Văn Mẫu Cảm Nhận về hình tượng thiên nhiên và con người Việt Bắc

0
3735
Văn Mẫu Cảm Nhận về hình tượng thiên nhiên và con người Việt Bắc
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Văn Mẫu Cảm Nhận về hình tượng thiên nhiên và con người Việt Bắc

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]

Tổng hợp các đề cương đại học hiện có của Đại Học Hàng HảiĐề Cương VIMARU 

Kéo xuống để Tải ngay đề cương bản PDF đầy đủ: Sau “mục lục” và “bản xem trước”

(Nếu là đề cương nhiều công thức nên mọi người nên tải về để xem tránh mất công thức)

Đề cương liên quan: Văn Mẫu Phân tích chi tiết bài thơ Đất Nước


Mục Lục

Quảng Cáo

Tải ngay đề cương bản PDF tại đây: Văn Mẫu Cảm Nhận về hình tượng thiên nhiên và con người Việt Bắc

VĂN MẪU LỚP 12

Cảm nhận

về hình tượng thiên nhiên và con người Việt Bắc

 

Trong đoạn:

“Ta về, mình có nhớ ta

Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao anh nắng dao gài thắt lưng.

Ngày xuân hoa nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình

Rừng thu trăng rọi hoà bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.” – Việt Bắc (Tố Hữu)

DÀN Ý:

I.                   CÁCH ĐẶT VẤN ĐỀ :

Cách A:1.

Văn chương kết tinh vẻ đẹp của thời đại. Âm vang của lịch sử dường như đọng lại đẹp

nhất, rực rỡ nhất trên những trang thơ. Mỗi câu chữ, hình ảnh thơ ngưng tụ hồn sông núi,

ghi nhận ấn tượng sâu sắc cảm động nhất của một đời người. Hạnh phúc nhất của người

cầm bút có lẽ là lúc tạo được dấu ấn nghệ thuật không phai mờ trong tâm trí người đọc

mọi thế hệ.

  1. Việt Bắc của Tố Hữu là một trường ca tuyệt đẹp về cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc chống thực dân Pháp. Bài thơ đi vào lòng người bằng giọng điệu ân tình chung thuỷ như ca dao, khắc hoạ sâu sắc nỗi niềm của những người con rời “thủ đô kháng chiến”,

thâm tâm đầy ắp kỷ niệm nhớ thương.

  1. Trong tâm trạng kẻ ở – người đi, hình bóng của núi rừng – con người Việt Bắc vẹn nguyên cùng ký ức, với bao hình ảnh đơn sơ mà cảm động. Để hôm nay, những câu thơ

còn rung động lòng người với những sắc màu, âm thanh tươi rói hơi thở của núi rừng

chiến khu, hơi ấm của tình người lan toả : “Ta về … ân tình thuỷ chung”.

Cách B:

  1. Là người, ai cũng có một miền đời để nhớ để thương. Có những mảnh đất tuy không phải nơi chôn nhau cắt rốn nhưng vẫn không bao giờ phai mờ trong tâm khảm. Bởi đó là

máu thịt, là nơi ghi lại kỷ niệm đẹ p nhất của một đời người. Như Chế Lan Viên đã từng

triết lý : “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở – Khi ta đi đất đã hoá tâm hồn”

  1. Việt Bắc – quê hương của kháng chiến, cách mạng trong những ngày đầu tiên của nền dân chủ cộng hoà đã trở thành biểu tượng của tấm lòng gắn bó thuỷ chung với cách mạng, dân tộc. Nhà thơ Tố Hữu đã ghi lại mối tình sắt son đậm đà “mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng” trong bài thơ Việt Bắc , bằng tất cả cảm xúc nồng nàn của một hồn

thơ đằm thắm thuỷ chung.

  1. Qua bao năm tháng, biến động của lịch sử, tiếng nói thiết tha ấy vẫn rung cảm lòng

người, Việt Bắc của ngày xưa vẫn nguyên vẹn trong lòng người hôm nay: “Ta về … ân

tình thuỷ chung”. Tiếng lòng ân tình thuỷ chung ngày ấy phải chăng đã thấm sâu vào

mạch ân tình chung thuỷ của thi ca dân tộc, cho nên khoảng cách thời gian không làm

nhạt nhoà ấn tượng về một vùng rừng núi chiến khu xưa hùng vĩ nên thơ?

