Vài suy ngẫm về Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và mối thù dòng tộc theo cách diễn giải của Tạ Chí Đại Trường

0
1885
Vài suy ngẫm về Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và mối thù dòng tộc theo cách diễn giải của Tạ Chí Đại Trường
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Vài suy ngẫm về Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và mối thù dòng tộc theo cách diễn giải của Tạ Chí Đại Trường

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]

Tổng hợp các đề cương đại học hiện có của Đại Học Hàng HảiĐề Cương VIMARU 

Kéo xuống để Tải ngay đề cương bản PDF đầy đủ: Sau “mục lục” và “bản xem trước”

(Nếu là đề cương nhiều công thức nên mọi người nên tải về để xem tránh mất công thức)

Đề cương liên quan: Tuyển tập các bài Văn nghị luận xã hội lớp 12 2019


Mục Lục

Quảng Cáo

Tải ngay đề cương bản PDF tại đây: Vài suy ngẫm về Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và mối thù dòng tộc theo cách diễn giải của Tạ Chí Đại Trường

Vài suy ngẫm về Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và mối thù dòng tộc theo cách diễn giải của Tạ Chí Đại Trường

BÀI LÀM

  • Trong số những tác giả viết sách sử hiện nay mà tôi từng đọc, người để lại ấn tượng mạnh nhất là bác Tạ Chí Đại Trường.

 

  • Lịch sử trong sách của bác không bị ảnh hưởng, ràng buộc, che đậy,…bởi bất cứ thứ

 

gì thuộc về hiện tại. Bằng sự khách quan hết mức có thể kèm theo tư duy nhạy bén và logic, bác Tạ Chí đã bóc tách tất tần tật những thứ dây dưa chủ quan, những vinh quang thần thánh, những mưu đồ chính trị,…mà người ta thường thấy ở những nhân vật kiệt xuất, những sự kiện chấn động,…đưa tất cả về lại điểm số 0 thực tại, nơi con người vẫn là con người, sự kiện chỉ là sự kiện, nơi quá khứ chính là quá khứ chứ không phải thứ quá khứ khoác lên mình lớp áo của hiện tại.

 

  • Do đó, lịch sử qua cách nhìn của bác Tạ Chí Đại Trường, trong cảm nhận của tôi, là thứ lịch sử thật nhất, đời nhất, người nhất, sát với bản chất của nó nhất, và hiển nhiên, cũng dung dị và dễ chấp nhận nhất. Nhưng điều đó chỉ sẽ xảy ra với bạn trong trường hợp bạn muốn tiếp cận lịch sử bằng con đường chân chất và thuần khiết, xem nó như một bộ

 

môn khoa học, hay nói cách khác, không bị ảnh hưởng bởi những thứ yêu ghét ở đời, không bị ràng buộc bởi định kiến hay ý đồ chính trị, hoàn toàn tự do suy luận bằng đầu óc của chính mình. Bởi vì, lịch sử qua cái nhìn của bác Tạ Chí là một lịch sử vô cùng trong sáng (trong sáng ở đây phải hiểu là sự tách biệt tuyệt đối giữa chủ thể với những thứ mà bản chất không có liên quan), là nơi gặp gỡ những lời giải thích rằng tại sao quá khứ đã xảy ra như vậy, chứ không phải để nghe những lời phê phán khen chê sáo rỗng hoặc có mục đích (không trong sáng) về quá khứ.

 

  • Hôm nay, để “đổi gió” nhân lúc Sài Gòn chuyển mình từ hạ sang thu, tôi cũng muốn thử một lần bóc trần hết mọi vinh quang để đưa con người về với điểm số 0 của thời đại

 

họ. Nhân vật của bài cảm nhận lần này là Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.

 

  • Hãy tạm gác hết những chiến công đi vào huyền thoại sang một bên trước khi tiếp cận góc khuất nội tâm nơi con người này, đặc biệt là theo cách nhìn của Tạ Chí Đại Trường.

 

  • Cũng hãy tạm xem như “Đức thánh Trần” chỉ là một con người bằng xương bằng thịt, tức là, tạm thời gạt bỏ lớp áo tín ngưỡng đi.

 

  • Và điều còn lại bây giờ là: một con người tên Trần Quốc Tuấn_quý tộc thuộc dòng họ

 

Trần lẫy lừng (dòng họ vốn gắn liền với vụ bê bối mang tên “chế độ nội hôn”).

 

  • Trước hết, cần trích dẫn sơ lược sự kiện đã diễn ra theo Đại Việt Sử Kí Toàn Thư:

 

  • “Tân Hợi, [Thiên Ứng Chính Bình] năm thứ 20 [1251] (Từ tháng 2 về sau là Nguyên

 

Phong năm thứ 1, Tống Thuần Hựu năm thứ 11, Nguyên Hiến Tông Mông Kha năm thứ 1). Mùa xuân, tháng 1, đổi nguyên hiệu là Nguyên Phong (năm thứ 1).

