Tiểu Luận Quy trình Xin Chứng Nhận Xuất Xứ Mẫu D (C/O Form D) Để Hưởng Thuế Quan Ưu Đãi Theo Hiệp Định ATIGA Đối Với Mặt Hàng Giày Dép Sang Indonesia.

0
2668
Tiểu Luận Quy trình Xin Chứng Nhận Xuất Xứ Mẫu D (C/O Form D) Để Hưởng Thuế Quan Ưu Đãi Theo Hiệp Định ATIGA Đối Với Mặt Hàng Giày Dép Sang Indonesia.
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Tiểu Luận Quy trình Xin Chứng Nhận Xuất Xứ Mẫu D (C/O Form D) Để Hưởng Thuế Quan Ưu Đãi Theo Hiệp Định ATIGA Đối Với Mặt Hàng Giày Dép Sang Indonesia.

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]

Kéo xuống để Tải ngay bản PDF đầy đủ: Sau “mục lục” và “bản xem trước”

(Nếu là bài nhiều công thức nên mọi người nên tải về để xem tránh mất công thức)

Bài liên quan: Tiểu Luận Tình Hình Xuất Khẩu Lao Động Thị Trường Nhật Bản Và Khu Vực ASEAN   


Tải ngay bản PDF tại đây:Tiểu Luận Quy trình Xin Chứng Nhận Xuất Xứ Mẫu D (C/O Form D) Để Hưởng Thuế Quan Ưu Đãi Theo Hiệp Định ATIGA Đối Với Mặt Hàng Giày Dép Sang Indonesia.

Quảng Cáo

ĐỀ TÀI: Quy trình xin chứng nhận xuất xứ mẫu D (C/O form D) để hưởng thuế quan ưu đãi theo Hiệp định ATIGA đối với mặt hàng giày dép sang Indonesia.

I.                   GIỚI THIỆU VỀ GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ C/O FORM D

1. Giấy chứng nhận xuất xứ

–     C/O là giấy chứng nhận xuất xứ, tiếng Anh là Certificate of Origin.

–     Là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá, là văn bản được tổ chức thuộc quốc gia hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hàng hoá cấp dựa trên những quy định và yêu cầu liên quan về xuất xứ và chỉ rõ xuất xứ của hàng hoá đó.

–     Khi biết được nguồn gốc hoặc xuất xứ của hàng hóa sẽ giúp chủ hàng nhập khẩu xác định xem hàng có được hưởng ưu đãi đặc biệt hay không.

Ví dụ: nếu hàng từ các nước ASEAN, có C/O form D, thì có thể được hưởng thuế ưu đãi đặc biệt, nghĩa là thuế thấp hơn mức không có C/O.

2. Các nội dung cơ bản của giấy chứng nhận xuất xứ – C/O (Certificate of Origin)

Xuất phát từ mục đích, đặc điểm của C/O mà nội dung cơ bản của C/O phải thể hiện được các nội dung như:

  • Loại mẫu C/O: nhằm thể hiện C/O được cấp theo một Qui tắc xuất xứ cụ thể tương ứng.
  • Tên, địa chỉ người xuất khẩu, nhập khẩu.
  • Tiêu chí về vận tải (tên phương tiện vận tải, cảng, địa điểm xếp hàng/ dỡ hàng, vận tải đơn…).
  • Tiêu chí về hàng hoá (tên hàng, bao bì, nhãn mác đóng gói hàng hoá, trọng lượng, số lượng, giá trị…).
  • Tiêu chí về xuất xứ hàng hoá (tiêu chí xác định xuất xứ, nước xuất xứ hàng hoá). Ví dụ: “WO”, “RVC 40%”, “CC”, “CTH”, “CTSH”.
  • Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền nước cấp xuất khẩu.

3. Giấy chứng nhận xuất xứ C/O form D

–     Là loại C/O theo Hiệp định về Chương trình Ưu đãi Thuế quan có hiệu lực chung (CEPT)

–     Chỉ cấp cho hàng hóa xuất khẩu từ một nước thành viên của ASEAN sang một nước thành viên ASEAN khác.

II. YÊU CẦU VỀ XUẤT XỨ CỦA MẶT HÀNG GIÀY DÉP CẦN XUẤT KHẨU

  • Giày dép bằng da được sản xuất tại Việt Nam.
  • Mã số HS của mặt hàng: 64042000
  • Thị trường xuất khẩu là quốc gia Indonesia, đã kí hiệp định ATIGA có qui định cắt giảm thuế.
  • So sánh thuế suất ta chọn mẫu CO form D để được hưởng thuế suất ưu đãi thấp nhất
  • Kiểm tra xuất sứ theo hàng hóa theo qui định ATIGA – Annex 3.

