Công Pháp Và Tư Pháp (Phần 2)

0
21250
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Câu 21: Công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài là gì? Trình bày các trường hợp bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài ko được công nhận và thi hành tại Việt Nam?

  1. Khái niệm

Công nhận và thi hành bản án dân sự của TANN là hành vi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của một quốc gia thừa nhận giá trị pháp lý của bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật của 1 quốc gia khác và làm cho nó có hiệu lực thi hành trên thực tế tại lãnh thổ quốc gia đó.

b.Bản án, quyết định của TA nước ngoài không công nhận và cho thi hành tại Việt Nam:

  • Bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật của nước có tòa án đã ra bản án, quyết định đó.
  • Người phải thi hành án hoặc người đại diện hợp pháp của người đó đã vắng mặt tại phiên tòa nước ngoài do không được triệu tập hợp lệ.
  • Vụ án không thuộc thẩm quyền xét xử riêng biết của TA Việt Nam.
  • Về cùng vụ án này đã có bản á, quyết định dân sự đang có hiệu lực pháp luật của TAVN, hoặc của TA nước ngoài đã được TAVN công nhận; hoặc trước khi cơ quan xét xử của nước ngoài thụ án, tòa án Việt Nam đã thụ lý và đang xem xét vụ án đó.
  • Đã hết thời hiệu thi hành án theo quy định của luật nước có tòa án đã ra bản án, quyết định đó hoặc theo quy định của PLVN;
  • Việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của TA nước ngoài tại Việt Nam trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.

Câu 22: Trọng tài thương mại quốc tế là gì? Nêu các nguyên tắc xét xử trong Trọng tài thương mại quốc tế. Ưu, nhược điểm của phương thức giải quyết tranh chấp này?

Định nghĩa

Như vậy, trọng tài thương mại quốc tế là phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh từ các quan hệ tư pháp quốc tế, nhất là các quan hệ thương mại quốc tế mà pháp luật cho phép giải quyết được bằng trọng tài. Theo phương thức này, các bên nhất trí thỏa thuận với nhau sẽ đưa vụ tranh chấp ra giải quyết tại một cơ quan trọng tài nhất định nào đó.

  • Nguyên tắc thỏa thuận trọng tài
  • Nguyên tắc trọng tài viên độc lập, vô tư, khách quan
  • Nguyên tắc trọng tài viên phải căn cứ vào pháp luật
  • Nguyên tắc trọng tài viên phải tôn trọng sự thỏa thuận của các bên
  • Nguyên tắc giải quyết một lần

+ Ưu điểm cơ bản sau:

  • Thủ tục tiện lợi nhanh chóng: Các bên không phải tuân thủ những nguyên tắc tố tụng nghiêm ngặt và phức tạp, mà có thể quyết định cả về nguyên tắc, trình tự thủ tục trọng tài, tố tụng trọng tài chỉ diễn ra ở một cấp, quyết định của trọng tài có giá trị chung thẩm mà không bị kháng cáo, kháng nghị tại bất cứ trọng tài khác cũng như tại TA.
  • Phán quyết của trọng tài thướng chính xác, khách quan và có độ tin cậy cao hơn:Vì các bên được quyền chọn trọng tài viên cho mình, nên các TTV thường là những chuyên gia có kinh nghiệm an hiểm sau sắc về các lĩnh vực chuyên môn có liên quan đến hợp đồng; quyết định của Ttai dường như không bị chi phối bởi yếu tố chính trị vì thế sẽ mang tính khách quan hơn so với phán quyết của TA
  • Khả năng giữ bí mật: TT hoạt động theo nguyên tắc xét xử kín, các quyết định của trọng tài không được công khai nếu không được sự đồng ý của các bên.
  • Chi phí trọng tài: với thủ tục tố tụng đơn giản nên chi phí trọng tài ít tốn kém hơn so với chi phí kiện tụng trước TA.

+ Nhược điểm cơ bản sau:

Quảng Cáo

– Thứ nhất: trọng tài chỉ xét xử một lần chung thẩm tạo nên hiệu lực cho phán quyết trọng tài, song đồng thời hạn chế cơ hội sửa chứa nếu có sai xót về nội dung hay không đảm bảo quyền và nghĩa vụ cho các bên tranh chấp.