 

 

  • Gả trưởng công chúa Thiên Thành cho Trung Thành Vương (không rõ tên). Con trai

 

Yên Sinh Vương là Quốc Tuấn cướp lấy. Công chúa về với Quốc Tuấn.

 

  • Ngày 15 tháng ấy, vua mở hội lớn 7 ngày đêm, bày các tranh về lễ kết tóc và nhiều trò

 

chơi cho người trong triều ngoài nội đến xem, ý muốn cho công chúa Thiên Thành làm lễ kết tóc với Trung Thành Vương. Trước đó, vua cho công chúa Thiên Thành đến ở trong dinh Nhân Đạo Vương (Nhân Đạo Vương là cha Trung Thành Vương). Quốc Tuấn muốn lấy công chúa Thiên Thành, nhưng không làm thế nào được, mới nhân ban đêm lẻn vào chỗ ở của công chúa thông dâm với nàng. Công chúa Thụy Bà (chị ruột của Thái Tông, cô của Quốc Tuấn, nuôi Quốc Tuấn làm con) liền đến gõ cửa điện cáo cấp. Người coi cửa vội vào tâu. Vua hỏi có việc gì, Thụy Bà trả lời:

 

  • “Không ngờ Quốc Tuấn ngông cuồng càn rỡ, đang đêm lẻn vào chỗ Thiên Thành,

 

Nhân Đạo đã bắt giữ hắn rồi, e sẽ bị hại, xin bệ hạ rủ lòng thương, sai người đến cứu”

 

  • Vua vội sai nội nhân đến dinh Nhân Đạo Vương. Đến nơi, thấy yên lặng, bèn vào chỗ

 

Thiên Thành, thì thấy Quốc Tuấn đã ở đấy. Nhân Đạo bấy giờ mới biết chuyện. Hôm sau, Thụy Bà dâng 10 mâm vàng sống, tâu rằng: ” Vì vội vàng nên không sắm được đủ lễ vật”.

  • Vua bắt đắc dĩ phải gả công chúa Thiên Thành cho Quốc Tuấn, lấy 2000 khoảnh ruộng ở phủ Ứng Thiên để hoàn lại sính vật cho Trung Thành Vương.”

 

  • Sự kiện “tưng bừng” này được tường thuật khá chi tiết và sinh động trong sử sách, lại không vì công lao sau này của Quốc Tuấn mà lược bỏ đi, kèm theo lời phê rất khắc nghiệt của Ngô Sĩ Liên, chứng tỏ tiền nhân không vì vinh quang về sau mà gạt bỏ thực tại, một thái độ rất chuyên nghiệp khi chép sử.

 

  • Tuy nhiên, chuyên nghiệp khi chép sử là một chuyện, còn có khách quan và logic hay không lại là chuyện khác. Dễ thấy, Ngô Sĩ Liên đã bị ảnh hưởng bởi Nho giáo, ảnh

 

hưởng bởi văn hóa đạo đức, nên đã có lời phê rất khắc nghiệt về sự kiện này, nhưng, nếu để ý kĩ lưỡng hơn, ta sẽ thấy Ngô Sĩ Liên còn bị ảnh hưởng bởi “những vinh quang sau này” của Đức Thánh Trần khi đã đổ toàn bộ tội trạng cho đời trước, ngược lại, nhân vật chính trong vụ náo loạn là Trần Quốc Tuấn lại không bị phê bình gì nghiêm trọng (Ngô Sĩ Liên là một sử quan đời sau, không phải sử quan của thời nhà Trần):

 

  • “Con gái vua lấy kẻ bề dưới tất phải sai chư hầu cùng họ đứng ra làm chủ hôn, theo lễ

 

phải thế. Thái Tông đem Thiên Thành công chúa gả xuống cho Trung Thành Vương, nhưng công chúa lại về với Hưng Đạo Vương, việc hôn nhân rất là bất chính. Thế thì lễ

 

cưới này không ai đứng chủ ư? Vì vua đã bất chính trong đạo vợ chồng, cho người làm tôi con cũng bắt chước. Vả lại, hôn nhân không lấy người khác họ mà lấy người cùng họ, thì chỉ có nhà Trần làm thế. Trong việc trái lễ, lại trái lễ nữa.”

 

  • Ở đây, Ngô Sĩ Liên có nhắc thoáng qua vụ việc hoán vợ đổi chồng giữa Trần Thái Tông Trần Cảnh (có thể là cha của Thiên Thành công chúa) và anh ruột là An Sinh

 

Vương Trần Liễu (bố đẻ của Trần Quốc Tuấn), vụ việc vốn để lại nhiều áy náy cho Thái Tông cũng như nhiều bức xúc oán hận cho người bị mất vợ là Trần Liễu.