Hàng hóa được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu D – là hàng hóa phải đáp ứng được đầy đủ các điều kiện quy định tại Hiệp định ATIGA, bao gồm:

Hàng hóa có chứa ít nhất 40% hàm lượng có xuất xứ từ bất kỳ một nước thành viên ASEAN nào trong thành phần của hàng hóa,

Công thức tính 40% Hàm lượng ASEAN:

Giá trị nguyên phụ liệu nhập từ nước không phải là thành viên ASEAN ++ Giá trị nguyên phụ liệu có xuất xứ không xác định

× 100    ≤   60%

Giá FOB

Đối với mặt hàng giày dép bằng da, có đến 54% nguyên phụ liệu nhập khẩu từ Trung Quốc (quốc gia không phải thành viên của ASEAN) như thuộc da, PVC để làm đế giày, vật liệu làm pho, phụ kiện (bằng kim loại, chất dẻo), keo dán và hóa chất. Ngoài ra cũng nhập khẩu hoá chất từ 1 số quốc gia khác không thuộc ASEAN chiếm đến 2% giá trị nguyên phụ liệu.

Như vậy, sản phẩm giày dép bằng da đã đáp ứng đủ điều kiện về xuất xứ theo Hiệp định ATIGA.

III.             QUY TRÌNH XIN CẤP C/O FORM D

1.     Hướng dẫn chung:

  • Nhà xuất khẩu sản phẩm đủ tiêu chuẩn được hưởng ưu đãi viết đơn gửi Công ty Giám định xuất xứ hàng hóa, để được kiểm tra xuất xứ hàng hóa trước khi xuất khẩu. Kết quả của việc kiểm tra này có thể được xem xét lại định kỳ hoặc bất cứ khi nào thấy cần thiết, sẽ được chấp nhận là chứng cứ hỗ trợ để xác định xuất xứ hàng hóa được xuất khẩu cho sau này. Có thể không áp dụng kiểm tra đối với một số hàng hóa có xuất xứ dễ xác định.
  • Khi làm thủ tục để xuất khẩu hàng hóa được hưởng ưu đãi, nhà xuất khẩu phải nộp đơn xin cấp Giấy chứng xuất xứ cùng với các chứng từ cần thiết chứng minh hàng hóa xuất khẩu đủ tiêu chuẩn để được cấp mẫu D.
  • Cơ quan có thẩm quyền của Chính Phủ được giao cấp Giấy chứng nhận mẫu D sẽ kiểm tra cụ thể từng trưỡng hợp, nhằm đảm bảo rằng:
  • Đơn xin và Giấy chứng nhận mẫu D đã được khai đúng, đủ và được người có thẩm quyền ký ;
  • Xuất xứ của hàng hóa tuân thủ quy chế xuất xứ.
  • Các lời khai khác trong Giấy chứng nhận mẫu D phù hợp với các chứng từ kèm theo
  • Quy cách, số lượng và trọng lượng hàng hóa, mã hiệu và số lượng kiện hàng, số lượng và các loại kiện hàng được khai phù hợp với hàng hóa xuất khẩu.

2.     Thành phần hồ sơ xin cấp C/O

  • Hồ sơ đăng ký thương nhân gồm:
  • Đăng ký mẫu chữ ký của người được ủy quyền ký Đơn đề nghị cấp C/O và con dấu của thương nhân;
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương nhân (bản sao có dấu sao y bản chính);
  • Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế (bản sao có dấu sao y bản chính);
  • Danh mục các cơ sở sản xuất (nếu có) của thương nhân.
  • Hồ sơ đề nghị cấp C/O:
  • Đơn đề nghị cấp C/O được kê khai hoàn chỉnh và hợp lệ như hướng dẫn;
  • Mẫu C/O form D đã được khai hoàn chỉnh;
  • Tờ khai hải quan đã hoàn thành thủ tục hải quan.
  • Hoá đơn thương mại (bản sao có chữ ký và đóng dấu xác nhận sao y bản chính của người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền của thương nhân, bản chính có thể được Tổ chức cấp C/O yêu cầu cung cấp để đối chiếu nếu thấy cần thiết).
  • Vận tải đơn hoặc chứng từ vận tải tương đương trong trường hợp thương nhân không có vận tải đơn.
  • Bảng tính toán chi tiết hàm lượng giá trị khu vực (đối với tiêu chí hàm lượng khu vực RVC %). Hoặc bảng kê khai chi tiết mã HS của nguyên liệu đầu vào và mã HS của sản phẩm đầu ra (đối với tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa hoặc tiêu chí công đoạn gia công chế biến cụ thể “CC”, “CTH”, “CTSH”). Hoặc bảng kê khai theo tiêu chí xuất xứ thuần tuý “WO”.
  • Hoá đơn mua nguyên phụ liệu / hàng hoá hoặc Tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên liệu, phụ liệu dùng để sản xuất ra hàng hóa xuất khẩu (trong trường hợp có sử dụng nguyên liệu, phụ liệu nhập khẩu trong quá trình sản xuất).
  • Quy trình sản xuất ra hàng hóa.

