TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ DỰ TRỮ VÀ MUA HÀNG TRONG KINH DOANH THƯƠNG MẠI LOGISTICS

0
8326
TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ DỰ TRỮ VÀ MUA HÀNG TRONG KINH DOANH THƯƠNG MẠI LOGISTICS
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ DỰ TRỮ VÀ MUA HÀNG TRONG KINH DOANH THƯƠNG MẠI LOGISTICS

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]

Kéo xuống để Tải ngay đề cương bản PDF đầy đủ: Sau “mục lục” và “bản xem trước”

(Nếu là đề cương nhiều công thức nên mọi người nên tải về để xem tránh mất công thức)

Đề cương liên quan:Tiểu luận nguồn nhân lực logistics việt nam


Mục Lục

Tải ngay đề cương bản PDF tại đây: TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ DỰ TRỮ VÀ MUA HÀNG TRONG KINH DOANH THƯƠNG MẠI LOGISTICS

Quảng Cáo

CHƯƠNG 3.             QUẢN TRỊ DỰ TRỮ VÀ MUA HÀNG TRONG KINH DOANH THƯƠNG MẠI

Dự trữ hàng hóa là một trong những hoạt động logistics then chốt. Chính vì vậy, nhiều khi có thể nói quản trị Logistics là quản trị dòng dự trữ, bởi một lẽ, các trạng thái của hàng hóa trong kênh Logistics đều là dự trữ. Trong kinh doanh thương mại, dự trữ cần thiết để đảm bảo quá trình bán hàng diễn ra liên tục, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng với chi phí thấp. Đáp ứng những quyết định của dự trữ là hoạt động mua hàng. Mua hàng là hành vi thương mại nhằm tạo nên lực lượng hàng hóa dự trữ trong doanh nghiệp. Chính vì vậy, dự trữ và mua hàng là những hoạt động luôn luôn gắn bó với nhau.

3.1    Quản trị dự trữ hàng hóa trong kinh doanh thương mại

3.1.1    Chức năng và các loại hình dự trữ hàng hoá trong kinh doanh thương mại

a.   Khái niệm và sự cần thiết phải có dự trữ hàng hoá

Từ khi có sản xuất và lưu thông hàng hoá, dự trữ hàng hoá xuất hiện như là một hiện tượng tất yếu. Theo C.Mark thì “Dự trữ hàng hoá là sự cố định và độc lập hoá hình thái của sản phẩm “. Như vậy, sản phẩm đang trong quá trình mua, bán và cần thiết cho quá trình mua bán là nằm trong hình thái dự trữ.

Sự vận động của hàng hoá trong hệ thống logistics đều dưới hình thái dự trữ. Như vậy, dự trữ hàng hoá trong hệ thống logistics là các hình thái kinh tế của vận động hàng hoá trong kênh logistics nhằm thỏa mãn nhu cầu mua hàng của khách hàng trên thị trường mục tiêu với chi phí thấp nhất.

Trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân, dự trữ hàng hoá là tất yếu do sự cách biệt về không gian và thời gian giữa sản xuất và tiêu dùng hàng hoá, do đặc điểm khác biệt giữa hàng hoá sản xuất và hàng hoá tiêu dùng, do điều kiện địa lý, tự nhiên và khí hậu, hoặc do phải đề phòng những mất cân đối lớn có thể xẩy ra (chiến tranh, thiên tai, …).

Đối với doanh nghiệp, dự trữ cần thiết là do yêu cầu cải thiện dịch vụ khách hàng, như: dự trữ cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng đầy đủ và nhanh, đáp ứng yêu cầu dịch vụ cao cho khách hàng, và do đó duy trì và phát triển doanh số. Mặt khác, dự trữ trong các doanh nghiệp giúp giảm chi phí do: duy trì sản xuất ổn định và năng suất cao, tiết kiệm trong mua và vận chuyển (trong mua: giảm giá vì lượng hoặc mua trước thời vụ; còn trong vận chuyển việc tăng dự trữ do tăng qui mô lô hàng sẽ đảm bảo vận chuyển tập trung với chi phí thấp ), và nhờ dự trữ mà các doanh nghiệp giảm những chi phí do những biến động không thể lường trước.

b.              Các chức năng dự trữ hàng hoá trong thương mại

Dự trữ hàng hóa trong thương mại hiện 3 chức năng cơ bản: chức năng cân đối cung – cầu, và chức năng điều hoà các biến động, và chức năng giảm chi phí.

Chức năng cân đối cung – cầu đảm bảo cho sự phù hợp giữa nhu cầu và nguồn cung ứng về số lượng, không gian và thời gian. Trong kinh doanh bán buôn, phải tập trung khối lượng dự trữ thời vụ, dự trữ chở đến trước do điều kiện giao thông vận tải và khí hậu, dự trữ đề phòng những biến động của nền kinh tế. Chức năng này là do ảnh hưởng của môi trường vĩ mô đến quan hệ cung – cầu.

Chức năng điều hoà những biến động: Dự trữ để đề phòng những biến động ngắn hạn do sự biến động của nhu cầu và chu kỳ nhập hàng. Thực hiện chức năng này, cần phải có dự trữ bảo hiểm.

Chức năng giảm chi phí: Có nhiều khi, dự trữ không chỉ do cân đối cung cầu hoặc điều hòa các biến động mà còn do yêu cầu phải giảm chi phí, chẳng hạn, do phải giảm chi phí trong trường hợp vận chuyển với cự ly xa, phải vận chuyển với khối lượng hàng lớn và do đó làm tăng dự trữ tại các kho.

c.              Các loại dự trữ hàng hoá trong kinh doanh thương mại

Trong kinh doanh thương mại, có nhiều cách phân loại dự trữ khác nhau tùy thuộc yêu cầu quản trị. Có một số cách phân loại phổ biến:

c.1.           Phân theo trạng thái của thời kỳ kinh doanh:

– Dự trữ đầu kỳ: Dự trữ của cuối thời kỳ kinh doanh trước đảm bảo tiếp tục cho đầu thời kỳ kinh doanh mới

– Dự trữ cuối kỳ: Lượng hàng hóa dự trữ cuối kỳ nhằm duy trì hoạt động kinh doanh liên tục cho thời kỳ kinh doanh tiếp theo

– Dự trữ trung bình: Bằng ½ tổng của dự trữ đầu kỳ và cuối kỳ

c.2.           Phân theo giới hạn của dự trữ:

– Dự trữ cao nhất: Lượng dự trữ cao nhất tại một thời điểm xác định, thường là thời điểm nhập mới một lô hàng.