 

  • Lấy hành vi của người đời trước để xóa tội cho người đời sau là một việc làm (theo cá nhân tôi) là không hợp lý. Nhưng lấy hành vi của người đời trước để lý giải cho hành vi của người đời sau là một việc làm hết sức khoa học, đặc biệt là trong nghiên cứu lịch sử,

 

nơi những sự kiện xảy ra đều ít nhiều có liên hệ với nhau.

 

  • Đa số những tài liệu ca ngợi công lao của Trần hưng Đạo (kể cả sách giáo khoa sử,

 

văn, và các sách tham khảo) đều cố tình bỏ qua những đoạn lộn xộn về hôn nhân và gia đình như vừa trích dẫn ở trên, ngược lại, lại viết kĩ lưỡng đến từng chi tiết sự kiện sau đây:

 

  • “… Quốc Tuấn là con Yên Sinh Vương, lúc mới sinh ra, có một thầy tướng xem cho và bảo: “Ngày sau có thể giúp nước cứu đời”.

 

  • Đến khi lớn lên, dung mạo khôi ngô, thông minh hơn người, đọc rộng các sách, có tài

 

văn võ.

 

  • Yên Sinh Vương trước đây vốn có hiềm khích với Chiêu Lăng, mang lòng hậm hực, tìm khắp những người tài nghệ để dạy Quốc Tuấn. Lúc sắp mất, Yên Sinh cầm tay Quốc Tuấn trối trăn rằng:

 

  • “Con không vì cha lấy được thiên hạ, thì cha chết dưới suối vàng cũng không nhắm mắt được.”

 

  • Quốc Tuấn ghi điều đó trong lòng, nhưng không cho là phải.

 

  • Đến khi vận nước lung lay, quyền quân quyền nước đều do ở mình, ông đem lời cha dặn nói với gia nô là Dã Tượng, Yết Kiêu. Hai người gia nô can ông:

 

  • “Làm kế ấy tuy được phú quý một thời nhưng để lại tiếng xấu ngàn năm. Nay Đại

 

Vương há chẳng đủ phú và quý hay sao? Chúng tôi thề xin chết già làm gia nô, chứ không muốn làm quan mà không có trung hiếu, chỉ xin lấy người làm thịt dê là Duyệt làm thầy mà thôi.”

 

  • Quốc Tuấn cảm phục đến khóc, khen ngợi hai người.

 

  • Một hôm Quốc Tuấn vờ hỏi con ông là Hưng Vũ Vương:

 

  • “Người xưa có cả thiên hạ để truyền cho con cháu, con nghĩ thế nào?”.

 

  • Hưng Vũ Vương trả lời:

 

  • “Dẫu khác họ cũng không nên, huống chi là cùng một họ!”.

 

  • Quốc Tuấn ngẫm cho là phải.

 

  • Lại một hôm Quốc Tuấn đem chuyện ấy hỏi người con thứ là Hưng Nhượng Vương

 

 

 

 

  • “Tống Thái Tổ vốn là một ông lão làm ruộng, đã thừa cơ dấy vận nên có được thiên hạ”.

 

  • Quốc Tuấn rút gươm kể tội:

 

  • “Tên loạn thần là từ đứa con bất hiếu mà ra”, định giết Quốc Tảng, Hưng Vũ Vương

 

hay tin, vội chạy tới khóc lóc xin chịu tội thay, Quốc Tuấn mới tha. Đến đây, ông dặn

 

Hưng Vũ Vương:

 

  • “Sau khi ta chết, đậy nắp quan tài đã rồi mới cho Quốc Tảng vào viếng”…”

 

  • Đã khen thì khen cho trót, ai lại lôi chuyện xấu vào bao giờ. Họa hoằn lắm mới có sách vẫn cứ trích dẫn những chuyện lục đục, nhưng lấy cái xảy ra sau (tức là vinh quang và chiến công) để bào chữa cho cái xảy ra trước (vụ cướp công chúa Thiên Thành), đồng thời, cho trích dẫn luôn cả đoạn sử chép ngay phía trên để càng làm cho con người Trần

 

Hưng Đạo cứ sau mỗi thời lại càng “thần thánh” xa rời hiện thực con người hơn.