3.     Cấp Giấy chứng nhận C/O form D:

  • Giấy chứng nhận mẫu D phải theo đúng mẫu do Bộ thương mại phát hành và phải làm bằng tiếng Anh ;
  • Bộ Giấy chứng nhận C/O form D gồm 01 bản gốc và ba bản sao carbon (carbon copy) có mầu như sau:
  • Bản gốc (Original): Màu tím nhạt (light violet)
  • Bản sao thứ hai (Duplicate) Màu da cam (Orange)
  • Bản sao thứ ba (Triplicate) Màu da cam (Orange)
  • Bản sao thứ tư (Quadruplicate) Màu da cam (Orange)
  • Mỗi bộ Giấy chứng nhận có tham chiếu riêng của mỗi địa điểm hoặc cơ quan cấp.
  • Bản gốc và bản sao thứ ba được nhà xuất khẩu gửi cho nhà nhập khẩu để nộp cho cơ quan hải quan tại cảng hoặc địa điểm nhập khẩu; bản sao thứ hai được cơ quan có thẩm quyền cấp giữ lại; bản sao thứ tư được nhà xuất khẩu giữ lại.
  • Sau khi nhập khẩu hàng hóa, bản sao thứ ba sẽ được đánh dấu thích hợp vào ô thứ tư và gửi lại cho cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng xuất xứ hàng hóa trong khoảng thời gian thích hợp.

4.     Thời hạn cấp Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu D

(Thời hạn này được tính kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ)

  • 2 giờ làm việc đối với các trường hợp thông thường.
  • 4 giờ làm việc đối với các trường hợp cần thiết phải xác định lại xuất xứ của hàng hóa.

IV.              HƯỚNG DẪN KÊ KHAI C/O FORM D

Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu D được khai bằng tiếng Anh và đánh máy (không ghi tay). Nội dung khai phải phù hợp với tờ khai hải quan đã được thanh khoản và các chứng từ khác như vận đơn, hóa đơn thương mại, giấy chứng nhận kiểm tra xuất xứ hàng hóa của Công ty kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa xuất nhập khẩu.

1.     Số tham chiếu

  • Số tham chiếu là số ghi ở vị trí trên cùng phía bên phải.
  • Theo quy định của Việt Nam, số tham chiếu được ghi như sau:

Số tham chiếu gồm 13 ký tự, chia làm 5 nhóm, với cách ghi cụ thể như sau:

  1. Nhóm 1: Tên nước thành viên xuất khẩu là Việt Nam, gồm 2 ký tự là “VN”
  2. Nhóm 2: Tên nước thành viên nhập khẩu là các nước thành viên thuộc khối ASEAN, ở đây là nước Indonesia, gồm 2 ký tự “ID”
  3. Nhóm 3: Năm cấp C/O, gồm 2 ký tự. ở đây, năm cấp là năm 2016, ghi là “16”
  4. Nhóm 4: Tên tổ chức cấp C/O, gồm 2 ký tự. Phòng quản lý xuất nhập khẩu khu vực Thành phố Hồ Chí Minh ghi là “02”
  5. Nhóm 5: Số thứ tự của mẫu C/O gồm 5 ký tự. Lô hàng giày dép này có C/O form D mang số thứ tự 9 ghi là “00009”
  • Giữa nhóm 1 và nhóm 2 có dấu “–”, giữa nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5 có dấu “/”.

