Tổng quan về Bảo hiểm nhân thọ

0
2734
Tổng quan về Bảo hiểm nhân thọ
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Tổng quan về Bảo hiểm nhân thọ

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]

Tổng hợp các đề cương đại học hiện có của Đại Học Hàng HảiĐề Cương VIMARU 

Kéo xuống để Tải ngay đề cương bản PDF đầy đủ: Sau “mục lục” và “bản xem trước”

(Nếu là đề cương nhiều công thức nên mọi người nên tải về để xem tránh mất công thức)

Đề cương liên quan:Đồ án Bảo hiểm xã hội cho người lao động ở Việt Nam


Mục Lục

Quảng Cáo

Tải ngay đề cương bản PDF tại đây: Tổng quan về Bảo hiểm nhân thọ

LỜI NÓI ĐẦU

Trong cuộc sống sinh hoạt cũng như trong hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày dù đã luôn chú ý ngăn ngừa và đề phòng nhưng con người vẫn có nguy cơ gặp phải những rủi ro bất ngờ xảy ra. Các rủi ro do nhiều nguyên nhân: do môi trường thiên nhiên (Bão, lụt, động đất, hạn hán…); do sự tiến bộ và phát triển của khoa học kỹ thuật (Khoa học kỹ thuật phát triển, một mặt thúc đẩy sản xuất và tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc sống con người nhưng mặt khác cũng gây ra nhiều tai nạn bất ngờ như tai nạn ôtô, hàng không , tai nạn lao động…); do môi trường xã hội (khi xã hội càng phát triển thì con người càng có nguy cơ gặp nhiều rủi ro như thất nghiệp, tệ nạn xã hội, lạm phát…)

Bảo hiểm là một biện pháp để đối phó với rủi ro trước khi rủi ro xảy ra với mục đích khắc phục các hậu quả tổn thất do rủi ro gây ra nếu có. Theo quan điểm của các nhà quản lý rủi ro, bảo hiểm là sự chuyển giao rủi ro trên cơ sở hợp đồng. Theo quan điểm xã hội bảo hiểm không chỉ chuyển giao rủi ro mà còn là sự giảm rủi ro do việc tập trung một số lớn các rủi ro cho phép có thể tiên đoán về các tổn thất khi chúng xảy ra. Bảo hiểm là công cụ đối phó với hậu quả tổn thất do rủi ro gây ra, có hiệu quả nhất. Như vậy, bảo hiểm ra đời là đòi hỏi tất yếu khách quan của cuộc sống con người.

Sự ra đời và phát triển của BHNT đã đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển cuả nền kinh tế trên thế giới. Ngày nay tham gia BHNT trở thành một nhu cầu tất yếu của người dân các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển.

Phần I

TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM NHÂN THỌ

1. Khái niệm:

Bảo hiểm nhân thọ (BHNT) là sự cam kết giữa người bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm, mà trong đó người bảo hiểm sẽ trả cho người tham gia (hoặc người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm) một số tiền nhất định khi có những sự kiện đã định trước xảy ra (người được bảo hiềm bị chết hoặc sống đến một thời điểm nhất định) còn người tham gia phải nộp phí bảo hiểm đầy đủ, đúng hạn. Nói cách khác, BHNT là quá trình bảo hiểm các rủi ro liên quan đến sinh mạng, cuộc sống và tuổi thọ con người.

2. Vai trò của BHNT:

2.1. Đối với nền kinh tế :

BHNT ra đời có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia:

Thứ nhất: BHNT góp phần ổn định tài chính cho người tham gia hoặc người được hưởng quyền lợi bảo hiểm.

Xã hội càng phát triển càng có nhiều cơ hội nhưng cũng đồng nghĩa với có nhiều rủi ro đe doạ cuộc sống con người dẫn đến những bất ổn về tài chính cho cá nhân gia đình cũng như xã hội.

Khi rủi ro xảy ra, nếu tham gia BHNT thì bản thân hoặc người thân, gia đình của bạn sẽ dược đảm bảo về mặt tài chính bù đắp phần nào những tổn thất do rủi ro gây ra.

Còn nếu rủi ro không xảy ra, thông qua một số loại hình sản phẩm khác như bảo hiểm trợ cấp hưu trí, bảo hiểm hỗn hợp.. người tham gia vẫn nhận được số tiền bảo hiểm cùng với lãi để sử dụng cho nhu cầu ngày càng cao của con người.

Hiện nay hầu hết các công ty lớn trên thế giới đều tham gia BHNT nhằm duy trì hoạt động của công ty, bù đắp phần thiệt hại do rủi ro trong trường hợp người chủ công ty phải ngừng làm việc do tử vong hoặc thương tật toàn bộ vĩnh viễn.

Thứ hai: BHNT góp phần giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước và tăng thêm quyền lợi cho người lao động.

BHNT giúp tăng tích luỹ cho ngân sách nhà nước, góp phần giải quyết một số vấn đề xã hội như vấn đề thất nghiệp, vấn đề giáo dục…

Nếu không có BHXH, hàng năm Ngân sách Nhà nước phải chi ra một lượng tiền khá lớn để chi trả cho các cá nhân, công ty gặp rủi ro dưới hình thức trợ cấp (trợ cấp ốm đau, trợ cấp mất việc làm..). Các khoản chi này sẽ làm tăng thêm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước.

Với BHNT, người tham gia đã có thể tự bảo vệ cho mình, chủ động đối phó với các rủi ro đồng thời tạo ra một khoản tiết kiệm (không may rủi ro xảy ra, bên cạnh các chế độ bảo hiểm y tế, BHXH người lao động còn được hưởng quyền lợi từ BHNT nếu họ tham gia).

