Văn mẫu Phân tích màn đối thoại của Việt và Chiến trong đêm trước ngày đi tòng quân

0
1396
Văn mẫu Phân tích màn đối thoại của Việt và Chiến trong đêm trước ngày đi tòng quân
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Văn mẫu Phân tích màn đối thoại của Việt và Chiến trong đêm trước ngày đi tòng quân

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]

Tổng hợp các đề cương đại học hiện có của Đại Học Hàng HảiĐề Cương VIMARU 

Kéo xuống để Tải ngay đề cương bản PDF đầy đủ: Sau “mục lục” và “bản xem trước”

(Nếu là đề cương nhiều công thức nên mọi người nên tải về để xem tránh mất công thức)

Đề cương liên quan:Văn mẫu Anh chị trình bày suy nghĩ của mình về hiện tượng tiếp nhận văn hoá ngoại lai của giới trẻ hiện nay


Mục Lục

Quảng Cáo

Tải ngay đề cương bản PDF tại đây: Văn mẫu Phân tích màn đối thoại của Việt và Chiến trong đêm trước ngày đi tòng quân

Văn phân tích lớp 12

 Phân tích màn đối thoại của Việt và Chiến trong đêm trước ngày đi tòng quân.

BÀI LÀM

Nếu mảnh đất Tây Bắc để lại “nhiều thương nhiều nhớ’’ cho Tô Hoài, thì với Nguyễn

Thi mảnh đất và con người Nam Bộ lại là nguồn cảm hứng đặc biệt trong sáng tác của

nhà văn gốc Bắc này!Nhắc đến ông người ta thường nhắc tới một Nam Cao của vùng

sông nước Nam Bộ với những am hiểu sâu sắc về đời sống cá tính của con người nơi

đây!Hãy đến với nhân vật Việt và Chiến trong tác phẩm “Những đứa con trong gia

đình”mà đặc biệt là đoạn hội thoại trước đêm tòng quân lên đường đánh giặc của hai chị

em để cùng cảm nhận nét đặc sắc trong tâm lí và tính cách của thế hệ trẻ Nam Bộ .

Truyện ngắn “NĐCTGĐ “được NT viết năm 1966 khi chiến lược chiến tranh cục bộ đang

diễn ra hết sức ác liệt trên toàn miền Nam,đồng thời với đó là tinh thần hăng hái của thế

hệ trẻ CM ở những nơi đạn bom ác liệt nhất như Nam Bộ.Truyện xoay quanh những

dòng hồi ức của Việt-một thanh niên trẻ, con của một gia đình giàu truyền thống CM,sau

một trận đọ lê đẫm máu với kẻ thù bị thương nặng,lạc đồng đội ,nằm giữa chiến trường

mênh mông, nhiều lần ngất đi tỉnh lại.Cũng từ đó dòng hồi ức đứt đoạn về ba má, về chú

Năm, về chị Chiến, về gia đình hiện ra rất sinh động linh hoạt ,có lúc nó men vào bờ hiện

tại có lúc lại lượn tít tắp về quá vãng,và trong dòng hồi ức ấy,câu chuyện của chị em Việt

trong đêm trước ngày tòng quân cũng hiện vè rất tự nhiên hấp dẫn,qua đó chân dung Việt

và Chiến cũng như nổi hình nổi khối trên nền câu chuyện!

Trong câu chuỵên đêm ấy,người đọc thấm thía lòng yêu nước nồng nàn,chí căm thù giặc

sâu sắc của hai chị em Việt Chiến.Lật lại ngay trang văn trước,độc giả thực cảm phục và

xúc động trước hành động tranh nhau lên đăng kí đi tòng quân của hai chị em Việt

Chiến.Đó nào đâu phải chỉ là nét hồn nhiên trẻ dại mà còn là nhiệt huyết cách mạng đang

sục sôi cháy bỏng bởi :”con đường của CM không còn con đường nào khác là con đường

cách mạng”,sự hăm hở đi tòng quân ấy chính là “một lòng theo Đảng”,chí căm thù giặc

sâu sắc quyết đền nợ nước trả thù nhà đã giúp 2 chị em không ngần ngại sẵn sàng xông

pha nơi tuyến đầu máu lửa,giáp mặt với mũi tên hòn đạn,bất chấp đi giữa ranh giới của

đôi bờ sự sống và cái chết.Cái quyết tâm đến mãnh liệt dữ dội đầy khảng khái trong câu

nói của chị Chiến”tao là thân con gái,đã ra đi chỉ có một câu nếu giặc còn thì tao mất”hay

câu nói còn trẻ con của Việt “chị có bị chặt thì chặt chứ tôi chừng nào mới bị” khi chị

Chiến nhắc đến lời dặn của chú Năm, một lần nữa cũng khiến người đọc thực cảm phục

và yêu mến lòng yêu nước và chí căm thù giặc sâu sắc ở hai nhân vật này!