– Dự trữ thấp nhất: Lượng dự trữ thấp nhất tại thời điểm xác định, thường vào thời điểm quyết định nhập hàng để bổ sung dự trữ (điểm đặt hàng)

– Dự trữ trung bình: Bằng ½ tổng dự trữ cao nhất và thấp nhất

c.3.           Phân theo đặc điểm của nhu cầu và sản xuất theo thời gian:

– Dự trữ thường xuyên: Dự trữ đáp ứng nhu cầu hoặc sản xuất ổn định theo thời gian

– Dự trữ thời vụ: Dự trữ đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng thời vụ; Nếu sản xuất có tính thời vụ thì doanh nghiệp thương mại phải tập trung dự trữ vào thời vụ thu hoạch để đảm bảo hàng hóa bán ra cho cả năm; Nếu nhu cầu có tính thời vụ thì doanh nghiệp thương mại cũng phải dự trữ với khối lượng đủ để đáp ứng nhu cầu lớn tập trung vào một thời ký nhất định.

c.4.           Phân theo các yếu tố cấu thành dự trữ trung bình

– Dự trữ chu kỳ: Dự trữ nhằm đảm bảo cho bán ra giữa hai chu kỳ nhập hàng. Loại dự trữ này được thể hiện bằng qui mô lô hàng nhập. Dự trữ chu kỳ tham gia vào dự trữ trung bình bằng một nửa qui mô lô hàng.

Dv– Dự trữ hàng hoá trên đường

 

– Mức tiêu thụ hàng hoá bình quân một ngày

– Thời gian trung bình hàng hoá trên đường

– Dự trữ trên đường: Dự trữ trong quá trình vận chuyển hàng hoá. Loại dự trữ này tuỳ thuộc vào vị trí chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá giữa các bên mua, bán. Dự trữ trên đường phụ thuộc vào qui mô tiêu thụ hàng hoá và thời gian trung bình vận chuyển hàng hoá:

;

Db– Dự trữ bảo hiểm

 

d- Độ lệch tiêu chuẩn chung

z- Chỉ số độ lệch tiêu chuẩn

– Dự trữ bảo hiểm: Dự trữ đề phòng những biến động do nhu cầu hoặc thời gian nhập hàng. Dự trữ này phụ thuộc vào cường độ biến động và yêu cầu đảm bảo dự trữ của doanh nghiệp. Trình độ dịch vụ khách hàng là do chính sách dự trữ bảo hiểm của doanh nghiệp:

Db = d.  z

Trong quản trị dự trữ hàng hóa tại các cơ sở Logistics của các doanh nghiệp thương mại, thường sử dụng cách phân loại này.

3.1.2    Các mục tiêu của quản trị dự trữ hàng hóa

Các mục tiêu của quản trị dự trữ hàng hoá trong kinh doanh thương mại bao gồm: Mục tiêu dịch vụ khách hàng, và mục tiêu chi phí dự trữ.

3.1.3            Mục tiêu dịch vụ khách hàng

Trình độ dịch vụ là việc xác định các mục tiêu hoạt động mà dự trữ phải có khả năng thực hiện. Trình độ dịch vụ được xác định bằng thời gian thực hiện đơn đặt hàng; hệ số thoả mãn mặt hàng, nhóm hàng và đơn đặt hàng (bán buôn); hệ số ổn định mặt hàng kinh doanh hệ số thoả mãn nhu cầu mua hàng của khách (bán lẻ). Những chỉ tiêu trình độ dịch vụ khách hàng trên đây phụ thuộc khá lớn vào việc quản trị dự trữ hàng hoá. Trình độ dịch vụ khách hàng do dự trữ thực hiện được tính toán theo công thức sau:

d- Trình độ dịch vụ khách hàng (một mặt hàng)

 

mt– Lượng hàng hoá thiếu bán cho khách hàng

Mc– Nhu cầu của khách hàng cả kỳ

Trường hợp khách hàng mua nhiều mặt hàng, thì trình độ dịch vụ chung đối với khách hàng được tính như sau:

dc– Trình độ dịch vụ chung cho một khách hàng

 

di– Trình độ dịch vụ của mặt hàng i

n- Số lượng mặt hàng cung cấp cho khách hàng

Chỉ tiêu trình độ dịch vụ khách hàng kế hoạch được xác định theo công thức sau:

Để nâng cao trình độ dịch vụ khách hàng của dự trữ, có thể sử dụng những giải pháp sau:

– Thứ nhất là giải pháp truyền thống: tăng cường dự trữ. Giải pháp này có thể đạt đến trình độ dịch vụ khách hàng nhất định, nhưng có thể làm tăng chi phí dự trữ và cả hệ thống logistics.

– Thứ hai là giải pháp cải tiến: vận chuyển hàng hoá nhanh, chọn nguồn hàng tốt hơn và quản trị thông tin hiệu quả hơn. Giải pháp này nhằm chọn phương án tối ưu trong quản trị dự trữ hàng hoá.

3.1.4            Mục tiêu chi phí dự trữ

Chi phí dự trữ là những chi phí bằng tiền có liên quan đến dự trữ. Tỷ lệ chi phí đảm bảo dự trữ là % của tỷ số chi phí đảm bảo dự trữ /giá trị trung bình của dự trữ.

Cấu thành chi phí đảm bảo dự trữ bao gồm:

– Chi phí vốn: chi phí bằng tiền do đầu tư vốn cho dự trữ. Chi phí vốn phụ thuộc vào giá trị dự trữ trung bình, thời gian hạch toán và suất thu hồi vốn đầu tư. Thông thường trên thị trường tiền tệ, tỷ lệ chi phí vốn được tính theo lãi suất tiền vay ngân hàng. Tỷ lệ chi phí vốn trung bình là 15%, dao động từ 8-40%.