Bên cạnh đó, tham gia bảo hiểm hưu trí tự nguyện người lao động còn được hưởng khoản trợ cấp hưu trí, tự lo được cho bản thân, giảm gánh nặng cho gia đình cũng như xã hội.

Thứ ba: BHNT là công cụ thu hút vốn đầu tư hữu hiệu.

Phí trong BHNT khá lớn, nhờ đó mà lượng vốn nhàn rỗi được huy động từ dân

chúng.

BHNT là một trong những hình thức huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân, tạo nguồn đầu tư dài hạn cho sự phát triển kinh tế- xã hội, giảm bớt tình trạng vay vốn nước ngoài với lãi suất cao.

Ngoài ra, khi các công ty BHNT nước ngoài tham gia vào thị trường BH nội địa, nguồn vốn do họ đầu tư vào cũng sẽ rất lớn.

Thêm vào đó, do đặc điểm của BHNT là mang tính dài hạn, nguồn vốn huy động được có thể đem đầu tư trong một thời gian dài đây là được coi là nguồn vốn tuyệt vời nhất cho các dự án kinh tế lớn.

Thứ tư: BHNT tạo ra một số lượng lớn công ăn việc làm cho người lao động.

Hoạt động BHNT cần một mạng lưới rất lớn các đại lý khai thác bảo hiểm, đội ngũ nhân viên tin học, tài chính, kế toán, quản lý kinh tế… Vì vậy, phát triển BHNT đã góp phần tạo ra nhiều công ăn việc làm, giảm bớt số lượng người thất nghiệp, bớt đi gánh nặng cho ngân sách Nhà nước.

Thứ năm: BHNT là biện pháp đầu tư hợp lý cho giáo dục và góp phần tạo nên một tập quán, một phong cách sống mới.

Đối với những nước đang phát triển, đầu tư cho giáo dục là rất quan trọng và phải coi là nền tảng của sự phát triển. Tuy nhiên khi chi phí cho giáo dục ngày một tăng thì nguồn lực của các nước này lại rất hạn hẹp, bên cạnh các biện pháp hỗ trợ giáo dục như kêu gọi đóng góp, viện trợ của các cơ quan trong và ngoài nước, cho sinh viên vay vốn tín dụng đều mang tính nhất thời, không ổn định, tham gia BH An sinh giáo dục là một biện pháp hợp lý để đầu tư cho việc học hành của con em nhờ tiết kiệm thường xuyên của gia đình.

Tham gia BHNT còn thể hiện một nếp sống đẹp thông qua việc tạo cho mỗi người thói quen biết tiết kiệm, biết lo lắng cho tương lai của người thân, đồng thời giáo dục con em mình cũng biết tiết kiệm và sống có trách nhiệm đối với người khác.

Do vậy, thực hiện BHNT chính là một trong những công cụ để thực hiện chiến lược phát triển toàn diện con người.

2.2. Trong lĩnh vực bảo hiểm

BHNT là một trong những loại hình bảo hiểm ra đời sớm nhất

Bảo hiểm thương mại trên thế giới đã có lịch sử phát triển hơn 500 năm. Bảo hiểm hoạt động trên nguyên tắc “số đông bù số ít” đó là sự chia sẻ rủi ro giữa một số đông và một vài người trong số họ chẳng may gặp phải rủi ro. Bảo hiểm ra đời là một biện pháp hữu hiệu để xử lý các rủi ro tồn tại khách quan. Tham gia bảo hiểm đang ngày càng trở thành một tác nghiệp không thể thiếu được đối với các chủ doanh nghiệp, một thói quen tốt trong dân chúng.

Một trong các loại hình bảo hiểm ra đời khá lâu là BHNT với lịch sử phát triển

  • năm, nó đang ngày càng chứng tỏ vị thế của mình trong thị trường bảo hiểm nói chung.

BHNT ngày càng lớn mạnh và trở thành một bộ phận quan trọng không thể thiếu được trên thị trường BH.

Thực tế tốc độ phát triển của nghiệp vụ BHNT trên thế giới không ngừng tăng và chiếm tỉ lệ lớn doanh thu trong tổng doanh thu của các nghiệp vụ BH.

Tóm lại, dù đứng trên giác độ khách quan hay chủ quan chúng ta cũng phải thừa nhận rằng BHNT vẫn ngày càng phát triển và khẳng định vị trí quan trọng của mình trong thị trường BH nói riêng và trong nền kinh tế của các quốc gia, nền kinh tế thế giới nói chung.

3. Những đặc điểm cơ bản của BHNT:

3.1. BHNT vừa mang tính tiết kiệm vừa mang tính rủi ro.

Đây là một trong những đặc điểm khác nhau cơ bản giữa BHNT với BH phi nhân thọ.

Tham gia BHNT người mua có trách nhiệm nộp phí BH cho người BH theo định kỳ đồng thời người bảo hiểm cũng có trách nhiệm trả một số tiền lớn cho người hưởng quyền lợi bảo hiểm như đã thoả thuận khi có các sự kiện bảo hiểm xảy ra. Số tiền bảo hiểm này trả khi người được bảo hiểm sống đến một độ tuổi nhất định, hoặc cho người thừa hưởng khi người được bảo hiểm tử vong trong thời hạn được bảo hiểm.