Bên cạnh đó,nét chung tiêu biểu trong tính cách hai chị em Việt này đó là tình yêu gia

đình tha thiết gắn bó sâu nặng với quê hương.Có phải thế không mà trong lúc cận kề với

cái chết,quá khứ ùa về trong Việt chẳng gì khác mà là gia đình của mình với câu chuyện

về ba má về chú Năm về chị Chiến!Ngay trong đêm tòng quân ấy,cả hai đều thấy nhớ

má.Có phải chính tình yêu thương vô bờ bến với người mẹ -gan góc, ”bàn tay dọn việc

bàn chân tìm đường “tần tảo lam lũ, nén đau thương nuôi con khôn lớn và vững vàng

tranh đấu cho sự nghiệp CM của quê hương- không mà cả hai chị em đều cảm nhận

rõ:”dường như má đang về đâu đây”,”trong đêm này dễ gì má vắng mặt”.Trong niềm tin

“thác là thể phách,hồn là tinh anh” của 2 chị em thì ”mình đi đâu thì ba má theo đó”,và

đó phải chăng cũng chính là sức mạnh tinh thần to lớn động viên mỗi người trong chiến

đấu sau này lập nhiều chiến công!Cũng trong đêm tòng quân ấy,nhân vật chú Năm cũng

xuất hiện nhiều lần trong những lời thoại của Viẹt và Chiến.Đó là ngườu cả cuộc đời gắn

bó với CM,chỉ khi bị thương ông mới trở về gia đình và thổi bùng lên ngọn lửa yêu nước

  • các thế hệ sau,không chỉ vậy,ông còn là hậu phương tinh thần vững chãi cho V,C.Chú cũng là người lưu giữ truyền thống tốt đẹp của gđ trong cuốn sổ gia đình,khơi dậy ý thức trách nhiệm ở mỗi người trong dòng sông truyền thống:”chú kể chuyện gia đình ta cũng dài như sống để rồi chú chia cho mỗi người một khúc mà ghi vào đó..con sông nào nước ta cũng lắm nước bạc giàu phù sa,….lòng tốt con người cũng từ đó mà sinh ra.Trăm sông

đổ về biển lớn.mà biển thì rộng lắm,rộng bằng nước ta và ra ngoài nước ta”.Phải chăng

đó cũng chính là lời nhắn gửi của Nguyễn Thi trong tác phẩm :sự thống nhất giữa truyên

thống gia đinh với truyền thống dân tộc,giữa tình gđ và tình yêu Tổ quốc chính là mạch

nguồn âm ỉ chảy suốt mấy nghìn năm đất nước và sự nối tiếp thế hệ chính là sức mạnh

của con người VN trong thời kì kháng chiến chống Mĩ: “Lớp cha trước,lớp con sau

Đã thành đồng chí chung câu quân hành”

Như vậy bằng nghệ thuật đồng hiện,NT đã đưa đến người đọc những nét tính cách chung

trong hai nhân vật V,C nhưng ngòi buét am hiểu sâu sắc tâm lí nhân vật là giới tính còn

khăc hoạ 2 nhân vật này với nhiếu nét riêng độc đáo.

Trước hết Chiến hiện lên như một người chị đảm đang tháo vát.Cha mẹ mất sớm,chị Hai

đi lấy chồng xa.Chiến như làm thay tất cả vai trò của ba má chị trong gđ.Chiến thương

em và luôn nhường nhịn cho em,chi tiết tranh đi bộ đội với em cũng là xuất phát từ lòng

thương em vô bờ bởi không muốn đứa em nhỏ dại của mình sớm phải đối mặt với hiểm

nguy, sống chết trong gang tấc.Cũng trong cảm nhận của VIỆT,chị Chiến “giống in như

má”,từ ngoại hình đến cách nói năng”cái giọng rành rọt tiếng nào ra tiếng nấy”hay có

“đôi bắp tay tròn vo sạm đỏ màu nắng cháy”.Nhưng ở Chiến ta gặp lại hình ảnh giống hệt

người mẹ với sự tháo vát thu dọn việc nhà việc cửa,tính toán đâu ra đấy.Từ việc gửi bàn

thờ má sang nàh chú Năm,đến việc cho xã mượn nhà mở trường học,và cả việc giao lại

công đất cho bà con.Dưòng như trong Chiến ta nhìn thấy một thiếu nữ đang độ trưởng

thành,phải thế không mà sau này khi đi ra trận Chiến vẫn mang theo mình cái gương nhỏ

bên mình,biết làm duyên làm dáng,chăm chút cho bản thân!Đặt trog sự tương quan

đó,Việt hiện lên với những nét cá tính trẻ con hồn nhiên vô tư.Trong khi chị Chiến bàn

tính công việc thu xấp nàh cửa thì V lại toàn ừ hoặc gật,phó thác cho chị Chiến,lúc lại

“với tay chụp một con đom đóm”,rồi thì mặc cho chị Chiến thao thao,V đã lăn ra ngủ khì

từ bao giờ.Sau này khi đi chiến trường,Việt còn mang theo cả thứ trò chơi thơ trẻ là caí

ná thun để bắn chim,để rồi trong giờ phút cận kề cái chết không sợ giặc chỉ sợ con ma cụt

lưỡi và thằng chòng cụt đầu.Nét đa dạng hoá trong tính cách nhân vật như vậy cũng ạo

nên sự hấp dẫn riêng biệt thu hút người đọc của tác phẩm!

Như vậy, khắc hoạ nhân vật Việt và Chiến trong câu chuyện trước đêm tòng quân lên

đường đánh giặc ấy,người đọc hiểu thêm về kiểu nhân vật mà NT ưa thích,đó là kiểu

nhân vật anh hùng nhưng họ lại là con đẻ của vùng sông nước Nam Bộ,con đẻ của một

gia đình giàu truyền thống CM,được truyền lửa và hun đúc nhiệt huyết CM,họ như

nhưũng khúc sông trong trẻo trong dòng sông truyền thống của gia đình mình để chảy

mãi chảy mãi ra biến lớn của quê hương đất nước!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here