Số tham chiếu của lô hàng này: VN-ID 16/02/000009                     

2.     Cách ghi các ô thể hiện trên form D

  • Ô thứ 1: Tên giao dịch, địa chỉ nhà xuất khẩu Việt Nam
  • Ô thứ 2: Tên giao dịch, địa chỉ nhà nhập khẩu Indonesia
  • Ô thứ 3: Ngày khởi hành, tên phương tiện vận tải, cảng đi/ đến
  • Ô số 4: Để trống. Cơ quan Hải quan tại cảng hoặc địa điểm nhập khẩu sẽ đánh dấu ü vào ô thích hợp.
  • Ô số 5: Danh mục hàng hóa
  • Ô số 6 : Ký hiệu và số hiệu của kiện hàng
  • Ô số 7: Số kiện hàng, loại kiện hàng, mô tả hàng hoá (bao gồm số lượng và mã HS).
  • Ô số 8: Ghi hàm lượng ASEAN
  1. “WO” nếu là hàng có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại Việt Nam
  2. Hàng hoá có xuất xứ không thuần tuý
  • Hàm lượng giá trị khu vực: Tỷ lệ % của hàm lượng giá trị ASEAN.
  • Thay đổi mã số hàng hoá (CTC)
  • Công đoạn gia công chế biến cụ thể: “SP”
  1. Hàng hoá (cộng gộp từng phần): “PC x%” trong đó “x” là tỷ lệ % của hàm lượng giá trị ASEAN (20% < x < 40%)
  • Ô thứ 9: Ghi trọng lượng cả bì của hàng hoá và trị giá FOB của lô hàng
  • Ô thứ 10: Số và ngày của hóa đơn lô hàng
  • Ô thứ 11:
  • Dòng thứ nhất ghi “VIET NAM”
  • Dòng thứ hai ghi “INDONESIA”
  • Dòng thứ ba ghi Phòng quản lý xuất nhập khẩu khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm đề nghị cấp C/O form D, chữ ký của người đề nghị cấp C/O form D.
  • Ô thứ 12: Ô này Phòng quản lý xuất nhập khẩu khu vực Thành phố Hồ Chí Minh ghi ngày tháng năm cấp C/O form D, ký tên và đóng dấu.

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP C/O

(Ban hành kèm theo Thông tư số 06/2011/TT-BCT ngày 21 tháng 5năm 2011 của Bộ Công Thương quy định thủ tục cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá ưu đãi)

 
   

 

1. Mã số thuế của doanh nghiệp ………………………… Số C/O: ………………………….
2. Kính gửi: (Tổ chức cấp C/O)…………………..

 

……………………………………………………..

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP C/O Mẫu …..

 

Đã đăng ký Hồ sơ thương nhân tại …………………………………………

……………………………………………vào ngày…………………………………

3. Hình thức cấp (đánh (√) vào ô thích hợp)

 

 Cấp C/O

 Cấp lại C/O (do mất cắp, thất lạc hoặc hư hỏng)

 C/O giáp lưng

 

 C/O có hoá đơn do nước thứ ba phát hành

4. Bộ hồ sơ đề nghị cấp C/O:

 

– Mẫu C/O đã khai hoàn chỉnh

– Tờ khai hải quan

– Hóa đơn thương mại

– Vận tải đơn/chứng từ tương đương

– Tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên liệu

– Giấy phép xuất khẩu

 

– Hóa đơn mua bán nguyên liệu trong nước

 

– Hợp đồng mua bán

– Bảng tính toán hàm lượng giá trị khu vực

– Bản mô tả quy trình sản xuất ra sản phẩm

– Các chứng từ khác………………………….. …………………………………………………

 

5. Người xuất khẩu (tên tiếng Việt):…………………………..

 

– Tên tiếng Anh: ………………………………………………

– Địa chỉ: ………………………………………………………

– Điện thoại: …………, Fax: …………Email:……………..……

6. Người sản xuất (tên tiếng Việt):………………………….

 

– Tên tiếng Anh: ……………………………………………

– Địa chỉ: ……………………………………………………

– Điện thoại: …………, Fax: …………Email:……………..…

7. Người nhập khẩu/ Người mua (tên tiếng Việt): ……………………………………………………………………………………………..

 

– Tên tiếng Anh: …………………………………………………………………………………………………………

– Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………………………

– Điện thoại: ………………………, Fax: …………………………Email:…………………………………………………..……

8. Mã HS (8 số) 9. Mô tả hàng hóa (tiếng Việt và tiếng Anh) 10. Tiêu chí xuất xứ và các yếu tố khác 11. Số lượng 12. Trị giá FOB (USD)*
        (Ghi như hướng dẫn tại mặt sau của C/O)    
13. Số Invoice:…….