Tính tiết kiệm trong bảo hiểm thể hiện ở ngay trong từng cá nhân, gia đình một cách thường xuyên, có kế hoạch và có kỷ luật. Tiết kiệm bằng cách mua bảo hiểm khác với các loại hình tiết kiệm khác ở chỗ, người bảo hiểm không những tích luỹ về mặt tài chính mà còn mang tính bảo vệ cho bản thân, khi có rủi ro xảy ra cho bản thân thì vẫn được đảm bảo về mặt tài chính. Đó chính là đặc điểm cơ bản của BHNT mà các loại hình tiết kiệm khác không có được.

3.2. BHNT đáp ứng được rất nhiều mục đích khác nhau của người tham gia BH

Khác với nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ chỉ đáp ứng được một mục đích là góp phần khắc phục hậu quả khi đối tượng tham gia BH gặp rủi ro, BHNT do vừa mang tính bảo vệ vừa mang tính tiết kiệm đã đáp ứng được nhiều mục đích khác nhau của con người, mỗi mục đích được thể hiện khá rõ trong từng sản phẩm bảo hiểm. Chẳng hạn như Bảo hiểm An hưởng hưu trí sẽ đáp ứng yêu cầu của người được bảo hiểm là có một khoản tiền góp phần ổn định cuộc sống khi họ về hưu, bảo hiểm An gia thịnh vượng đáp ứng yêu cầu của người tham gia là có được một khoản tiền lớn sau một thời gian ấn định trước…

Ngoài ra, hợp đồng BHNT đôi khi còn có vai trò như một vật thế chấp để vay vốn khi người tham gia bảo hiểm gặp những khó khăn về mặt tài chính, thủ tục cho

vay được công ty bảo hiểm giải quyết rất nhanh gọn không như đi vay vốn ngân hàng hơn nữa số tiền cho vay này có thể trả hay không trả lại cho công ty BH (số tiền cho vay được giới hạn theo quy định trong hợp đồng bảo hiểm).

3.3. Các hợp đồng trong BHNT rất đa dạng.

Tính đa dạng của các hợp đồng BHNT xuất phát từ mục đích của người tham gia và từ các sản phẩm bảo hiểm của công ty bảo hiểm. Mỗi sản phẩm của công ty thiết kế ra là để phù hợp với từng đối tượng tham gia khác nhau, cho nên bất cứ ai cũng có thể tham gia bảo hiểm và có được sản phẩm phù hợp với mục đích của bản thân khi tham gia bảo hiểm.

3.4. Quá trình định phí BHNT khá phức tạp.

Để đưa được sản phẩm BHNT đến với người tiêu dùng, người BH đã phải bỏ ra rất nhiều chi phí để tạo ra sản phẩm bao gồm: chi phí khai thác, chi phí quản lý hợp đồng… Tuy nhiên những chi phí đó mới chỉ là một phần để cấu tạo nên phí BHNT, còn phần chủ yếu là phụ thuộc vào:

  • Độ tuổi của người tham gia bảo hiểm
  • Tuổi thọ bình quân của con người
  • Số tiền bảo hiểm
  • Thời hạn tham gia bảo hiểm
  • Phương thức thanh toán
  • Lãi suất đầu tư
  • Tỉ lệ lạm phát, thiểu phát của đồng tiền

……

Đối với sản phẩm BHNT, để định giá phí BHNT thì phải dựa trên từng vùng địa lý, từng quốc gia, từng chế độ xã hội, tình hình kinh tế chính trị của mỗi nước khác nhau là khác nhau. Hơn nữa còn phải nắm vững đặc trưng cơ bản của từng loại sản phẩm, phân tích dòng tiền tệ, phân tích chiều hướng phát triển chung của mỗi loại sản phẩm trên thị trường…

3.5. BHNT ra đời và phát triển trong những điều kiện kinh tế xã hội nhất định.

 

– Những điều kiện về kinh tế:

  • Tốc độ tăng trưởng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) phải đạt đến một mức độ nhất định, thể hiện sự phát triển của nền kinh tế đất nước.
  • Tổng sản phẩm quốc nội tính bình quân đầu người phải đạt mức trung bình

trở lên.

  • Mức thu nhập của dân cư phải phát triển đến một mức độ nhất định để không những đảm bảo nhu cầu tối thiểu của con người mà còn đáp ứng được những nhu cầu cao hơn.
  • Tỷ lệ lạm phát của đồng tiền phải tương đối ổn định
  • Tỷ giá hối đoái phải ổn định ở mức hợp lý thì người dân mới tin tưởng mà đầu tư vào BHNT

…….

– Những điều kiện xã hội:

Tình hình xã hội tương đối ổn định, không xảy ra nội chiến, bạo động. Một xã hội phát triển ổn định thì người dân mới tin tưởng đầu tư cho những kế hoạch trung và dài hạn.

Ngoài ra, môi trường pháp lý cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự ra đời và phát triển của BHNT.

4. Các loại hình BHNT:

4.1. Phân loại theo rủi ro bảo hiểm: Có 3 loại hình BHNT cơ bản:

4.1.1. Bảo hiểm tử kỳ (bảo hiểm tạm thời, hay bảo hiểm sinh mạng có thời hạn)

  • Đây là loại hình BH được ký kết bảo hiểm cho cái chết xảy ra trong thời gian đã quy định của hợp đồng. Nếu cái chết không xảy ra trong thời gian đó thì người được BH không nhận được bất kỳ một khoản tiền nào. Điều đó cũng có nghĩa là người BH không phải thanh toán số tiền BH cho người được BH. Ngược lại, nếu có cái chết xảy ra trong thời hạn có hiệu lực của hợp đồng, người BH có trách nhiệm thanh toán số tiền BH cho người thụ hưởng quyền lợi BH được chỉ định.
  • Các loại hình:
  • Bảo hiểm tử kỳ cố định
  • Bảo hiểm tử kỳ có thể tái tục
  • Bảo hiểm tử kỳ có thể chuyển đổi
  • Bảo hiểm tử kỳ giảm dần
  • Bảo hiểm tử kỳ tăng dần
  • Bảo hiểm thu nhập gia đình
  • Bảo hiểm thu nhập gia đình tăng lên
  • Bảo hiểm tử kỳ có điều kiện.
  • Đặc điểm:
  • Thời hạn BH xác định
  • Trách nhiệm và quyền lợi mang tính tạm thời
  • Mức phí BH thấp vì không phải lập quỹ tiết kiệm cho người được BH. – Mục đích:
  • Đảm bảo các chi phí mai táng, chôn cất
  • Bảo trợ cho gia đình và người thân trong một thời gian ngắn
  • Thanh toán các khoản nợ nần về vay hoặc thế chấp của người được BH

