trang 226, 227)

Viết hết đến : H2S + 2O2 → 2H+ + SO42-

  1. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình làm phân hữu cơ:

* Nguyên liệu đầu vào:

– Thành phần: Tất cả các nguyên liệu có chứa các thành phần protein, acid amin, lipid, xenluloza,… có thể phân hủy nhờ VSV đều có thể được sử dụng làm nguyên liệu đầu vào cho quá trình phân hữu cơ. Mỗi loại nguyên liệu khác nhau (giấy, gỗ, rơm rạ, lá cây,…) có thành phần chất hữu cơ khác nhau nên tạo ra phân hữu cơ có chất lượng và hiệu suất khác nhau.

– Phân loại: Tách ra các thành phần không bị VSV phân hủy: gạch, đất, đá, thủy tinh, sắt, thép, nilon và các vật thải kích thước lớn, chất thải nguy hiểm làm tăng chất lượng nguyên liệu đầu vào làm phân hữu cơ.

– Kích thước: Làm giảm kích thước rác, tăng diện tích tiếp xúc với không khí và VSV đồng thời nghiền rác cũng làm lỏng lẻo cấu trúc tinh thể của xenlulose giúp VSV hoạt động hiệu quả hơn, nghiền rác tới khoảng < 5cm là thích hợp cho quá trình làm phân hữu cơ.

– Dinh dưỡng: Trộn rác với ẩm và bổ sung N, P đạt tỷ lệ:

C : N : P = 100 : 25 : 1

Tỷ lệ C : N > 50 sẽ làm chậm quá trình và chất lượng sản phẩm kém, ngược lại C : N nhỏ thì N sẽ mất đi dưới dạng NH3. Khi C : N cao có thể điều chỉnh bằng cách trộn thêm phân xí nghiệp, nhà máy hoặc nước thải của bùn cống. Nguyên liệu rác và phế thải nông nghiệp thường có tỷ lệ nitơ thấp, nếu muốn đạt tỷ lệ C/N thích hợp , thường phải bổ sung phân gia súc. Các nguyên tố đa lượng P, Ca, Na, Mg, K, Fe và vi lượng như Co, Ni, Cu,… thường có sẵn trong rác thải nhưng nếu thiếu cũng cần bổ sung.

– Các VSV tham gia phân hủy: Tập đoàn các VSV tham gia phân hủy các chất hữu cơ: vi khuẩn, nấm men, nấm mốc, xạ khuẩn.

Quá trình ủ phân hữu cơ là kết quả của sự hoạt động nối tiếp mang tính hợp đồng của các nhóm VSV. Chúng hoạt động ở các thời điểm khác nhau và phụ thuộc vào các điều kiện môi trường. Sản phẩm phân hủy của nhóm VSV này sẽ là cơ chất hoặc tạo điều kiện tốt cho sự hoạt động của nhóm VSV khác.

+ Vi khuẩn luôn chiếm ưu thế ở lớp bề mặt và tầng đáy của đống ủ và luôn hoạt động vào giai đoạn đầu. Chúng dễ dàng phân hủy các chất dễ phân hủy như protein, cacbohydrat, đường.

+ Xạ khuẩn và nấm đóng vai trò quan trọng ở các giai đoạn kế tiếp. Khi nước bay hơi, đống ủ trở nên khô hơn, xạ khuẩn và nấm ưa nhiệt sẽ chiếm ưu thế. Nấm có nhu cầu nitơ thấp hơn, nên có khả năng phân giải cellulose và các chất khó phân giải khác.

→ bổ sung các VSV đã được tuyển chọn kỹ, có hoạt tính enzyme mạnh, có khả năng sinh trưởng nhanh.

* Ảnh hưởng của môi trường:

– pH: là nhân tố quan trọng vì mỗi loài thích nghi với một khoảng pH riêng biệt. pH thích hợp cho vi khuẩn là 6 – 8, còn nấm men, nấm mốc là 5 – 6. Ngoài khoảng này các VSV kém phát triển hoặc chết.

Tùy từng loài, nguyên liệu thường có pH 5 – 7, thường là 6. Sau 2 – 4 ngày, pH giảm xuống 4,5 – 5 do hình thành các axit hữu cơ, sau đó các VSV dùng axit hữu cơ làm thức ăn, làm cho đống ủ trở thành trung tính hoặc hơi kiềm (pH 7,5 – 8,5). Trong trường hợp nếu nguyên liệu ủ có pH quá thấp (2 – 4) thì có thể điều chỉnh bằng cách bổ sung thêm vôi.

– Độ ẩm: VSV rất cần nước cho sự sống, sự hòa tan chất dinh dưỡng, tham gia vào phản ứng chuyển hóa và thủy phân cơ chất.

+ Độ ẩm ở mức 50 – 60% là tối ưu cho quá trình ủ.

+ Độ ẩm > 65% thì nguyên liệu bị ướt, ngăn cản việc thối khí, VSV hiếu khí không sinh trưởng được.

+ Độ ẩm < 40%: không đủ nước cho VSV hoạt động, thời gian ủ kéo dài.

– Nhiệt độ: nhiệt độ ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của VSV do ảnh hưởng tới tốc độ của các phản ứng sinh hóa xảy ra ngay trong tế bào VSV. Ngoài ra nhiệt độ còn là yếu tố để tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh. VSV trong đống ủ có nhu cầu nhiệt độ khác nhau. Đa số là loại ưa ẩm, nhiệt độ sinh trưởng là 25 – 40°C. Một số là VSV ưa nhiệt, có nhiệt độ sinh trưởng thích hợp là 40 – 70°C. Chỉ 1 số rất ít có khả năng chịu lạnh, sinh trưởng là 15 – 20°C.