– Chi phí công nghệ kho, thường gọi là chi phí bảo quản hàng hoá dự trữ ở kho. Trung bình chi phí này là 2%, dao động từ 0-4%.

– Hao mòn vô hình: giá trị hàng hoá dự trữ giảm xuống do không phù hợp với thị trường (tình thế marketing ). Thể hiện của chi phí này là % giảm giá bán. Chi phí này trung bình là 1,2%, dao động từ 0,5 – 2%.

– Chi phí bảo hiểm:  là chi phí đề phòng rủi ro theo thời gian. Chi phí bảo hiểm tuỳ thuộc vào giá trị hàng hoá và tình trạng cơ sở vật chất kỹ thuật. Chi phí này trung bình 0,05%, dao động từ 0 – 2%.

– Ngoài ra còn có thể chi phí về thuế liên quan đến vị trí, địa phương, coi dự trữ là tài sản và bị đánh thuế.

Chi phí đảm bảo dự trữ một đơn vị hàng hóa có thể viết dưới dạng sau:

 
   

Tổng chi phí có liên quan đến quản trị dự trữ bao gồm:

 
   

– Chi phí đặt hàng: Fđ =;

 
   

– Chi phí dự trữ: ;

– Chi phí thiếu hàng để bán:

;

3.1.5       Phân loại hàng hoá dự trữ và các hệ thống dự trữ hàng hóa

a.              Phân loại hàng hoá dự trữ và xác định mục tiêu dịch vụ khách hàng

a.1.          Phân loại hàng hóa dự trữ

Phân loại hàng hoá dự trữ thành các nhóm A,B,C theo tầm quan trọng với những đặc trưng để quản trị dự trữ. Sự phân loại có thể dựa vào một số tiêu thức: doanh số, lợi nhuận, giá trị dự trữ, …Trong quản trị, người ta hay sử dụng tiêu thức doanh số.

Qui tắc Pareto*, hay còn gọi là qui tắc 80/20 thường được sử dụng trong phân loại hàng hoá dự trữ. Theo qui tắc này, những hàng hoá nào có tỷ trọng đơn vị dự trữ hàng hoá (hoặc tỷ trọng khách hàng, đơn đặt hàng, người cung ứng ) thấp (20%), nhưng có tỷ trọng doanh số cao (80%) thì được xếp vào loại A. Tương tự, tỷ trọng đơn vị dự trữ cao hơn (30%), nhưng tỷ trọng doanh số thấp hơn (15%) được xếp vào loại B, và loại C có tỷ trọng đơn vị dự trữ hàng hoá cao nhất (50%), và tỷ trọng doanh số thấp nhất (5%). Cách phân loại này xác định tầm quan trọng của mặt hàng, khách hàng trong kinh doanh để có chiến lược thích ứng.

Phương pháp phân loại này như sau:

– Trước hết lập bảng phân loại (bảng 3.1)

– Sắp xếp hàng hoá theo thứ tự từ doanh số cao đến thấp trên bảng phân loại. Sau đó, tính tỷ trọng doanh số của từng mặt hàng và điền vào bảng.

– Tính tỷ trọng cộng dồn(tần suất tích luỹ) doanh số và mặt hàng theo từng mặt hàng.

– Tiến hành phân nhóm hàng hoá căn cứ vào kết quả tính toán và qui tắc phân loại.

  • Bảng3.1 Bảng phân loại hàng hóa dự trữ theo qui tắc Pareto
Số T.T mặt hàng Tên, ký hiệu mặt hàng Doanh số Tỷ trọng doanh số

 

mi/M

Tỷ trọng D.S cộng dồn

 

åmi/M

Tỷ trọng mặt hàng cộng dồn

 

i/n

Xếp loại hàng hóa
1 ….. m1(max) d1(max) k1 h1 A
2 ….. m2 d2 k2=80% h2=20%
3 ….. m3 d3 k3 h3 B
…. …. …. ….
….. …. …. …. ….
….. …. …. ….=95% ….=50%
            C
           
           
n ….. mn dn kn= 100% hn= 100%
    M 100%      

Có thể mô tả cách phân loại hàng hoá theo qui tắc Pareto ở hình 3.1

 
   
  • Hình 3.1 Đường cong Pareto và phân loại A,B,C
a.2.          Sử dụng kết quả phân loại
  • Xác định mục tiêu và mô hình quản trị dự trữ: Trên cơ sở kết quả phân loại, có thể xác định mục tiêu và chính sách dự trữ thích hợp. Những hàng hoá thuộc nhóm A yêu cầu chỉ tiêu dịch vụ cao nhất và áp dụng mô hình kiểm tra dự trữ thường xuyên; Những hàng thuộc nhóm C không cần chỉ tiêu dịch vụ cao, và áp dụng mô hình kiểm tra dự trữ định kỳ thông thường.
  • Áp dụng phân loại để kế hoạch hoá vốn dự trữ:

Trên cơ sở phân loại hàng hoá theo các nhóm A, B, C kết hợp với một số dữ liệu kế hoạch, có thể dự tính vốn dùng cho dự trữ trong thời kỳ kế hoạch. Qui trình tính toán theo các bước như sau:

  • Bước 1: Tính toán dự báo tổng doanh số của các mặt hàng trong năm kế hoạch; xác định tốc độ chu chuyển dự trữ của các nhóm hàng.
  • Bước 2: Xác định tỷ trọng mặt hàng cộng dồn, và trên cơ sở đó xác định tỷ trọng doanh số cộng dồn trong năm kế hoạch dựa vào mối quan hệ giữa tỷ trọng doanh số và mặt hàng cộng dồn theo công thức sau:
 
   
  • Bước 3: Tính tỷ trọng doanh số của từng mặt hàng năm kế hoạch: yi = Yi – Yi-1, và trên cơ sở đó tính doanh số của từng mặt hàng trong năm kế hoạch: mi = M.yi (M: Tổng doanh số năm kế hoạch).
  • Bước 4: Phân loại hàng hoá dự trữ trong năm kế hoạch thành các nhóm A, B, C theo qui tắc phân loại.
  • Bước 5: Xác định vốn dự trữ trung bình của từng mặt hàng trong năm kế hoạch và tổng vốn dự trữ :
Vdi: Vốn dự trữ của mặt hàng i

 

Ci: Tốc độ chu chuyển dự trữ nhóm hàng i (A,B,C)

và:         Vd = åVdi

Ví dụ bài tập ứng dụng:

Giả sử ở một kho hàng bảo quản 11 mặt hàng và có mối quan hệ là: X = 0,21; Y = 0,68. Ta xác định được A = 0,12. Kho có chính sách dự trữ khác nhau theo nhóm hàng hoá khác nhau. Tốc độ chu chuyển nhóm hàng A = 7:  1; nhóm B = 5:  1; nhóm C = 3:  1. Nếu doanh số / năm của kho là 25 tỷ đồng thì cần đầu tư dự trữ như thế nào?