4.1.2. Bảo hiểm trong trường sinh kỳ :

  • Thực chất của loại hình bảo hiểm này là người bảo hiểm cam kết chi trả những khoản tiền đều đặn trong một khoản thời gian xác định hoặc trong suốt cuộc đời người tham gia bảo hiểm. Nếu người được bảo hiểm chết trước ngày đến hạn thanh toán thì sẽ không được chi trả bất kỳ một khoản tiền nào.
  • Đặc điểm:
  • Trợ cấp định kỳ cho người được bảo hiểm trong thời gian xác định hoặc cho đến khi chết.
  • Phí bảo hiểm đóng một lần
  • Nếu trợ cấp định kỳ đến khi chết thì thời hạn BH không xác định.

– Mục đích:

  • Đảm bảo thu nhập cố định khi về hưu hay khi tuổi cao sức yếu.
  • Giảm bớt nhu cầu phụ thuộc vào phúc lợi XH hoặc con cái khi tuổi già.
  • Bảo trợ mức sống trong những năm tháng còn lại của cuộc đời.

4.1.3. Bảo hiểm trọn đời (bảo hiểm trường sinh):

  • Bảo hiểm trọn đời là loại hình BHNT mà thời gian bảo hiểm không xác định và số tiền bảo hiểm được chi trả cho người thừa kế khi người được bảo hiểm chết. Trong một số trường hợp, loại hình bảo hiểm này còn đảm bảo chi trả cho người được bảo hiểm ngay khi họ sống đến 99 tuổi (như Prudential).
  • Các loại:
  • Bảo hiểm nhân thọ trọn đời phi lợi nhuận
  • BHNT trọn đời có tham gia chia lợi nhận
  • BHNT trọn đời đóng phí liên tục
  • BHNT trọn đời đóng phí một lần
  • BHNT trọn đời quy định số lần đóng phí.
  • Đặc điểm:
  • Số tiền bảo hiểm trả một lần khi người được bảo hiểm chết
  • Thời hạn BH không xác định
  • Phí BH có thể đóng một lần hoặc đóng định kỳ và không thay đổi trong suốt quá trình bảo hiểm
  • Phí BH cao hơn so với bảo hiểm sinh mạng có thời hạn vì rủi ro chết chắc chắn xảy ra nên số tiền bảo hiểm chắc chắn phải chi trả.
  • Mục đích:
  • Đảm bảo thu nhập để ổn định cuộc sống gia đình
  • Giữ gìn tài sản, tạo dựng và khởi nghiệp kinh doanh cho thế hệ sau.

4.1.4. BHNT hỗn hợp:

  • BHNT hỗn hợp là sự kết hợp giữa bảo hiểm và tiết kiệm, số tiền bảo hiểm sẽ được trả khi người được bảo hiểm bị chết hoặc sống đến đáo hạn hợp đồng và thời hạn bảo hiểm được xác định trước, trong đó bảo tức trả khi đáo hạn hợp đồng và phụ thuộc vào hiệu quả mang lại do đầu tư phí bảo hiểm mà người được bảo hiểm chọn.
  • Khi triển khai BHNT hỗn hợp, các công ty bảo hiểm có thể đa dạng hóa loại sản phẩm này bằng các hợp đồng có thời hạn khác nhau, hợp đồng phi lợi nhuận, có lợi nhuận và các hợp đồng khác tuỳ theo tình hình thực tế.
  • Đặc điểm:
  • STBH được trả khi hết hạn hợp đồng hoặc người được BH bị tử vong trong thời hạn bảo hiểm.
  • Thời hạn bảo hiểm xác định (thường là 5 năm, 10 năm, 20 năm…)
  • Phí BH thường đóng định kỳ và không đổi trong suốt thời hạn BH.
  • Có thể được chia lãi thông qua đầu tư phí bảo hiểm và cũng có thể được hoàn phí khi không có điều kiện tiếp tục tham gia.
  • Yếu tố rủi ro và tiết kiệm đan xen nhau.

– Mục đích:

  • Đảm bảo ổn định cuộc sống gia đình và người thân.
  • Tạo lập quỹ giáo dục, hưu trí, trả nợ.

4.2. Phân loại theo phương thức tham gia bảo hiểm:

4.2.1. Bảo hiểm cá nhân:

Là loại bảo hiểm con người thực hiện dưới hình thức người tham gia BH là cá nhân. Thông thường loại bảo hiểm tự nguyện đều do cá nhân tham gia BH

4.2.2. Bảo hiểm nhóm:

Là BH con người theo hình thức tập thể có kèm theo danh sách cá nhân được BH. Thí dụ tập thể cán bộ, công nhân viên của một doanh nghiệp đều được mua bảo hiểm con người có kèm theo danh sách các cá nhân được bảo hiểm rủi ro chết hoặc bảo hiểm tai nạn bất ngờ nhằm đảm bảo an toàn sản xuất, lao động.