II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ :

  1. Cảm nhận chung :
  1. Điều làm nên sức sống diệu kỳ của bài thơ Việt Bắc nói chung và đoạn thơ nói riêng là

giọng điệu thơ ngọt ngào, dân dã đậm sắc màu ca dao. Mạch tình cảm như suối ngầm ẩn

tàng trong tâm hồn người Việt. Đó cũng là đặc trưng cơ bản của phong cách thơ Tố hữu –

luôn đậm đà tính dân tộc.

  1. Tâm tình lại gắn với hình ảnh quê hương – với những nét gợi thương gợi nhớ – là mạch tâm linh chảy suốt chiều dài lịch sử, chạm vào sợi dây tình cảm thiêng liêng nhất của dân tộc Việt Nam “Anh đi anh nhớ quê nhà…”
  1. Cảm hứng chính trị xuyên suốt một đời thơ Tố Hữu. Với tâm tình, lẽ sống của nhà thơ,

Việt Bắc là kết tinh của tình cảm riêng – chung. Hoà điệu tự nhiên của hai luồng tình cảm

  • dân tộc và cách mạng. tiếng nói của nhân vật trữ tình nhập vai cũng chính là những suy ngẫm, tình cảm của nhà thơ. Thật khó tách bạch chủ thể và nhân vật. Ở đó là một cái tôi gắn với phẩm chất và tình cảm dân tộc, tiếng nói riêng tư “mình – ta” đã nói hộ tấm lòng của nhân dân và những người con cách mạng. Chất tự sự – trữ tình chính trị như những lời thầm thỉ tâm sự cùng mọi người, thuyết phục lòng người.
  1. Phân tích chi tiết :
  1. Nỗi nhớ :
  1. Là cảm xúc chủ đạo của toàn bộ bài thơ, gắn với “ta – mình”, “mình – ta”, là cung bậc thiết tha của tình cảm, là miền ký ức không phai mờ của người ra đi.
  1. Nỗi nhớ ở đây mượn nguyên màu sắc ca dao, là sự nối tiếp, là khía cạnh tinh vi trong quan hệ khắng khít: hoa – người. Quê hương hiện hình trong vẻ đẹp cụ thể: vẻ đẹp tinh tuý của thiên nhiên (hoa) hoà hợp với vẻ đẹp và sức sống của con người.
  1. Mỗi một hình ảnh “hoa cùng nguời” như đem lại ấn tượng riêng biệt về nét đẹp núi

rừng Việt Bắc. Sự nối tiếp, đan xen sắc màu làm nên mạch cảm xúc của đoạn thơ, nỗi

nhớ qua từng câu càng đậm đà và mãnh liệt hơn. Trên cơ sở đó, nhà thơ hướng toàn bộ

tâm tư về con người – nhân dân với những phẩm chất bình thường mà vĩ đại.

  1. Bức vẽ quê hương :
  1. Tố Hữu đã khéo léo vận dụng thành công đặc trưng tái hiện không gian vô cực của thi ca – gói trọn bốn mùa Xuân – Hạ – Thu – Đông trong những sắc màu đẹp nhất, hài hoà nhất. Bước luân chuyển của thời gian được tác giả chọn ở những thời điểm nên thơ, tạo

ấn tượng không phai mờ trong ký ức. Nhớ cảnh để nhớ người.

  1. Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng

Nét son của bức tranh núi rừng ở đây là màu đỏ tươi của hoa chuối. Chấm phá của tranh

thuỷ mặc điểm một sắc đỏ trong không gian xanh bao la, không gian mang sức sống

mãnh liệt. Ở đấy là cách nhìn của thi nhân Á Đông, người đọc có thể nhớ đến một cảm

xúc quen thuộc trong thơ Nguyễn Trãi :

Hoè lục đùn đùn tán rợp trương

Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ… (Bảo kính cảnh giới 43)

Mùa đông trong câu thơ Tố Hữu cũng lan toả hơi ấm của mùa hè, không hề có cảm giác

lạnh lẽo, bởi sắc đỏ hoa chuối cũng như phun trào từ giữa màu xanh của rừng.