-Thứ hai:phán quyết của trọng tài có thể bị tuyên hủy bởi quyết định của tòa án là một hạn chế. Vì nó hạn chế hiệu lực của phán quyết trọng tài cũng như giảm sự tin cậy vào cơ chế giải quyết tranh chấp bằng trọng tài.

-Thứ ba trọng tài có tính chất phi chính phủ nên khi hiểu biết của một bộ phận dân trí về trọng tài chưa cao thì sự tin tưởng về khả năng, hiệu quả công việc, giá trị pháp lí của phán quyết trọng tài…cũng còn hạn chế.

Câu 23: Phân biệt trọng tài ad-hoc và trọng tài thường trực. Trình bày ưu, nhược điểm của mỗi loại?

  1. Trọng tài thương mại ad – hoc

Là trọng tài được thành lập bởi các bên đương sự trên cơ sở tự nguyện, nhằm giải quyết một vụ tranh chấp cụ thể nào đó, sau khi giải quyết xong tranh chấp thì nó tự giải thể.

+ Đặc điểm: không có trụ sở cố định như trọng tài thường trực; không lệ thuộc vào bất kì quy tắc xét xử nào cả và thường chỉ có một trọng tài viên duy nhất do các bên thống nhất lựa chọn.

+ Ưu điểm: rất gọn nhẹ và linh hoạt; thời gian xét xử ngắn, hai bên dễ đi đến thỏa thuận chung, chi phí ít;

+ Nhược điểm: nó phụ thuộc rất nhiều vào sự hợp tác của các bên. Và vì nó không có quy tắc tố tụng riêng nên phụ thuộc vào hệ thốn luật nơi xét xử của trọng tài.

  1. Trọng tài thường trực

Là trọng tài có tổ chức được thành lập để hoạt động một cách thường xuyên, có trụ sở và điều lệ, có quy tắc xét xử riêng. Ban trọng tài có thể là một trọng tài viên được chọn trong số trọng tài viên niêm yết của trung tâm trọng tài. Sauk hi giải quyết xong tranh chấp, tổ chức trọng tài vẫn tồn tại.

Ưu điểm:

Các quy tắc tố tụng của các tổ chức trọng tài thường quy định rất chi tiết về các bước của quá trình tố tụng, đảm bảo trong mọi trường hợp tranh chấp sẽ được giải quyết, không phụ thuộc vào việc một bên có tham gia vào quá trình tố tụng trọng tài hay không. Như vậy, trong trường hợp một bên không có thiện chí tham gia tố tụng trọng tài thì các quy định trên là rất cần thiết.

Ưu điểm thứ hai đó là hầu hết các tổ chức trọng tài đều có những chuyên gia được đào tạo tốt để hỗ trợ quá trình trọng tài. Các chuyên viên này sẽ đảm bảo Hội đồng Trọng tài sẽ được thành lập, các khoản phí trọng tài sẽ được nộp đủ, đôn đốc đúng thời hạn và nói chung sẽ đảm bảo quá trình tố tụng được diễn ra phù hợp trong phạm vi tối đa có thể.

Nhược điểm:

Nhược điểm lớn nhất của Trọng tài quy chế đó là tốn kém nhiều chi phí. Rõ ràng giải quyết tranh chấp tại Trọng tài quy chế, ngoài việc phải trả chi phí thù lao cho các Trọng tài viên, các bên còn phải trả thêm các chi phí hành chính để nhận được sự hỗ trợ của các trung tâm trọng tài.

Nhược điểm thứ hai của Trọng tài quy chế đó là nhiều khi quá trình tố tụng bị kéo dài mà Hội đồng Trọng tài các các bên bắt buộc phải tuân thủ vì phải tuân theo các thời hạn theo quy định của Quy tắc tố tụng

Câu 24: Xác định thẩm quyền của Trọng tài thương mại quốc tế theo pháp luật Việt Nam. Trình bày khái niệm, nội dung và vai trò của thoả thuận trọng tài?

Điều 2 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định ba nhóm vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài thương mại, cụ thể:
Thứ nhất, “tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại”. Tranh chấp này đòi hỏi các bên trong tranh chấp đều phải có hoạt động thương mại, mà tiêu chí nhận diện hoạt động thương mại theo Khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại 2005 là mục đích sinh lời.
Thứ hai, “tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó có ít nhất một bên có hoạt động thương mại”. Với quy định này, chỉ cần một bên trong tranh chấp có hoạt động thương mại, bên còn lại có thể tham gia quan hệ với các mục đích phi lợi nhuận như tiêu dùng, nhu cầu cá nhân,…
Thứ ba, “tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định phải giải quyết bằng trọng tài”. Trong trường hợp này, tiêu chí hoạt động thương mại thậm chí còn không được đặt ra, mà chỉ cần trong pháp luật chuyên ngành có quy định tranh chấp có thể giải quyết bằng trọng tài thương mại.