5. Số tiền bảo hiểm và nguyên tắc định phí:

 

5.1. Số tiền bảo hiểm:

Đây là hạn mức trách nhiệm của nhà bảo hiểm đối với người bảo hiểm.

Trong BHNT nhà bảo hiểm sẽ đưa ra nhiều mức số tiền khác nhau và người tham gia bảo hiểm sẽ dựa trên khả năng tài chính của mình để lựa chọn số tiền thích hợp nhất. Đây cũng là số tiền người tham gia đăng kí với công ty BHNT.

Người tham gia BHNT có quyền lựa chọn một trong các mức số tiền bảo hiểm sau: 5 triệu, 10 triệu, 15 triệu, 20 triệu, 30 triệu, 40 triệu, 50 triệu.

Phí bảo hiểm

Số tiền bảo hiểm =

Tỷ lệ phí

5.2.Nguyên tắc định phí:

5.2.1. Phí bảo hiểm:

  • Phí bảo hiểm là số tiền cần phải thu của công ty bảo hiểm để công ty bảo hiểm đảm bảo trách nhiệm của mình khi có các sự kiện bảo hiểm được xảy ra đối với người tham gia bảo hiểm như: chết, hết hạn hợp đồng, thương tật và đảm bảo cho việc hoạt động của công ty.

Đây cũng là sự thể hiện trách nhiệm của người tham gia bảo hiểm với công ty bảo hiểm nhằm nhận được sự bảo đảm trước những rủi ro đã được nhà bảo hiểm nhận bảo hiểm.

  • Phí bảo hiểm có thể nộp một lần ngay sau khi ký hợp đồng hoặc có thể nộp định kỳ trong năm. Phí nộp một lần sẽ phải đóng góp ít hơn so với tổng số chi phí đóng góp hàng kỳ do hiệu quả đầu tư của việc đóng phí một lần cao hơn và chi phí quản lý thấp hơn.
  • Phí bảo hiểm gồm hai phần: phí thuần và phụ phí.
  • Phí thuần là những khoản phí dùng để chi trả cho người được bảo hiểm.
  • Phụ phí gồm:
  • Chi phí khai thác chi cho tuyên truyền, quảng cáo, môi giới, đại lý…
  • Chi phí quản lý hợp đồng trong thời hạn hợp đồng đang thu phí, kể cả chi phí thu phí BH …
  • Chi phí quản lý liên quan đến các khoản chi trả bồi thường.

5.2.2. Nguyên tắc định phí:

Nguyên tắc tính phí được dựa trên biểu thức cân bằng giữa trách nhiệm của công ty bảo hiểm và trách nhiệm của người tham gia bảo hiểm tính theo giá trị tại thời điểm ký kết hợp đồng.

Trách nhiệm của người được bảo hiểm tại thời điểm ký hợp đồng bằng trách nhiệm của công ty bảo hiểm tại thời điểm ký hợp đồng

5.2.3.Cách xác định phí:

  1. Phí thuần:

Các yếu tố cơ bản để xác định là:

  • Tuổi thọ của người được bảo hiểm cụ thể là bảng tỉ lệ tử vong.
  • Lãi suất kỹ thuật: lãi xuất tiền gửi tính trong cơ sở tính phí.

Ngoài ra, còn có các nhân tố khác tác động như thời hạn bảo hiểm, số tiền bảo hiểm, cách thức nộp phí, tỉ lệ huỷ bỏ hợp đồng trước thời hạn.

  • Qua bảng tỉ lệ tử vong ta có thể đưa ra số lượng những người còn sống (lx+n)
  • lứa tuổi x sau n năm. Từ đây có thể tính được xác suất sống và xác suất tử vong của một người ở độ tuổi x sau n năm.

Tuổi

  • Số người sống (lx) Số người chết (dx) Tỷ lệ chết (1000.qx)
  • Lãi suất kỹ thuật: nhà bảo hiểm phải có trách nhiệm đầu tư các khoản phí để đưa ra một phần lãi làm giảm mức phí đóng của người tham gia. Mức lãi này càng cao

thì càng phải kích thích được số lượng người tham gia. Do vậy nhà bảo hiểm phải đưa vào lãi suất tiền gửi để tính phí.

– Gọi:

  • tuổi của người được bảo hiểm khi bắt đầu được nhận bảo hiểm. lx: số người sống

l(x+n): số ngưòi được bảo hiểm sống sau n năm hợp đồng.

d(x+k): số người được bảo hiểm chết trong năm hợp đồng k.

  • thời hạn hợp đồng.
  • thừa số chiết khấu v=1/1+i.

T(x+k): số người được bảo hiểm bị thương tật toàn bộ vĩnh viễn trong năm hợp đồng k.

  • số tiền bảo hiểm. p: phí thuần.

p”: phí toàn phần.

+ Phí thuần cho trách nhiệm bảo hiểm khi hết hợp đồng:

  • Phí thuần cho trách nhiệm bảo hiểm khi người được bảo hiểm chết trước khi hết hạn hợp đồng:
  • Phí thuần cho trách nhiệm bảo hiểm khi người được bảo hiểm bị thương tật toàn bộ vĩnh viễn do tai nạn:

( Theo điều qui định của nghiệp vụ thì khi người được bảo hiểm bị thương tật toàn bộ vĩnh viễn sẽ được công ty bảo hiểm trả định kỳ 1/4 số tiền bảo hiểm trong những năm còn lại của hợp đồng).