Cách xác định:

Trước hết ta tính: X1 = 1/N = 1/11 = 0,090;   X2 = 2/11 = 0,1818;  . …

Từ đây ta tính được Y, ví dụ ta tính Y1

Và từ đây ta tính được doanh số của mặt hàng 1 là 12.068 triệu (tức, 0,4827 ´ 25.000 triệu). Tương tự tính cho Xi và  Yi được bảng 3.2

b.              Các hệ thống dự trữ

b.1.          Hệ thống “kéo” và “đẩy”

Việc hình thành dự trữ hàng hoá tại các cơ sở logistics có thể do từng cơ sở này quyết định tùy thuộc vào đặc điểm hoạt động kinh doanh của minh; Hoặc có thể do một trung tâm của doanh nghiệp đưa ra các quyết định dự trữ cho cả hệ thống. Vì vậy có 2 hệ thống quản trị dự trữ trong một doanh nghiệp.

  • Hệ thống “kéo”: Với hệ thống này, xem mối cơ sở logistics (điểm dự trữ ) độc lập so với các cơ sở khác trong kênh. Việc hình thành dự trữ được tính toán tuỳ thuộc vào điều kiện của từng vị trí.

 

  • Bảng3.2 Xây dựng kế hoạch dự trữ trên cơ sở phân loại A,B,C
Thứ tự sản phẩm Tần suất tích luỹ mặt hàng

 

(Xi)

Doanh số tích luỹ Doanh số dự tính Dự trữ trung bình Tốc độ c.c

 

dự trữ

1

 

A
0,0909 12.068 12.068 1.724 7:1
2 0,1818 16.867   4.798    685 7:1
3 0,2727 19.444   2.577    515 5:1
4

 

B
0,3636 21.052   1.608    322 5:1
5 0,4545 22.151   1.099    220 5:1
6 0,5454 22.950      799    160 5:1
7 0,6363 23.557      607    202 3:1
8 0,7272 24.039      477    159 3:1
9

 

C
0,8181 24.419      384    128 3:1
10 0,9090 24.735      316    105 3:1
11 1,0000 25.000      265      88 3:1
12     25.000 4.308  

Chú ý: Dự trữ trung bình = Doanh số / tốc độ chu chuyển dự trữ.

Hệ thống kéo phổ biến trong các doanh nghiệp thương mại, đặc biệt là các doanh nghiệp thương mại bán lẻ hoặc bán buôn có qui mô nhỏ.

– Hệ thống “đẩy”: là hệ thống hình thành dự trữ tại các cơ sở logistics không chỉ tuỳ thuộc vào điều kiện của từng cơ sở logistics (nhu cầu và dự trữ hiện có) mà phụ thuộc vào yêu cầu tập trung và phân phối dự trữ của cả hệ thống (doanh nghiệp ); Hệ thống do một trung tâm điều tiết dự trữ chung (quyết định “đẩy” sản phẩm dự trữ vào các đơn vị”

Hệ thống này khá phức tạp nhằm tối ưu dự trữ cho cả hệ thống, trong điều kiện hiện nay do phát triển thông tin, hệ thống này càng được áp dụng rộng rãi. Hệ thống này thường được áp dụng đối với chuỗi bán lẻ.

Mỗi hệ thống dự trữ có các cách thức tính toán các thông số khác nhau và rất phong phú. Nhưng hệ thống nào đi chăng nữa cũng phải đáp ứng các yêu cầu của quản trị dự trữ.

b.2.          Xác định các thông số dự trữ của hệ thống “đẩy”

Xác định các thông số của hệ thống này phải trả lời các câu hỏi: ở mỗi kho sẽ duy trì lượng dự trữ bao nhiêu? Phân phối số lượng hàng hoá mua được cho mỗi điểm dự trữ là bao nhiêu?

Có nhiều phương pháp khác nhau để tính toán các thông số của hệ thống “đẩy”. Ngày nay, do áp dụng công nghệ thông tin hiện đại, có thể xây dựng các mô hình điều tiết dự trữ của hệ thống “đẩy”. Ở đây, chúng ta nghiên cứu 2 phương pháp đơn giản áp dụng trong hệ thống “đẩy”: phương pháp theo tỷ lệ nhu cầu dự báo, và phương pháp theo ngày dự trữ chung.

  • Phương pháp theo tỷ lệ nhu cầu dự báo

Quá trình tính toán theo phương pháp này như sau:

– Bước 1: Xác định nhu cầu của thời kỳ kinh doanh cho từng cơ sở logistics (kho).

– Bước 2: Xác định số lượng hàng hoá dự trữ hiện có ở mỗi cơ sở logistics.

– Bước 3: Xác định xác suất đảm bảo dự trữ ở mỗi kho.

– Bước 4: Xác định tổng lượng hàng hoá cần thiết ở mỗi cơ sở logistics trên cơ sở lượng hàng hoá dự báo cộng với lượng hàng hoá dự trữ bảo hiểm.

– Bước 5:Xác định lượng hàng hoá bổ sung dự trữ – chênh lệch giữa tổng lượng hàng hoá cần thiết và dự trữ hàng hoá hiện có.

– Bước 6:Xác định số lượng hàng hoá phân phối vượt quá yêu cầu cho từng điểm dự trữ theo tỷ lệ nhu cầu trung bình theo dự báo.

