Tư Tưởng Hồ Chí Minh

0
13566
tu-tuong-ho-chi-minh
Tư Tưởng Hồ Chí Minh
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Đề cương Đại Học Hàng Hải (Vimaru)

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]

Tổng hợp các đề cương hiện có của Đại Học Hàng Hải: CLICK HERE

Tải ngay đề cương này bản PDF tại đây: CLICK HERE (Dự Phòng: CLICK HERE)


Câu 1: Nêu định nghĩa về văn hóa và tính chất của nền văn hóa theo quan điểm Hồ Chí Minh?

  • Định nghĩa về văn hóa: Tháng 8 – 1943, khi còn trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch, lần đầu tiên Hồ Chí Minh đưa ra định nghĩa của mình về văn hóa:

“Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người đã sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở, và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm mục đích thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”.

  • Tính chất của nền văn hóa: Nền văn hóa mới mà chúng ta xây dựng theo tư tưởng Hồ Chí Minh luôn bao hàm ba tính chất: tính dân tộc, tính khoa họ và tính đại chúng.
  • Tính dân tộc của nền văn hóa được Hồ Chí Minh biểu đạt bằng nhiều khái niệm, như đặc tính dân tộc, cốt cách dân tộc, nhằm nhấn mạnh đến chiều sâu bản chất rất đặc trưng của văn hóa dân tộc, giúp phân biệt, không nhầm lẫn với văn hóa của dân tộc khác.
  • Tính khoa học của nền văn hóa mới thể hiện ở tính hiện đại, tiên tiến, thuận với trào lưu tiến hóa của thời đại.
  • Tính đại chúng của nền văn hóa được thể hiện ở chỗ nền văn hóa ấy phải phục vụ nhân dân và do nhân dân xây dựng nên.

Câu 2: Ý nghĩa của việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh đối với sinh viên Đại học Hàng Hải Việt Nam?

  • Nâng cao năng lực tư duy lí luận và phương pháp công tác
  • Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh giúp sinh viên nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với Cách mạng Việt Nam; làm cho tư tưởng của Người ngày càng giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của thế hệ trẻ Việt Nam.
  • Học tập, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm bồi dưỡng, củng cố cho sinh viên, thanh niên lập trường, quan điểm Cách mạng trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; tích cực, chủ động đấu tranh phê phán các quan điểm sai trái, bảo vệ chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta; biết vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.
  • Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức Cách mạng và rèn luyện bản lĩnh chính trị
  • Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh góp phần giáo dục đạo đức, tư cách, phẩm chất Cách mạng.
  • Trên cơ sở kiến thức đã học, sinh viên vận dụng vào cuộc sống, tu dưỡng, rèn luyện bản than, hoàn thành tốt trách nhiệm của mình, đóng góp thiết thực và hiệu quả cho sự nghiệp Cách mạng, con đường Cách mạng mà Hồ Chí Minh và đảng ta đã lựa chọn.
  • Là một sinh viên khoa Kinh tế, Đại học Hàng Hải Việt Nam, được đào tạo sau khi ra trường được đi nhiều nơi, đến nhiều nước trên thế giới, được tiếp xúc với nhiều chế độ chính trị, nhiều nền văn hóa, tư tưởng, đạo đức, lối sống khác nhau, đặc biệt trước sự tác động của mặt trái của cơ chế thị trường, lối sống đạo đức phương Tây, trước sự kích động, lôi kéo, xuyên tạc, mua chuộc của các thế lực thù địch, các tổ chức chính trị phản động sẽ không bị dao động, mất phương hướng mà giữ vững niềm tin, lý tưởng, tự nguyện phấn đấu thực hiện mục tiêu lý tưởng mà Đảng và Bác đã đề ra.

Câu 3: Trình bày nguyên tắc sinh hoạt Đảng theo quan điểm Hồ Chí Minh?

  • Nguyên tắc sinh hoạt Đảng theo quan điểm Hồ Chí Minh chính là nguyên tắc xây dựng Đảng thứ ba: Tự phê bình và phê bình.
  • Lênin cho rằng đây là nguyên tắc xây dựng Đảng kiểu mới. Hồ Chí Minh coi đây là nguyên tắc sinh hoạt của Đảng, là luật phát triển Đảng. Người đặt tự phê bình lên trước phê bình vì mỗi đảng viên trước hết phải thấy rõ mình để tự soi gương, rửa mặt hàng ngày, tự phê bình thì mới phê bình người khác được tốt.
  • Tự phê bình và phê bình thật đúng đắn, nghiêm túc không phải là việc dễ dàng, nó vừa là khoa học vừa là nghệ thuật của Cách mạng. Muốn thực hiện tốt nguyên tắc này, đòi hỏi mỗi người phải trung thực, chân thành với bản thân mình cũng như với người khác, phải có tình đồng chí, tình thương yêu lẫn nhau.

Câu 4: Quan điểm Hồ Chí Minh về Nhà nước vì dân?

  • Nhà nước vì dân là nhà nước lấy lợi ích chính đáng của nhân dân làm mục tiêu, tất cả đều vì lợi ích của nhân dân ngoài ra không có bất cứ lợi ích nào khác. Đó là nhà nước phục vụ cho lợi ích và nguyện vọng của nhân dân, không có đặc quyền, đặc lợi, thực sự trong sạch, cần, kiệm, liêm, chính.
  • Trong nhà nước đó, từ Chủ tịch đến công chức bình thường đều phải làm công bộc, làm đầy tớ cho nhân dân. Vì vậy:

“Việc gì lợi cho nhân dân ta phải hết sức làm.

Quảng Cáo

Việc gì hại đến dân ta phải hết sức tránh”.

  • Trong di chúc, Người nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải làm thế nào để xứng đáng vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân.
  • Là người đầy tớ thì phải trung thành, tận tụy, cần kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ.
  • Là người lãnh đạo thì phải có trí tuệ hơn người, minh mẫn sáng suốt, nhìn xa trông rộng, gần gũi nhân dân, trọng dụng hiền tài,…
  • Như vậy, để làm người thay mặt dân phải gồm đủ cả đức – tài, phải vừa hiền lại vừa minh.

Câu 5: Trình bày định nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh và phương thức tiếp cận hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh.

  • Định nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của Cách mạng Việt Nam, từ Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến Cách mạng xã hội chủ nghĩa; là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể nước ta, đồng thời là sự kết tinh tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người”.
  • Hiện nay, tồn tại hai phương thức tiếp cận hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh:
  • Thứ nhất, tư tưởng Hồ Chí Minh được nhận diện như một hệ thống tri thức tổng hợp, bao gồm: tư tưởng triết học, tư tưởng kinh tế; tư tưởng quân sự; tư tưởng chính trị; tư tưởng văn hóa, đạo đức và nhân văn.
  • Thứ hai, tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống các quan điểm về Cách mạng Việt Nam, bao gồm: Tư tưởng về vấn đề dân tộc; về dân chủ, Nhà nước của dân, do dân, vì dân; về văn hóa, đạo đức,…

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here