=> Phí thuần BHNT:

  1. Phí toàn phần:

Thông thường thu phí chiếm khoảng 5% phụ phí, trong đó:

+ 3% chi phí quản lí

+ 2% chi phí khai thác hợp đồng

Mức phí không thay đổi trong suốt thời hạn hợp đồng bảo hiểm, người tham gia bảo hiểm có thể nộp theo tháng, quý, năm hoặc theo 2 kì trong năm.

  • Công thức tính phí nộp mỗi kì (F) theo phí tháng như sau: + Nếu nộp phí theo quý:

Fquí = Ftháng * 3*0,98

(so với tổng số phí nộp theo tháng thì tổng số phí nộp theo quý giảm 2%) + Nếu nộp phí hai kỳ trong năm:

F2 kì = Ftháng * 6 * 0,96

(so với tổng số phí nộp theo tháng thì tổng số phí nộp theo hai kỳ trong năm giảm 4%)

  • Nếu nộp phí theo năm: Fnăm = Ftháng * 12 * 0,92

( so với tổng số phí nộp theo tháng thì tổng số phí nộp theo năm giảm 8%) – Phí bảo hiểm cho các mức số trên bảo hiểm được tính theo tỉ lệ sau:

  • Với các mức số tiền bảo hiểm từ 5 triệu đến 30 triệuVNĐ- tính bằng 100% tỉ lệ phí của một đơn vị số trên bảo hiểm.
  • Với các mức số tiền bảo hiểm từ 31 triệu đến 40 triệuVNĐ- tính bằng 98% tỉ lệ phí của một đơn vị số trên bảo hiểm.
  • Với các mức số tiền bảo hiểm từ 41 triệu đến 50 triệuVNĐ- tính bằng 97% tỉ lệ phí của một đơn vị số trên bảo hiểm.

Phần II

THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG

BẢO HIỂM NHÂN THỌ Ở VIỆT NAM

1. Sự hình thành và phát triển

Bắt đầu từ năm 1986 Việt Nam đã chính thức thực hiện chính sách “Đổi mới”, với trọng tâm là chuyển nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Chính sách đổi mới đã thực sự có tác động tích cực đối với toàn bộ đời sống kinh tế – xã hội của đất nước, đem lại sự ổn định và tăng trưởng kinh tế cao, đời sống người dân được cải thiện. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm trong 10 năm qua đạt trên 7% và trong năm 2007 đạt 8,5%; thu nhập bình quân theo đầu người tăng từ 423 đô la Mỹ năm 2001 lên 835 đô la Mỹ năm 2007; lạm phát được kiềm chế và kiểm soát; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 58,1% năm 1993 xuống còn 32% năm 2000 và còn 14,7% vào năm 2007. Tăng trưởng kinh tế cùng với việc xoá bỏ dần cơ chế bao cấp đã thúc đẩy nhu cầu và sự ra đời của thị trường bảo hiểm nhân thọ của người dân Việt Nam.

Năm 1996 đánh dấu sự ra đời của ngành bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam bằng việc Bộ Tài chính cho phép Bảo Việt triển khai thí điểm bảo hiểm nhân thọ. Đáp lại yêu cầu của quá trình mở cửa và hội nhập cũng như yêu cầu phát triển của bản thân ngành bảo hiểm nhân thọ. Sau thời gian thí điểm, Bộ Tài chính đã lần lượt cấp giấy phép hoạt động cho các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ nước ngoài (trong năm 1999 cấp giấy phép cho 3 doanh nghiệp là Prudential, Manulife, Bảo Minh – CMG – nay là Daiichi Life), sau đó là AIA (năm 2000), Prevoir, ACE Life, Great Eastern Life và Cathay Life. Đến nay trên thị trường đã có 09 doanh nghiệp hoạt động và theo dự báo sẽ có thêm nhiều doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ được cấp giấy phép hoạt động trong thời gian tới.

Với sự gia nhập của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ nước ngoài, thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ cả về quy mô, sản phẩm, chất lượng dịch vụ và tính chuyên nghiệp. Có thể kể ra những con số và thông tin đáng chú ý sau:

  • Về khai thác mới: nếu như năm 1996 doanh thu phí khai thác mới của toàn thị trường chưa đầy 1 tỷ đồng thì đến năm 2003 con số này là 2.050 tỷ đồng (bằng 0,61% GDP) và năm 2007 ước đạt 1.815 tỷ đồng (bằng 0,16 % GDP). Trong giai đoạn từ 2004 đến 2006, thị trường bước vào giai đoạn suy giảm và đã có dấu hiệu hồi phục từ năm 2007.
  • Tổng doanh thu phí bảo hiểm: năm 2003 tổng doanh thu phí của toàn thị trường đạt 6.442 tỷ đồng (bằng 1,92% GDP) và năm 2007 đạt 9.485 tỷ đồng (bằng 2,06% GDP). Chính từ nguồn phí bảo hiểm này, ngành bảo hiểm nhân thọ đã cung cấp một lượng vốn lớn cho nền kinh tế.
  • Tổng số hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực đến cuối năm 2007: 3.834 nghìn hợp đồng chính (bằng khoảng 4,5% dân số).
  • Về kênh phân phối đại lý: thị trường đã tạo việc làm cho nhiều người lao động. Tổng số đại lý tại cuối năm 2007 là 70.000 người.
  • Về sản phẩm: Đến nay, thị trường đã cung cấp cho công chúng hầu hết các dòng sản phẩm từ sản phẩm truyền thống đến bảo hiểm liên kết chung (universal life) và gần đây là bảo hiểm liên kết đơn vị (unit linked).