 

…………………….

Ngày: ……/…../…..

14. Nước nhập khẩu:

 

…………………………..

15. Số vận đơn:……………….

 

………………………………..

Ngày: ……./……../…………..

16. Số và ngày Tờ khai Hải quan xuất khẩu và những khai báo khác (nếu có):

 

…………………………………

…………………………………

17. Ghi chú của Tổ chức cấp C/O:

 

– Người kiểm tra: …………………………………………………

– Người ký: ……………………………………………………….

– Người trả: ……………………………………………………….

– Đề nghị đóng:

18. Doanh nghiệp chúng tôi xin cam đoan lô hàng nói trên được khai báo chính xác, đúng sự thực và phù hợp với các quy định về xuất xứ hàng hóa hiện hành. Chúng tôi xin chịu mọi trách nhiệm về lời khai trước pháp luật.

 

Làm tại………………ngày……..tháng……năm……….

(Ký tên, ghi rõ chức vụ và đóng dấu)

§  Đóng dấu (đồng ý cấp)

 

§  Đóng dấu “Issued retroactively”

§  Đóng dấu “Certified true copy”

 

                       

*Trong trường hợp trị giá ghi trên hợp đồng xuất khẩu không tính bằng USD, doanh nghiệp phải quy đổi trị giá đó sang USD khi khai trên Đơn này Việc khai trên Đơn này không ảnh hưởng đến việc ghi trị giá của hợp đồng trên C/O.

 

ĐĂNG KÝ MẪU CHỨ KÝ CỦA NGƯỜI ĐƯỢC ỦY QUYỀN KÝ

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP C/O VÀ MẪU CON DẤU CỦA THƯƠNG NHÂN

(Ban hành kèm theo Thông tư số 06/2011/TT-BCT ngày 21 tháng 5năm 2011 của Bộ Công Thương quy định thủ tục cấp Giấy chứng nhận
xuất xứ hàng hoá ưu đãi)

 
   

 

 

………, ngày…….tháng……..năm……….

Kính gửi: ……………………………………………………… (tên của Tổ chức cấp C/O)

Công ty: ……………………………………………………….. (tên doanh nghiệp)

Địa chỉ: ………………………………………………………… (địa chỉ của doanh nghiệp)

  1. Đề nghị được đăng ký các cá nhân của doanh nghiệp có tên, mẫu chữ ký và dấu dưới đây:
TT Họ và tên Chức vụ Mẫu chữ ký Mẫu dấu
         
       
       
       

Có thẩm quyền hoặc được ủy quyền ký trên Đơn đề nghị cấp Mẫu C/O.

  1. Đăng ký các cá nhân có tên dưới đây:
TT Họ và tên Chức danh Phòng (Công ty) Số Chứng minh thư
         
         
         
         

được ủy quyền tới liên hệ cấp C/O tại … (tên của Tổ chức cấp C/O).

Tôi xin chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật về việc đăng ký, ủy quyền này.

CÔNG TY ………………………

(Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp)

(Ký tên, đóng dấu)

 

DANH MỤC CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT CỦA THƯƠNG NHÂN

(Ban hành kèm theo Thông tư số 06/2011/TT-BCT ngày 21 tháng 5năm 2011 của Bộ Công Thương quy định thủ tục cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá ưu đãi)

 
   

 

……., ngày…….tháng……..năm……….

Kính gửi: …………………………………………………….. (tên của Tổ chức cấp C/O)

Công ty: ……………………………………………………………………….. (tên doanh nghiệp)

Địa chỉ: ………………………………………………………………………… (địa chỉ của doanh nghiệp)

 

Đề nghị được đăng ký các cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu của doanh nghiệp chúng tôi như sau:

TT Tên, địa chỉ, điện thoại, fax của cơ sở Phụ trách cơ sở Diện tích nhà xưởng Mặt hàng sản xuất để xuất khẩu

 

(ghi riêng từng dòng cho mỗi mặt hàng)

Tên hàng Số lượng công nhân Số lượng máy móc Công suất

 

theo tháng

               
               
               
               

Tôi xin chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật về việc đăng ký này.

 

CÔNG TY  ………………………

(Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp)

(Ký tên, đóng dấu)

 

 

 GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ THUẾ

 

 

MẪU C/O FORM D


Tải xuống tài liệu học tập PDF miễn phí

[sociallocker id=”19555″] Tải Xuống Tại Đây [/sociallocker]

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here