Bước 7:Xác định số lượng hàng hoá phân phối cho từng điềm dự trữ bằng cách cộng lượng hàng hoá bổ sung dự trữ (bước5) với lượng hàng hoá phân phối vượt quá yêu cầu (bước 6).

Ví dụ: Một công ty nông sản dự tính mua 125.000 T hàng hoá và sau đó đưa vào dự trữ ở 3 kho phân phối. Công ty phải xây dựng phương án phân phối lượng hàng hoá này cho 3 kho như thế nào đó cho hợp lý. Những dữ liệu báo cáo ở 3 kho như sau:

– Xác định tổng lượng hàng hoá cần thiết ở từng cơ sở = Dự báo + ( Z ´ sai số dự báo)

Z: Chỉ số độ lệch tiêu chuẩn tương ứng với xác suất đảm bảo dự trữ hàng hoá (tra bảng). Chẳng hạn, với xác suất đảm bảo dự trữ Pr = 90%, thì Z = 1,28.

Kho Dự trữ

 

hiện có

(T)

Nhu cầu theo dự báo

 

(T)

Sai số dự báo

 

(T)

Xác suất đảm bảo dự trữ(%)
1   5.000 10.000   2.000 90
2 15.000 50.000   1.500 95
3 30.000 70.000 20.000 90

Kết quả tính toán được thể hiện ở bảng sau:

Kho Tổng lượng cần thiết (1) Dự trữ

 

hiện có (2)

Lượng hàng bổ sung (3)=(1)-(2) Lượng hàng vượt yêu cầu (4) Tổng lượng phân phối

 

(5)=(3)+(4)

1   12.560   5.000     7.560   1.105     8.665
2   52.475 15.000   37.475   5.525   43.000
3   95.600 30.000   65.600   7.735   73.335
å 160.635   110.635 14.365 125.000

Chú ý: Tổng lượng hàng phân phối vượt quá yêu cầu: 14.365 = 125.000 – 110.635. Tỷ lệ phân phối hàng vượt quá yêu cầu: 10.000/50.000/70.000.

  • Phương pháp ngày dự trữ chung

Đây là phương pháp đơn giản trên cơ sở phân phối từ cùng một nguồn tập trung (như tổng kho) cho mỗi cơ sở logistics trực thuộc một lượng hàng hoá bổ sung dự trữ đảm bảo cho các cơ sở này đều có cùng số ngày dự trữ (tiêu thụ) hàng hóa như nhau. Các bước tiến hành theo phương pháp này như sau:

Bước 1: Xác định tổng lượng hàng hoá hiện có tại nguồn tập trung, lượng hàng hoá cần dự trữ ở ở nguồn tập trung và lượng hàng hoá cần phân phối cho các cơ sở logistics trực thuộc.

Bước 2: Xác định lượng hàng hoá dự trữ hiện có và mức tiêu thụ hàng hoá bình quân hàng ngày ở từng cơ sở logistics trực thuộc.

Bước 3: Xác định số ngày dự trữ chung của cả hệ thống theo công thức sau:

nd– Số ngày dự trữ chung của cả hệ thống

 

Qt– Tổng lượng hàng hoá phân phối từ nguồn tập trung

Di– Số lượng hàng hoá dự trữ hiện có ở từng cơ sở logistics

– Mức tiêu thu hàng hoá trung bình ngày ở từng cơ sở logistics

Bước 4: Xác định số lượng hàng hoá phân phối cho mỗi cơ sở logistics theo công thức sau:

Ví dụ: Một tổng kho xây dựng phương án phân phối hàng hoá cho các kho khu vực trên cơ sở các số liệu trình bày ở bảng sau:

Đơn vị Dự trữ

 

hiện có

Mức tiêu thụ b.q một ngày
Tổng kho 600 đv  
Kho 1   50 10 đv
Kho 2 100 50
Kho 3   75 15

Tổng kho muốn giữ lại 100 đv và phân phối 500 đv cho các kho khu vực.

Theo công thức, ta tính được số ngày dự trữ chung

ngày

Từ đây ta tính được:

đơn vị

đơn vị

đơn vị

3.1.6       Các mô hình kiểm tra dự trữ của hệ thống “kéo”

Kiểm tra là hoạt động tất yếu của quản trị dự trữ, do đó phải xác định phương pháp kiểm tra. Phải xác định mô hình kiểm tra dự trữ trước vì nó ảnh hưởng đến các thông số quản trị dự trữ như: Điểm đặt hàng, qui mô lô hàng, dự trữ trung bình, và tất nhiên trình độ dịch vụ khách hàng và chi phí. Đối với hệ thống “kéo”, có các mô hình: Mô hình kiểm tra thường xuyên; Mô hình kiểm tra định kỳ thông thường; và Mô hình kiểm tra định kỳ biến dạng.

a.   Mô hình kiểm tra thường xuyên dự trữ

Đây là mô hình phải thường xuyên kiểm tra tình trạng dự trữ để đưa ra các quyết định điều tiết dự trữ. Mô hình này thường áp dụng đối với những hàng hoá thuộc nhóm A, hàng có tốc độ chu chuyển nhanh.

Đối với mô hình này, điểm đặt hàng[1] được xác định như sau:

 
   

Dđ =

Qui mô lô hàng được xác định theo cách tính qui mô lô hàng kinh tế Qo

Khi kiểm tra dự trữ, nếu xẩy ra trường hợp sau:

Dk + Qđ £ Dđ   ; ở đây, Qđ – Qui mô lô hàng đã đặt (đang thực hiện)

Dk– Dự trữ thực tế tại thời điểm kiểm tra

thì tiến hành đặt hàng với qui mô lô hàng kinh tế.