Sự phát triển của thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam cũng là một nhân tố thúc đẩy sự hình thành và phát triển của khung pháp lý cho thị trường bảo hiểm nói chung và bảo hiểm nhân thọ nói riêng.Cho đến 1/4/2001 Luật kinh doanh bảo hiểm chính thức phát huy hiệu lực tạo ra hành lang pháp lý đồng thời góp phần khẳng định vị trí của ngành kinh doanh bảo hiểm trong xã hội Việt Nam.

2. Đặc điểm:

  • Về sản phẩm: Giống như quá trình phát triển của các thị trường khác trên thế giới, đến nay sản phẩm chủ yếu của thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam vẫn là các sản phẩm hỗn hợp truyền thống với 73% doanh thu khai khác mới và 87% số lượng hợp đồng chính có hiệu lực tại cuối năm 2007. Tỷ trọng này đã giảm trong thời gian qua với sự gia tăng của các sản phẩm mang tính bảo vệ và sản phẩm phi truyền thống. Sản phẩm liên kết chung (universal life) đã được đưa ra thị trường trong thời gian gần đây và thu được những kết quả đáng chú ý. Từ đầu năm 2008 sản phẩm liên kết đơn vị

(unit linked) cũng đã được đưa ra thị trường. Các sản phẩm bancassurance cũng đã lần lượt được đưa ra thị trường trong mấy năm gần đây.

  • Về kênh phân phối: Kênh phân phối qua đại lý đến nay đây vẫn là kênh phân phối chính, đóng góp khoảng 99% doanh thu khai thác mới. Đáng chú ý, sau một giai đoạn phát triển “nóng” về số lượng đại lý với hệ quả là “vào nhanh, ra nhanh”, trong thời gian gần đây các doanh nghiệp đã chú trọng đến chất lượng và tính chuyên nghiệp của nghề đại lý bảo hiểm. Tại cuối năm 2004, toàn thị trường có gần 100.000 đại lý hoạt động thì đến cuối năm 2007 con số này chỉ là gần 70.000 đại lý hoạt động. Bên cạnh kênh phân phối qua đại lý, các doanh nghiệp đã bắt đầu sử dụng thêm kênh bancassurance nhưng đến nay kết quả của kênh phân phối này vẫn còn rất khiêm tốn (với dưới 1% doanh thu khai thác mới).
  • Năng lực tài chính: Nhằm nâng cao năng lực tài chính của các doanh nghiệp, Bộ Tài chính đã có quy định nâng mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ từ 400 tỷ lên 600 tỷ đồng. Đối với các doanh nghiệp được phép triển khai bảo hiểm liên kết đơn vị thì yêu cầu về mức vốn điều lệ đã góp phải cao hơn mức vốn pháp định từ 200 tỷ đồng trở lên.

BHNT từ khi ra đời và triển khai các nghiệp vụ BHNT hỗn hợp mang tính chất vừa bảo hiểm vừa tiết kiệm đã và đang huy động được một lượng vốn không nhỏ trong dân. Tuy bước đầu, lượng người tham gia bảo hiểm chưa lớn, số hợp đồng tham gia ở mức trách nhiệm cao cũng chưa nhiều, nhưng đã mở ra thêm cho người dân một cách thức tiết kiệm mới đồng thời góp phần vào phát triển nguồn vốn, tăng đầu tư cho đất nước.

3. Thuận lợi:

– Về dân số và nhu cầu đào tạo: Hiện nay dân số Việt Nam là 85 triệu người-đứng hàng thứ 13 trên thế giới, với mức tăng hàng năm khoảng 1 triệu người. Điểm đáng chú ý, Việt Nam có cơ cấu dân số trẻ với 52 triệu người trong độ tuổi lao động, chiếm hơn 60% tổng dân số; tuổi thọ trung bình không ngừng được cải thiện (từ 50 tuổi trong những năm 1960 tăng lên 72 tuổi vào năm 2005). Với dân số trẻ cùng với truyền thống hiếu học cộng với yêu cầu rất lớn về nguồn nhân lực có trình độ cao sau khi Việt Nam hội nhập vào kinh tế thế giới, dẫn đến nhu cầu đào tạo của Việt Nam

ngày càng cao, đặc biệt là nhu cầu đào tạo chất lượng cao cả ở trong và ngoài nước kéo theo yêu cầu tài chính cho đào tạo ngày càng lớn.

