Công Pháp Và Tư Pháp (Phần 2)

0
21263
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Câu 6: Nêu cơ sở pháp lý của việc áp dụng pháp luật nước ngoài? Nguyên tắc và cách thức áp dụng?

Việc áp dụng pháp luật nước ngoài phải dựa trên cơ sở chủ quyền quốc gia và bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia

* Cơ sở pháp lý:

– Phái có quy phạm xung đột dẫn chiếu tới hệ thống pháp luật được áp dụng. Quy phạm xung đột có thể quy định ở LQG, ĐƯQT hay TQQT.

– Có thể được quy định trong hợp đồng do các bên thoả thuận.

* Nguyên tắc:

  • Việc áp dụng pháp luật nước ngoài phải dựa trên cơ sở chủ quyền quốc gia và bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia đồng thời bảo đảm hậu quả của việc áp dụng không đươc trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật nước mình.
  • Cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ áp dụng luật nước ngoài khi QPXĐPL dẫn chiếu tới.
  • Khi QPXĐ dẫn chiếu đến pháp luật nước ngoài có nghĩa là dẫn chiếu đến toàn bộ hệ thống pháp luật của nước đó. Khi áp dụng luật nước ngoài là áp dụng toàn bộ hệ thống PL nước ngoài nên nó phải được giải thích, xác định nội dung và áp dụng để giải quyết vụ việc đúng như ở nước đã ban hành nó.

* Việc áp dụng luật nước ngoài phải đáp ứng các tiêu chí:

Quảng Cáo
  • Nguyên tắc: Các cơ quan có thẩm quyền cần áp dụng luật nước ngoài một cách thiện chí và đầy đủ.
  • Pháp luật nước ngoài phải được giải thích và thực thi về nội dung như ở chính nơi nó được ban hành.
  • Cách thức: Cơ quan tư pháp có thẩm quyền và cơ quan xét xử có nhiệm vụ tìm hiểu và xác định nội dung qua nghiên cứu văn bản pháp luật, qua thực tiến hành pháp, tư pháp, tập quán của nước hữu quan.
  • Các bên tranh chấp có nghĩa vụ đưa ra minh chứng để bảo vệ quyền lợi cho mình.

Câu 7: Tại sao nói quốc gia là chủ thể đặc biệt trong Tư pháp quốc tế?

Quốc gia là chủ thể đặc biệt của tư pháp quốc tế: là chủ thể có chủ quyền. Pháp luật các nước đều thừa nhận các quyền miễn trừ của quốc gia :

  • Quyền miễn trừ tư pháp.
  • Quốc gia không thể bị xét xử bởi bất kỳ tòa án của bất kỳ quốc gia nào ( nếu không có sự đồng ý của chính quốc gia đó ).
  • Quốc gia không bị áp dụng các biện pháp pháp lý trong quá trình tố tụng. Ví dụ phong tỏa tài khoản.
  • Quốc gia được miễn trừ áp dụng các biện pháp thi hành án.

Câu 8: Thế nào là người nước ngoài? Trình bày địa vị pháp lý của người nước ngoài tại Việt Nam?

Người nước ngoài  là người không có quốc tịch của quốc gia sở tại ( nơi cơ quan có thẩm quyền đang giải quyết vấn đề ), bao gồm:

  • Người có quốc tịch nước ngoài ( có thể đa quốc tịch nhưng phải không có quốc tịch Việt nam )
  • Người không có quốc tịch không có liên hệ mật thiết với 1 hệ thống pháp luật của 1 quốc gia nào phải xác định theo các nguyên tắc chung : nơi sinh, nơi sinh sống …

Địa vị pháp lý của người nước ngoài ở Việt Nam:

Là tổng thể các quyền và nghĩa vụ của người nước ngoài khi sinh sống cư trú làm ăn ở Việt Nam.

  • Quyền cư trú đi lại trong pháp lệnh nhập cảnh xuất cảnh 2000 cho phép người nước ngoài tự do đi lại cư trú trên lãnh thổ Việt Nam trừ một số lĩnh vực an ninh..
  • Quyền hành nghề: cho phép người nước ngoài tự do lựa chọn nghề nghiệp trong khuôn khổ pháp luật. Tuy nhiên hạn chế người nước ngoài làm việc trong một số ngành nghề an ninh quốc phòng. Được phép làm luật sư tư vấn pháp luật VN với điều kiện học qua trường Đại học Luật việt nam.
  • Được quyền sở hữu và thừa kế.
  • Quyền được học tập: cho họ tự do lựa chọn các trường tuy nhiên hạn chế một số trường liên quán đến anh ninh quốc phòng.
  • Quyền tác giả và sở hữu công nghiệp: thể hienj rõ Đ774 và Điều 775.
  • Lĩnh vực hôn nhân – gia đình cho phép họ kết hôn nuôi con nuôi bình đẳng đảm bảo quyền lợi cho phụ nữ và trẻ em.
  • Quyền tố tụng dân sự; áp dụng chế độ đãi ngộ quốc gia theo Điều 406 BLTTDS 2004 thì người nươc ngoài, pháp nhân nước ngoài khi khởi kiện ở tòa án VN được Nhà nước việt nam cho hưởng chế độ đối xử quốc gia trong tố tụng dân sự.
  • Nghĩa vụ: Tôn trọng pháp luật Việt Nam, tôn trọng phong tục tập quán, truyền thống tín ngưỡng của VN và khi Người nước ngoài vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất vi phạm họ có thể bị xử phạt, bị trục xuất trước thời hạn và thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự.