Với mô hình này, dự trữ trung bình được xác định theo công thức sau:

b.       Mô hình kiểm tra định kỳ thông thường

Với mô hình này, sau một thời gian nhất định thì lại tiến hành kiểm tra dự trữ và xác định các thông số dự trữ. Mô hình này có chu kỳ kiểm tra dự trữ dài ngày và thường áp dụng đối với hàng thuộc nhóm C – hàng có tốc độ chu chuyển chậm nhất

Đối với mô hình này, điểm đặt hàng được tính theo công thức sau:

Dđ =        ;L- Chu kỳ kiểm tra dự trữ (ngày)

Qui mô lô hàng cũng được xác định theo cách tính qui mô lô hàng kinh tế Qo

Dự trữ trung bình trong trường hợp này sẽ là:

Mô hình này có dự trữ trung bình cao hơn, nhưng vì là hàng có tốc độ chu chuyển thấp (= nhỏ) nên mức độ tăng của dự trữ trung bình không lớn. Bù lại mô hình này giảm được những chi phí cập nhật thông tin thường xuyên.

c.       Các mô hình kiểm tra biến dạng

Bao gồm 2 mô hình: mô hình hệ thống chu kỳ đặt hàng cố định, và mô hình 2 mức dự trữ (min- max).

c.1.           Mô hình hệ thống chu kỳ đặt hàng cố định.

Đối với mô hình này, chu kỳ kiểm tra cũng đồng thời là chu kỳ đặt hàng, và do đó Dđ = Dk. Mô hình này được áp dụng trong trường hợp đơn đặt hàng có nhiều mặt hàng và thường áp dụng trong các cửa hàng thương mại bán lẻ. Qui mô lô hàng của từng mặt hàng được xác định như sau:

Qh = Dmax – Dk – Qđ

ở đây, Dmax– Mức dự trữ bổ sung mục tiêu:

Với hệ thống này, dự trữ trung bình của từng mặt hàng sẽ là:

, có thể coi

Quá trình tính toán các thông số dự trữ của mô hình này như sau:

– Trước hết, phải xác định chu kỳ kiểm tra chung theo công thức sau:

 
   

;

Từ đây, tính các thông số khác:

– Tính ;

– Tính

– Tính tổng chi phí:

F = Fđ + Fd + Ft      ở đây, Fđ– Chi phí đặt hàng; Fd– Chi phí dự trữ;

Ft– Chi phí thiếu hàng

Fđ =

– Tính trình độ dịch vụ đối với từng mặt hàng:

;

Ví dụ: Một cửa hàng bán lẻ nhập 2 mặt hàng từ cùng một nguồn hàng trong cùng một lô hàng. Hãy xác định các thông số kế hoạch dự trữ đối với 2 mặt hàng này trên cơ sở các dữ liệu sau:

                           Các dữ liệu Mặt hàng
A B
Dự báo nhu cầu (đơn vị/ngày) 25 30
Sai số dự báo – dm (đơn vị/ngày) 7 11
Thời gian thực hiện đơn hàng (ngày) 14 14
Tỷ lệ chi phí đảm bảo dự trữ (%) 30 30
Chi phí chung một lần đặt hàng(1000đ)              30
Chi phí riêng một lần đặt hàng(1000đ) 10 10
Xác suất đảm bảo dự trữ hàng hoá (%) 70 75
Giá nhập một đơn vị hàng hoá (1000đ) 150 75
Chi phí thiếu bán một đơn vị hàng hoá (1000đ) 10 15
Số ngày trong năm            365

Các bước tính toán như sau:

– Xác định chu kỳ kiểm tra dự trữ:

ngày

– Xác định Dmax:

+ Tính DmaxA cho mặt hàng A:

Ta có đơn vị

PrA =0,70 ® zA =0,52. Vậy DmaxA = 25.(4+14) + 0,52.29,7 = 465 đơn vị

+ Tính DmaxB cho mặt hàng B:

đơn vị

PrB =0,75   zB =0,67. Vậy DmaxB =50.(4+14) + 0,67.46,67 = 931 đơn vị

– Tính dự trữ trung bình:

đơn vị

đơn vị

– Tính tổng chi phí:

Fđ = nghìn đ

Fd = FdA + FdB = 0,3.150.65 + 0,3.75.131 = 2925 + 2947,5 =5872,5 nghìn đ

Ft – Để tính Ft cần  tìm giá trị hàm phân phối chuẩn f(z).

f(zA) = f(0,52) = 0,1917;   f(zB) = f(0,67) = 0,1503

Ta có  nghìn

Vậy F = 4562,5 + 5872,5 + 14796,4 = 25231,4 nghìn

– Tính trình độ dịch vụ:

Ta có QA = 25.  4,01 = 101 đơn vị;   QB = 30.  4,03 =121 đơn vị

Vậy:

c.2.           Hệ thống 2 mức dự trữ (hệ thống min-max)

Mô hình này thường được áp dụng với hàng nhóm B với chu kỳ kiểm tra ngắn ngày. Với hệ thống này, tại thời điểm kiểm tra nếu:

Dk + Qđ < Dmin thì tiến hành đặt hàng với qui mô lô hàng Qh = Dmax – Dk – Qđ

ở đây, Dmin– Dự trữ thấp nhất, và Dmin = Dđ =

Dự trữ trung bình cũng được tính theo công thức của mô hình kiểm tra với chu kỳ đặt hàng cố định.

3.1.7       Xác định qui mô lô hàng (hệ thống dự trữ “kéo”)

Quan điểm xác định qui mô lô hàng là hợp lý, nghĩa là tận dụng triệt để nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp (vốn, cơ sở vật chất,…) và với chi phí thấp nhất. Có nhiều mô hình xác định qui mô lô hàng nhập. Trong kinh doanh thương mại, thường áp dụng các mô hình: Mô hình nhập từng lần, Mô hình tái cung ứng ngay. Mô hình tái cung ứng ngay thường hay áp dụng và rất phong phú cho nhiều tình thế khác nhau.

a.       Xác định qui mô lô hàng nhập từng lần

Mô hình này áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp nhập và tiêu thụ hết lô hàng rồi mới đặt tiếp lô hàng sau. Thường áp dụng trong kinh doanh rau quả tươi hoặc kinh doanh những hàng hóa có tính thời vụ hoặc hàng kiểu, mốt.

Để tìm qui mô lô hàng kinh tế Qo, chúng ta có thể tiến hành phân tích giới hạn kinh tế, có nghĩa qui mô lô hàng mà tại đó, lợi nhuận cận biên của một đơn vị hàng bán ra phải bằng lỗ cận biên không bán được đơn vị hàng hoá đó.