  • Phát triển kinh tế: Từ khi thực hiện chính sách “đổi mới”, nền kinh tế Việt Nam đã có sự tiến bộ vượt bậc và theo dự đoán Việt Nam tiếp tục đạt được tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao trong thời gian tới (dự báo trên 7%/năm); đời sống người dân được cải thiện rõ rệt. Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới năm 2010 GDP/người sẽ đạt 1.000 USD, và hơn thế nữa, người Việt Nam có truyền thống tiết kiệm và có mức tiết kiệm/thu nhập vào hàng cao nhất thế giới. Đáng chú ý, sự phát triển kinh tế đã làm cho tầng lớp trung lưu ngày càng đông đảo, tạo ra nhu cầu cao về bảo hiểm nhân thọ. Xin nhắc lại, tỷ trọng người dân tham gia bảo hiểm nhân thọ hiện nay ở Việt Nam mới chỉ chiếm 4,5% dân số (trong khi ở Nhật Bản tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm nhân thọ là 90%, Singapore 50%, và ngay tại Indonesia tỷ lệ này cũng trên 10%) và số tiền tiết kiệm được người dân dùng mua bảo hiểm nhân thọ mới chiếm 3,45% tổng số tiền tiết kiệm trong khu vực dân cư.
  • Nhu cầu hoạch định kế hoạch tài chính và độc lập tài chính ngày càng cao hơn. Theo đà phát triển kinh tế – xã hội và sự hình thành gia đình hạt nhân (bố mẹ và con), làm cho nhu cầu hoạch định tài chính và nhu cầu độc lập tài chính ngày càng cao, nhằm tạo lập một cuộc sống ổn định, tự chủ và có mức hưởng thụ cao. Chẳng hạn, quan niệm “trẻ cậy cha, già cậy con” của người Việt Nam đến nay đã có nhiều thay đổi, đặc biệt ở các thành phố lớn. Các cá nhân đã quan tâm nhiều hơn đến nguồn tài chính khi nghỉ hưu, hết sức lao động để có thể sống độc lập về tài chính, không phải lệ thuộc hoặc dựa vào con cái, người thân.
  • Sự phát triển của thị trường tài chính một mặt cho phép nâng cao hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, đồng thời tạo là cơ sở cho sự ra đời của các sản phẩm bảo hiểm gắn với đầu tư, tích hợp sản phẩm bảo hiểm nhân thọ với các sản phẩm bảo hiểm tài chính khác (chẳng hạn, có thể kết hợp sản phẩm bảo hiểm với các sản phẩm tín dụng ngân hàng…). Bên cạnh đó, sự lên xuống của thị trường chứng khoán trong thời gian qua cho thấy nhu cầu uỷ thác đầu tư cho nhà đầu tư chuyên nghiệp (chẳng hạn, các quỹ đầu tư) ngày càng cấp thiết, tạo tiền đề cho sự phát triển của sản phẩm liên kết đơn vị (unit Linked).
  • Sự ủng hộ của Nhà nước Việt Nam mạnh mẽ đối với sự phát triển của thị trường thông qua việc tạo môi trường pháp lý, môi trường kinh doanh thuận lợi cho ngành cũng như thực thi chính sách hội nhập nhằm tiếp thu công nghệ kinh doanh, công nghệ quản lý tiên tiến cho sự phát triển của ngành.

3. Thách thức:

Mặc dù đã có những bước phát triển dài nhưng có thể thấy, đến nay thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam vẫn còn rất nhỏ bé và vẫn đang trong giai đoạn hình thành. Bên cạnh đó, thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam cũng đang gặp phải một số thách thức đối với sự phát triển bền vững của mình, có thể kể:

  • Thứ nhất, lạm phát. Trong năm 2007 tỷ lệ lạm phát của Việt Nam là 12,6% và dự báo trong năm 2008 tỷ lệ này còn cao hơn, làm cho chúng ta nhớ đến tình trạng lạm phát trong những năm đầu bảo hiểm nhân thọ được triển khai. Lạm phát cao kéo theo hệ quả là làm giảm niềm tin của công chúng đối với các khoản đầu tư dài hạn, các hợp đồng bảo hiểm dài hạn đồng thời làm cho lãi suất ngắn hạn tăng lên cao (như lãi suất tiết kiệm ngân hàng), tạo ra sự cạnh tranh lớn đối với các sản phẩm BHNT.
  • Thứ hai, sự cạnh tranh giữa các tổ chức tài chính (như ngân hàng, chứng khoán và các tổ chức tài chính) và các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ trong việc thu hút tiền vốn nhàn rỗi trong dân chúng ngày càng gay gắt. Các ngân hàng đã đưa ra những sản phẩm có tính cạnh tranh cao đối với các sản phẩm bảo hiểm như tiết kiệm gửi định kỳ, tiết kiệm lãi suất bậc thang, tiết kiệm với thời hạn dài kèm theo các hình thức khuyến mại như tặng bảo hiểm, rút thăm trúng thưởng và nhiều ưu đãi liên quan khác. Theo đánh giá chung, sự cạnh tranh của các tổ chức tài chính là một trong những nguyên nhân chính gây ra sự suy giảm của thị trường bảo hiểm nhân thọ trong giai đoạn 2004-2006.
  • Thứ ba, môi trường luật pháp điều chỉnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm mặc dù đã được quan tâm xây dựng nhưng đến nay vẫn chưa theo kịp sự phát triển của ngành, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới. Việc sửa đổi Luật kinh doanh bảo hiểm đã được đưa vào chương trình nghị sự của Quốc hội trong năm 2010.
  • Thứ tư, nhận thức và hiểu biết của thị trường cũng như của các cơ quan nhà nước nói chung về BHNT vẫn chưa cao, gây khó khăn cho hoạt động của ngành. Đặc

biệt, đến nay đại lý BHNT chưa nhận được sự đánh giá cao của công chúng và chưa được chính thức thừa nhận như một nghề nghiệp chuyên nghiệp.

  • Thứ năm, hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ gặp không ít khó khăn do thị trường tài chính của Việt Nam chưa phát triển đầy đủ. Hiện có tới 90% nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ chỉ dành đầu tư vào trái phiếu chính phủ và gửi ngân hàng thương mại. Vì thế hiệu quả đầu tư thấp và bảo tức cho người tham gia bảo hiểm vẫn chưa cao.

Bên cạnh những thách thức trên, những hệ quả của giai đoạn phát triển “nóng” cũng là những vấn đề mà ngành BHNT cần phải giải quyết, vượt qua.

Từ những phân tích ở trên một lần nữa có thể khẳng định rằng, trong thời gian tới cơ hội phát triển cho ngành bảo hiểm nhân thọ Việt Nam là rất lớn tuy nhiên cũng đi cùng là những thách thức không nhỏ. Để thành công, doanh nghiệp cần có chiến lược sản phẩm, phân phối và công nghệ phù hợp.


Tải xuống tài liệu học tập PDF miễn phí

 Tải Xuống Tại Đây


LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here