+ Nhiệt độ từ 35 – 55°C là dải nhiệt độ thích hợp cho đống ủ, bởi vì nhiều loại VSV cùng tham gia vào quá trình phân hủy.

+ Nếu nhiệt độ < 20°C, các VSV không thể hoạt động mạnh và quá trình phân giải diễn ra sẽ rất chậm.

+ Nếu nhiệt độ > 65°C, đa số các VSV ưa ấm sẽ bị chết, chỉ các VSV ưa nhiệt mới tồn tại và phát triển được. Khi nhiệt độ lên đến 70°C thì cả VSV ưa nhiệt cũng bị chết → biện pháp đuổi nhiệt.

– Độ thoáng khí: không khí cung cấp oxy cho các VSV hiếu khí khi tiến hành hô hấp hiếu khí, sinh năng lượng và có tác dụng tản nhiệt trong đống ủ.

+ Nếu đủ không khí, quá trình phân giải xảy ra nhanh chóng và không sinh ra mùi khó chịu.

+ Nếu thiếu không khí, quá trình kị khí xảy ra vừa sinh ra mùi hôi vừa sinh ra nhiều nước rác.

+ Không khí được cung cấp nhờ khuếch tán và thổi khí cưỡng bức là nguồn cung cấp khí chủ yếu của phương pháp ủ hiếu khí.

– Chất kìm hãm: các kim loại nặng, phenol. CN, thuốc bảo vệ thực vật thường là những chất kìm hãm quá trình phát triển của VSV.

Câu 7: Trình bày cơ chế sinh học, các yếu tố ảnh hưởng của phương pháp biogas xử lý chất thải.

  1. Cơ chế sinh học

Phân hủy yếm khí: là quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ không có mặt của oxy (tinh bột, cenllulose, lipit và protein), sản phẩm cuối cùng là khí CH4, CO2, NH3, 1 lượng nhỏ các loại khí khác, acid hữu cơ và sinh khối VSV.

CaHbOcNd  +  rH2O             nCwHxOyNz  +  mCH4  +  sCO2  +  (d-nx)NH3  +  Q

Các giai đoạn của quá trình phân hủy: 3 giai đoạn (trang 235, 236).

Viết hết đến: “ Khoảng 70% khí CH4 được tạo thành nhờ quá trình decacboxyl hóa các axit hữu cơ và các chất trung tình khác”.

Giai đoạn 2 và 3 bỏ VD.

  1. Các yếu tố ảnh hưởng

– Ảnh hưởng của nhiệt độ:

Nhiệt độ tối ưu cho toàn quá trình phụ thuộc vào chủng loại VSV, vì nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn tới hoạt lực của VSV. Với VSV ưa ấm nhiệt độ tối ưu là 33 – 38°C, với VSV ưa nóng nhiệt độ tối ưu là 50 – 52°C. Người ta dùng chủ yếu các VSV ưa ấm và thiết bị có hệ thống điều chỉnh và ổn định nhiệt độ.

– Ảnh hưởng của độ pH:

Khoảng pH tối ưu là 7 – 7,2. Mặc dù khoảng vận hành có thể cho phép là 6,6 – 7,6. Cần trang bị hệ thống đo và điều chỉnh pH cho thiết bị. Nếu pH xuống thấp thì có thể bổ sung kiềm hoặc ngừng cấp liệu để giảm quá trình thủy phân và axit hóa.

– Ảnh hường của nồng độ cơ chất:

Vi khuẩn thực hiện quá trình phân hủy yếm khí có tốc độ tạo sinh khối rất nhỏ. Thông thường hệ số tạo sinh khối chỉ đạt 0,100 – 0,136 từ BOD5. Thực nghiệm cho thấy tỉ lệ C/N = 30/1 là thích hợp. Ngoài ra còn cần bổ sung các nguyên tố P, K,… tùy thành phần của chất cần phân hủy.

– Ảnh hưởng của tải trọng khối (kgCOD/m3.ngày):

Tải trọng cao sẽ dẫn đến dư thừa các axit hữu cơ làm giảm pH, ức chế quá trình phát triển của vi khuẩn Metan. Tải trọng thấp làm giảm năng suất của thiết bị.

– Ảnh hưởng của thời gian lưu:

Thời gian lưu thường khoảng 0,5 – 6 ngày. Thời gian lưu quá ngắn thì hiệu suất xử lý không cao. Thời gian lưu quá dài làm giảm năng suất xử lý hoặc tăng vốn đầu tư thiết bị.

– Ảnh hưởng của thế oxy hóa khử (hàm lượng H2) trong giai đoạn tạo axit actic:

Các phản ứng oxy hóa khử các sản phẩm trung gian như lactat, etanol, butyrat, propionat tạo ra acetat và H2 theo các phản ứng:

Lactat  +  H2O  →  Acetat  +  2H2  +  CO2  +  4,8 kj/mol

Etanol  +  H2O  →  Acetat  +  2H2  –  9,6 kj/mol

Butyrat  +  2H2O  →  Acetat  +  2H2  –  48,1 kj/mol

Propionat  +  2H2O  →  Acetat  +  3H2  +  CO2  –  76 kj/mol

Khí H2 sinh ra được phản ứng tiếp tạo CH4 nhờ vi khuẩn Metan hóa. Nếu quá trình này bị đình trệ thì quá trình acetic hóa cũng bị đình trệ.

– Ảnh hưởng của các chất kìm hãm:

Một số chất kìm hãm là: axit dễ bay hơi, NH4+, SO42-, Ca2+, Mg2+, K+, Cd, Fe,…


Tải xuống tài liệu học tập PDF miễn phí

 Tải Xuống Tại Đây  


LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here