 

  • Thêm vào đó, quan điểm về chế độ nội hôn của họ Trần, sau vài trăm năm cách biệt,

 

đã trở thành một điều hoàn toàn không thể chấp nhận ở thời hiện đại (mà thực ra ngay trong quá khứ, tại chính thời đại đó, đã là khó chấp nhận lắm rồi), nên mới sinh ra “vấn nạn” đào tung sử liệu để khẳng định công chúa Thiên Thành là chị em họ với Quốc Tuấn chứ hoàn toàn không phải là cô ruột (theo quan điểm của một vài nhà nghiên cứu khác), mục đích của đa số các tác giả trên suy cho cùng (lại) là muốn bào chữa cho những cái không phù hợp với vị trí của Đức Thánh Trần. Thực chất, hành động tưởng chừng rất “khoa học lịch sử” đó lại vô tình chứng tỏ nhận thức của một vài nhà nghiên cứu về lịch sử vẫn còn “chưa được trong sáng”.

 

  • Ngược lại, trong cuốn sách “Những bài dã sử Việt”, mục “Phổ hệ và chế độ nội hôn của họ Trần”, bác Tạ Chí Đại Trường bằng tinh thần trong sáng với lịch sử rất đặc trưng

 

của mình, đã kết hợp tất cả các sự kiện xảy ra trong khuôn khổ gia tộc của Trần Quốc Tuấn để lý giải những mắc mứu khó hiểu có liên quan. Và ta thấy, có chăng, sự khó hiểu chẳng qua chỉ vì đôi khi ta cứ cố xoay chuyển sự thật theo một hướng nào đó để bản thân luôn luôn nghĩ tốt về một đối tượng nào đó mà quên mất rằng ai cũng chỉ là con người, có

 

quá khứ và có lầm lỗi, có dao động và có lựa chọn:

 

  • “…Trần Quốc Tuấn bị hấp dẫn bởi công chúa Thiên Thành hẳn cũng nằm trong sinh hoạt bình thường đó (ý ám chỉ tục kết hôn cùng họ). Có điều đáng chú ý là đối tượng của Quốc Tuấn lại là con gái Thái Tông nên có thể ngờ rằng ý thức trả thù theo lời dặn của cha chắc có chen vào hành động đó: vụ cướp vợ chỉ xảy ra trước khi Trần Liễu chết có hai tháng, nghĩa là giai đoạn tột đỉnh căm thù khi Liễu biết mình sắp chết.

 

  • Sử quan đã thuật lại khá nhiều về sự gay gắt xảy ra giữa Quốc Tuấn một bên, Thái Tông và các con một bên. Nhưng ngay chính trong những giai đoạn khen Quốc Tuấn, ta thấy ảnh hưởng những lời dặn dò của Trần Liễu không phải không có ở người con đặc biệt này: trong lời dọ ý của gia nô (Yết Kiêu, Dã Tượng) và một người con trai (Hưng Vũ Vương) ông đều gặp phản đối và chỉ thấy một người con tán đồng (Quốc Tảng). Điều đó

 

chứng tỏ ý định thầm kín nghe theo lời cha vẫn còn trong tâm trí ông, nhưng một mặt vì đã có mối liên hệ với Thái Tông (qua Thiên Thành), có thể với Nhân Tông (rể) lúc câu chuyện xảy ra, mặt khác phe phản đối ngay trong vây cánh lại là đa số, nên ông mới dứt khoát từ bỏ ý định cướp ngôi, và vì đã lộ ý hỏi dò thì phải tỏ ra phản đối mạnh mẽ nên có chuyện đòi giết Quốc Tảng, tuyệt tình đến khi chết. …”

 

  • Từ đoạn trích dẫn trên, ta thấy Tạ Chí Đại Trường đã giải quyết rất gọn gàng, khách quan và có hệ thống những điểm bất ổn trong cuộc đời Trần Quốc Tuấn, điều mà không phải nhà nghiên cứu nào cũng làm được, để đưa Trần Quốc Tuấn về với những bản tính rất con người và rất chân thực của mình. Và hiển nhiên, một khi đã được giải thích rõ ràng, thì việc che cái này giấu cái kia khi nói hoặc viết về cuộc đời một con người hoặc về một sự kiện lịch sử là hoàn toàn không cần thiết, và cũng không nên xảy ra.

 

  • Đến đây, tôi mạo muội đưa ra kết luận này: chỉ khi loại bỏ hẳn những điều thần thánh, những ý đồ không trong sáng, định kiến hoặc sự thần tượng đặc biệt,… người ta mới có thể lý giải về một con người trên khía cạnh của một con người.

 

  • Lại nhớ đến một câu hát trong vở nhạc kịch “Ngàn Năm Tình Sử”, thấy phù hợp nên

 

lấy làm câu kết cho bài cảm nhận:

 

  • “…Anh hùng cũng như bao người, cũng biết yêu thương, cũng biết đau buồn, và còn

 

hơn thế, còn đau hơn thế…”


Tải xuống tài liệu học tập PDF miễn phí

Tải Xuống Tại Đây

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here