Lợi nhuận một đơn vị bán ra là:  Lợi nhuận = giá – chi phí đơn vị

Lỗ một đơn vị bán ra là:        Lỗ    = chi phí đơn vị – chi phí thu hồi đơn vị

Ta có: CPn ´ Lỗ đơn vị = (1 – CPn ).Lãi đơn vị

ở đây, CPn– Tần suất tích luỹ bán tối thiểu n đơn vị sản phẩm.

Từ đó ta có:

;

Có nghĩa, sẽ tiếp tục tăng qui mô lô hàng cho đến khi tần suất tích luỹ bán thêm một đơn vị bằng tỷ lệ

Ví dụ 1: Một cửa hàng dự tính sẽ bán 100 T hàng trong tuần tới. Phân phối nhu cầu là chuẩn với độ lệch tiêu chuẩn là 20 T. Cửa hàng bán với giá 590.000đ/T, và họ phải trang trải chi phí là 250.000đ/T.

Trước hết chúng ta tính:

Tra bảng phân phối chuẩn với tần suất tích luỹ 0,58 thì sẽ có Z = 0,21. Như vậy số lượng lô hàng sẽ là:

Qo = 100 T + 0,21.  20 T = 104,2 T

Ví dụ 2: Một cửa hàng thời trang muốn xây dựng đơn đặt hàng tối ưu về một loại hàng hoá kiểu mới. Giá bán mỗi đơn vị hàng hoá là 950.000đ khi mốt đang thịnh hành, và giá đặt mỗi đơn vị là 700.000đ. Khi lạc mốt, họ chỉ bán được với giá 500.000đ. Biết nhu cầu dự đoán với phân phối như sau:

Số đơn vị bán ra(1000) Tần suất

 

nhu cầu

Tần suất

 

tích luỹ

0 0,10 0,10
1 0,15 0,25
2 0,20 0,45
3 0,30 0,75
4 0,20 0,95
5 0,05 1,00

Chúng ta chọn qui mô đơn đặt hàng ở:

Giá trị CPn nằm giữa 2.000 và 3.000, chúng ta chọn Qo = 2.500 đơn vị

b.       Xác định qui mô lô hàng tái cung ứng ngay

Lô hàng tái cung ứng ngay là lô hàng dặt để bổ sung dự trữ kịp thời đáp ứng yêu cầu tiêu thụ. Lô hàng tái cung ứng ngay thường áp dụng trong kinh doanh thương mại, đặc biệt trong các cửa hàng bán lẻ. Xác định qui mô lô hàng phải đảm bảo tổng chi phí thấp nhất

b.1.          Trường hợp đơn giản

Khi nhu cầu liên tục và có tốc độ ổn định, phải xác định qui mô lô hàng và tần số nhập hàng. Đây là bài toán xác định qui mô lô hàng để có tổng chi phí thấp nhất. Công thức xác định qui mô lô hàng như sau:

;

Trong một số trường hợp, nếu tốc độ cung ứng lớn hơn tốc độ nhu cầu, thì công thức trên phải điều chỉnh như sau:

;

áp dụng mô hình trên đây đòi hỏi một số ràng buộc:

– Phải đảm bảo thoả mãn mọi nhu cầu

– Nhu cầu có tính liên tục, ổn định và với cơ cấu đã biết.

– Thời gian thực hiện chu kỳ nhập hàng ổn định.

– Giá hàng ổn định không phụ thuộc vào qui mô lô hàng và thời gian (giá mua và chi phí vận chuyển không giảm theo số lượng )

– Không giới hạn phạm vi kế hoạch hoá.

-Không có sự tác động qua lại giữa cơ cấu dự trữ.

– Không tính dự trữ trên đường.

– Không giới hạn khả năng vốn và diện tích bảo quản hàng hoá.

Tuy nhiên mô hình trên có những tác dụng trong lập kế hoạch dự trữ:

– Tìm thấy điểm mà tại đó, chi phí thực hiện đơn hàng và định mứcả bảo dự trữ hàng năm bằng nhau.

– Xác định được dự trữ trung bình chu kỳ bằng 1/2 qui mô lô hàng.

– Trong trường hợp mọi cái khác như nhau, giá trị của đơn vị dự trữ có ảnh hưởng đến chu kỳ nhập hàng: hàng có giá trị cao sẽ được đặt nhiều lần hơn.

b.2.          Trường hợp giảm giá mua và vận chuyển vì lượng

Do những chính sách marketing mà nguồn hàng và đơn vị vận tải có thể giảm giá khi mua hoặc vận chuyển với đơn đặt hàng có qui mô lớn. Có 2 chính sách giảm giá: chính sách giảm giá toàn phần và chính sách giảm giá từng phần. Chúng ta nghiên cứu phương pháp xác định qui mô lô hàng đối với từng chính sách.

v   Chính sách giảm giá vì lượng toàn phần.

Với chính sách này, nguồn hàng sẽ giảm giá cho tất cả các đơn vị hàng hoá khi qui mô lô hàng vượt quá giới hạn nhất định. Có thể tóm tắt chính sách này như sau:

Qui mô lô hàng(Qi)                             Giá(pi)

0 < Qi < Q1                                                                 p1

Qi ³ Q1                                                        p2

ở đây, Qi– Qui mô lô hàng cần mua;  Q1-Giới hạn qui mô lô hàng có mức giá p1

p2– Giá hàng hoá khi qui mô lô hàng vượt quá giới hạn Q1

Việc xác định qui mô lô hàng kinh tế dựa trên cơ sở xác định tổng chi phí thấp nhất của chi phí giá trị hàng hoá mua, chi phí đặt hàng và chi phí dự trữ. Công thức xác định tổng chi phí này như sau:

ở đây:

F- Tổng chi phí mua và dự trữ cho cả thời kỳ với qui mô lô hàng Qi

p– Giá mua với qui mô lô hàng Qi

M- Nhu cầu cho cả thời kỳ kế hoạch

fh– Chi phí một lần đặt hàng

Qi– Qui mô lô hàng cần mua;  kd– Tỷ lệ chi phí đảm bảo dự trữ

Đường cong tổng chi phí đối với chính sách này được thể hiện ở hình 3.2

       
   
     
 Qui mô lô hàng
 Q1
 0

Đường cong xác định (hiện thực)

đường cong không xác định (không hiện thực)

  • Hình 3.2 Đồ thị tổng chi phí theo qui mô lô hàng

Quá trình xác định qui mô lô hàng kinh tế theo các bước như sau:

– Bước 1: Tính qui mô lô hàng kinh tế Qon với mức giá thấp nhất pn. Nếu Qon xác định thì đó là qui mô lô hàng cần tìm. Nếu không, tính tiếp ở bước 2.