Bên cạnh nét đẹp của hoa là nét đẹp của người thật khoẻ khoắn “Nắng ánh dao gài thắt

lưng” là hình ảnh người dân miền sơn cước. Cách hoán dụ không phải tình cờ ngẫu nhiên

mà chọn con dao đi rừng – vật bất ly thân của người miền núi – nét đặc trưng của cuộc

sống Việt Bắc. Con người nổi bật trong không gian đèo cao, càng nổi bật trong ánh nắng ,

thành một điểm sáng giữa khung cảnh mùa đông, mang trong mình nét hiên ngang hùng

vĩ kiêu hãnh của núi rừng.

  1. Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

Không gian mùa xuân bừng sáng trong sắc hoa mơ. Sức sống mùa xuân lan toả khắp núi

rừng Việt Bắc. Giữa nền trắng hoa mơ, nổi bật hình ảnh “người đan nón”. Nỗi nhớ ở đây

cụ thể đến từng chi tiết “chuốt từng sợi giang”. Người Việt Bắc hiện lên ở nét đẹp cần

mẫn, chịu thương chịu khó. Trong cách tả không có một âm vang nào của núi rừng,

nhưng vẻ đẹp của mùa xuân vẫn sinh động nhờ hoạt động của con người. Sợi nhớ, sợi

thương đan dày trong tâm tưởng, con người đẹp tự nhiên trong những công việc tỉ mẩn

hàng ngày.

  1. Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình

Không gian nỗi nhớ hình như rõ nét nhất, đậm đà nhất trong bức tranh mùa hạ. Và cũng

đọng lại hình ảnh ngọt ngào thân thương nhất của “cô em gái hái măng”. Câu thơ tả cảnh

giàu sức biểu cảm, tiếng ve ran gọi màu vàng tràn ngập không gian. Không gian lung linh

hơn khi sắc vàng đổ xuống. Ấn tượng màu vàng đẹp như bức vẽ tả thực vừa làm xao

xuyến lòng người trong tiếng ve dóng dả gọi hè, như gọi cả màu vàng đất trời về phủ kín

cánh rừng.

Nổi bật giữa khung cảnh là hình ảnh “cô em gái”. Cách gọi biểu lộ niềm thân thương trìu

mến của con người. Câu thơ gợi nhớ vẻ đẹp nên thơ của một “cô hái mơ” trong thơ

Nguyễn Bính (Thấp thoáng rừng mơ cô hái mơ). Nhưng ở đây cô gái Việt Bắc mang vẻ

đẹp khoẻ khoắn mộc mạc hơn. Một mình nhưng không tạo cảm giác cô đơn hiu quạnh, vì

cả không gian nhuộm rực ánh vàng.

đ. Rừng thu trăng dọi hoà bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung

Không gian chuyển về đêm. Như hoàn chỉnh bức tranh tuyệt mỹ của núi rừng Việt Bắc.

Đêm thu và ánh trăng như lan toả vào màu xanh của núi rừng. Vẻ đẹp của khu rừng dưới

ánh trăng gợi lên vẻ huyền ảo. Khung cảnh gọi hồn thơ.

Nỗi nhớ cũng mênh mang như ánh trăng, thành “tiếng hát ân tình thuỷ chung”. Nhớ

không cụ thể một đối tượng nào. Như ca dao :

Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ

Nhớ ai, ai nhớ, bây giờ nhớ ai

Tình người bâng khuâng trong câu thơ gợi cảm xúc đồng điệu giữa kẻ ở – người đi. Đọng

lại trong nỗi nhớ là “ân tình thuỷ chung” dào dạt.

  1. Tóm ý :

Đoạn thơ diễn tả nỗi nhớ gắn với hình ảnh của núi rừng Việt Bắc. Mỗi mùa mang một sắc

màu riêng và bốn mùa hoà chung màu sắc đa dạng, làm nên vẻ hấp dẫn cho bức tranh

phong cảnh trữ tình.

Thời gian diễn tả tuần tự, nhưng thời gian không làm phai nỗi nhớ. Mỗi mùa đi qua có

một khoảnh khắc đáng nhớ – đ1o là khi trái tim nhà thơ bắt nhịp cùng không gian – cảnh

vật.

Đó là tình yêu đích thực, rung động chân thành của trái tim nhà thơ. Cũng là tấm lòng của

những người con kháng chiến sâu năng với thủ đô kháng chiến .


Tải xuống tài liệu học tập PDF miễn phí

Tải Xuống Tại Đây

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here