-Khái niệm: Thỏa thuận trọng tài là văn bản thỏa thuận của các bên về việc giải quyết tranh chấp có thể hoặc đã phát sinh giữa họ với nhau theo thể thức trọng tài mà PL của nước hữu quan quy định có thể giải quyết theo thể thức đó.

Nội dung của thỏa thuận trọng tài bao gồm những điểm cơ bản sau:

  • Lựa chọn hình thức trọng tài
  • Lựa chọn tổ chức trọng tài;
  • Lựa chọn luật áp dụng cho thủ tục trọng tài;
  • Lựa chọn ngôn ngữ sẽ được sử dụng trong quá trình xét xử trọng tài;
  • Thanh toán chi phí và lệ phí trọng tài;
  • Cam kết thi hành quyết định trọng tài;

Thỏa thuận trọng tài giữ vai trò đặc biệt quan trọng:

  • Là cơ sở pháp lý để quá trình trọng tài tiếp tục thục hiện mặc dù một trong cá bên tự động rút lui hoặc lẩn tránh;
  • Là cơ sở pháp lý cho việc công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài;
  • Là bộ phận cấu thành cơ bản của hợp đồng nhưng thỏa thuận trọng tài có giá trị pháp lý độc lập; dù hợp đồng bị tuyên xử vô hiệu thì thỏa thuận trọng tài vẫn giữ nguyên giá trị.

Câu 25: Trọng tài thương mại quốc tế là gì? Trình bày luật áp dụng trong xét xử trọng tài theo pháp luật Việt Nam?

Khái niệm:

TTTM quốc tế là phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động TM được các bên thỏa thuận và được tiến hành theo trình tự, thủ tục tố tụng do pháp luật quy định.

Luật trọng tài 2010

Điều 14. Luật áp dụng giải quyết tranh chấp

  1. Đối với tranh chấp không có yếu tố nước ngoài, Hội đồng trọng tài áp dụng pháp luật Việt Nam để giải quyết tranh chấp.
  2. Đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài, Hội đồng trọng tài áp dụng pháp luật do các bên lựa chọn; nếu các bên không có thỏa thuận về luật áp dụng thì Hội đồng trọng tài quyết định áp dụng pháp luật mà Hội đồng trọng tài cho là phù hợp nhất.
  3. Trường hợp pháp luật Việt Nam, pháp luật do các bên lựa chọn không có quy định cụ thể liên quan đến nội dung tranh chấp thì Hội đồng trọng tài được áp dụng tập quán quốc tế để giải quyết tranh chấp nếu việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
  • Tranh chấp có yếu tố nước ngoài

+ Hội đồng trọng tài áp dụng pháp luật do các bên lựa chọn.

+ Nếu các bên không có thỏa thuận về luật áp dụng thì Hội đồng trọng tài quyết định áp dụng pháp luật mà Hội đồng trọng tài cho là phù hợp nhất. Luật phù hợp nhất có thể là Điều ước quốc tế, pháp luật quốc gia và tập quán quốc tế… Nhưng không trái với quy định pháp luật Việt Nam.

Trong thực tiễn giải quyết tranh chấp, Tòa án hoặc Trọng tài có thể áp dụng nhiều phương pháp khác nhau để xác định luật áp dụng cho vụ tranh chấp nhưng trong đó có 4 phương pháp cơ bản là:

– Dựa trên nguyên tắc chung của Tư pháp quốc tế.

– Áp dụng luật nơi có mối quan hệ pháp lý gắn bó nhất với vụ tranh chấp

– Áp dụng tập quán thương mại

– Áp dụng “ Lex mercatoria” hay “ nguyên tắc chung của luật”

  • Tranh chấp không có yếu tố nước ngoài

Áp dụng pháp luật Việt Nam để giải quyết.


Tải xuống tài liệu học tập PDF miễn phí

 Tải Xuống Tại Đây  



Tải xuống tài liệu học tập PDF miễn phí

 Tải Xuống Tại Đây 


LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here