Câu 9: Thế nào là pháp nhân nước ngoài? Trình bày quy chế pháp lý dân sự của pháp nhân nước ngoài tại Việt Nam?

Pháp nhân nước ngoài là pháp nhân không mang quốc tịch Việt nam
Quốc tịch của pháp nhân thường được xác định theo

  • Nơi đăng ký thành lập ở các nước áp dụng luật thành văn
  • Nơi đặt trụ sở chính ở các nước áp dụng luật bất thành văn ( Anh, Mỹ )
  • Nơi tiến hành các hoạt động kinh doanh chính: Trung đông
    Chú ý:

    Cũng có trường hợp quốc gia xác định theo quốc tịch của chủ tịch công ty, người có cổ phần cao nhất. Pháp nhân cũng có thể có nhiều quốc tịch ( nghĩa vụ tăng lên, phải đóng thuế nhiều lần thường lợi bất cập hại, và gây khó khăn trong việc quản lý, xử lý pháp nhân).
    Pháp nhân luôn phải chịu tác động đồng thời của 2 hệ thống pháp luật :

Quy chế pháp lý của pháp nhân nước ngoài tại Việt Nam

+ Đặc điểm

  • Pháp nhân nước ngoài chịu sự điều chỉnh của hai hệ thống pháp luật của nước pháp nhân mang quốc tịch điều chỉnh: năng lực pháp luật dân sự, điều kiện thủ tục thành lập, hợp nhất, giải thể, chia tách,thanh lí tài sản khi giải thể pháp nhân; Pháp luật nước sở tại quy định quyền và nghĩa vụ của pháp nhân, lĩnh vực hoạt động, phạm vi hoạt động, quy mô ngành nghề…
  • Quy chế pháp lý dân sự của pháp nhân nước ngoài còn thể hiện ở chỗ khi các quyền và lợi ích hợp pháp của pháp nhân nước ngoài bị xâm phạm thì nó sẽ được nước mà nó mang quốc tịch thực hiện sự bảo hộ pháp lý về mặt ngoại giao.
  • Nội dung quy chế pháp lý của pháp nhân nước ngoài là không giống nhau giữa các nước và ngay trong cùng một nước ở từng giai đoạn lịch sử khác nhau quy chế pháp lý đối với pháp nhân nước ngoài không phải lúc nào cũng giống nhau

Về năng lực pháp luật dân sụ của pháp nhân nước ngoài theo quy định tại Điều 765 BLDS thì được xác định theo pháp luật của nước nơi pháp nhân đó thành lập; trừ trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định khác; trong trường hợp pháp nhân nước ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài được xác định theo pháp luật Việt Nam.

Tuy nhiên nội dung cụ thể của quy chế pháp lý dân sự của các loại pháp nhân ước ngoài hoạt động ở Việt Nam không hoàn toàn giống nhau.

 

Câu 10: Quyền sở hữu trong tư pháp quốc tế là gì? Trình bày cách thức giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam?

Quyền sở hữu trong tư  pháp quốc tế là quyền sở hữu có yếu tố nước ngoài.

Trong khoa học tư pháp quốc tế, quyền sở hữu của các chủ thể được đề cập đến là quyền sở hữu có yếu tố nước ngoài. Yếu tố nước ngoài trong quan hệ sở hữu được thể hiện ở những điểm sau:

* Chủ thể tham gia quan hệ sở hữu là người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài, nhà nước nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài…

* Khách thể của quan hệ sở hữu là tài sản tồn tại ở nước ngoài.

* Sự kiện pháp lý làm phát sinh thay đổi chấm dứt quan hệ sở hữu xảy ra ngay ở nước ngoài.

Giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam

Giống câu 11
Theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia:

Hiện nay, vấn đề liên quan đến quan hệ sở hữu có yếu tố nước ngoài được quy định chủ yếu và tập trung nhất trong các Hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam đã ký kết với các nước. Ngoài ra, vấn đề này cũng được đề cập đến ở một chừng mực nhất định trong các thỏa thuận song phương hoặc đa phương khác như các Hiệp định thương mại, Hiệp định hợp tác đầu tư, Hiệp định về hàng hải…
– Nguyên tắc chủ đạo được áp dụng để giải quyết hiện tượng xung đột pháp luật liên quan đến quyền sở hữu có yếu tố nước ngoài là nguyên tắc Luật nơi có tài sản;
– Ngoài ra, các nguyên tắc khác vẫn được áp dụng trong những trường hợp cụ thể như hệ thuộc luật nhân thân, hệ thuộc luật tòa án…
Theo pháp luật Việt Nam:
Theo quy định tại Điều 766 – BLDS 2005 và Điều 11 – Nghị định số 138/2006 của Chính phủ quy định chi tiết hướng dẫn thi hành các quy định của BLDS 2005:
– Việc xác định nội dung quyền sở hữu, xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền sở hữu sẽ được thực hiện theo pháp luật của nước nơi có tài sản (Điều 766.1 BLDS 2005 và Điều 11.1 NĐ 38/2006);
– Việc định danh tài sản cũng được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản (Điều 776.3 BLDS 2005);
– Đối với tài sản đang trên đường vận chuyển, các vấn đề liên quan đến quan hệ về quyền sở hữu tài sản sẽ được giải quyết theo pháp luật của nước do các bên thỏa thuận hoặc luật nơi tài sản được chuyển đến (Điều 766.2 BLDS);
– Quyền sở hữu đối với máy bay dân dụng và tàu biển tại Việt Nam phải tuân theo pháp luật Việt Nam (Điều 766.3 BLDS).

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here