– Bước 2: Lần lượt tính qui mô lô hàng tối ưu với mức giá thấp hơn cho đến khi đạt giá trị nằm trong khoảng xác định. Tính tổng chi phí F theo qui mô lô hàng tối ưu Q0i xác định mức giá pi và theo các qui mô lô hàng giới hạn Qi-1 đến Qn với mức giá thấp hơn.

– Bước 3: So sánh các phương án chi phí trên, phương án nào có chi phí thấp hơn thì qui mô lô hàng ứng với phương án đó là qui mô lô hàng kinh tế cần tìm.

Ví dụ: Một trạm bán buôn cần mua một mặt hàng với nhu cầu dự báo là 2.600 đơn vị / năm. Chi phí một đơn đqặt hàng là 100.000đ/đơn, tỷ lệ chi phí đảm bảo dự trữ là 20%/năm. Nguồn hàng có chính sách giảm giá vì lượng toàn bộ với 2 mức giá như sau: p1 = 50.000đ/đơn vị cho qui mô mua Qi < 500 đơn vị, và giảm 5% giá khi số lượng mua ³ 500 đơn vị. Vậy trạm bán buôn cần mua với qui mô bao nhiêu để tổng chi phí mua cả năm là thấp nhất?

– Trước hết ta tính qui mô lô hàng kinh tế Q0 ứng với 2 mức giá;

đơn vị

Tương tự ta tính được Q02:

đơn vị

Ta nhận thấy Q02 không xác định (234 < 500), tính tiếp.

– Tính tổng chi phí F(228) và F(500):

F(228) =nghìn

F(500) =

So sánh ta thấy F(500) < F(228). Vậy qui mô lô hàng kinh tế là Q0 = 500 đơn vị

v   Chính sách giảm giá vì lượng từng phần

Đối với chính sách này, khi qui mô lô hàng mua vượt quá giới hạn xác định thì nguồn hàng sẽ giảm giá mua cho số lượng đơn vị hàng hoá vượt quá giơí hạn. Có nghĩa:

Qui mô mua (Qi)                                             Giá mua (pi)

Qi < Q1                                                              p1

Qi ³ Q1                                                   p1cho Q1 và p2<p1cho Q2 = Qi-Q1

Có thể diễn tả đường cong tổng chi phí theo chính sách giảm giá này ở hình 3.3

 
   

0                                   Q1

  • Hình 3.3 Đồ thị tổng chi phí với chính sách giảm giá một phần

Để tìm qui mô lô hàng kinh tế Q0, ta tìm cực tiểu của hàm số sau:

Giải ra ta được:

Nếu Qx xác định với mức giá thấp nhất p2 thì đây chính là qui mô lô hàng mua kinh tế Q02. Nếu Q02 không xác định thỉ lúc này qui mô lô hàng mua là qui mô lô hàng kinh tế Q01 với mức giá cao hơn p1, tức là:

Có thể viết công thức tổng quát xác định Qx như sau:

 

Ví dụ: Cũng với ví dụ trên, nhưng giá chỉ giảm 5% cho lượng hàng ³ 500 đơn vị, tức là cho Q2 = Qx – 499.

áp dụng công thức tính qui mô lô hàng kinh tế, ta được:

đơ n vị

Q02 = 826 xác định với mức giá p2 do đó là qui mô kinh tế.

b.3.          Trường hợp hạn chế vốn đầu tư và diện tích bảo quản hàng hoá

Khi doanh nghiệp bị hạn chế vốn dự trữ hoặc không đủ diện tích bảo quản, nghĩa là:

 
   

Trong điều kiện cần có dự trữ bảo hiểm, thì biểu thức trên là:

Do yêu cầu phải đảm bảo dự trữ bảo hiểm đáp ứng trình độ dịch vụ khách hàng, và do đó vốn cần thiết cho dự trữ bảo hiểm không thay đổi, thì qui mô lô hàng của các mặt hàng phải điều chỉnh sao cho:

; ở đây, Vdb– Vốn dùng để dự trữ bảo hiểm

Đặt: Vd – Vdb = VQ     ta có

Các bước tiến hành để xác định qui mô lô hàng Qi như sau:

-Bước 1:Xác định qui mô lô hàng kinh tế và dự trữ bảo hiểm của từng mặt hàng, sau đó xét xem có phù hợp với giới hạn về vốn dự trữ không:

;  ở đây Qoi– Qui mô lô hàng kinh tế

Nếu thoả mãn biểu thức trên thì không cần phải điều chỉnh. Nếu không thì tiến hành sang bước 2

– Bước 2:Xác định vốn dùng để dự trữ bảo hiểm và giới hạn vốn dự trữ chu kỳ VQ

– Bước 3:Xác định hệ số điều chỉnh qui mô lô hàng theo công thức sau:

Công thức tính hệ số điều chỉnh được xác định trên cơ sở phương trình sau:

– Bước 4:Xác định qui mô lô hàng điều chỉnh đối với từng mặt hàng bằng cách thêm hệ số điều chỉnh vào công thức tính qui mô lô hàng kinh tế:

Lẽ dĩ nhiên là khi điều chỉnh, qui mô lô hàng sẽ không còn là kinh tế nữa và tất nhiên tổng chi phí liên quan đến dự trữ sẽ tăng lên.

Ví dụ: Giả sử một trạm bán buôn kinh doanh 3 mặt hàng. Vốn để đầu tư cho dự trữ 3 mặt hàng này là 130 triệu đ, trong đó 30 triệu dùng để dự trữ bảo hiểm. Tỷ lệ chi phí đảm bảo dự trữ là 30%/năm. Dữ liệu 3 mặt hàng này như sau:

Mặt hàng Chi phí

 

đặt hàng(đ)

Giá mua

 

(đ)

Dự báo

 

nhu cầu(đ.v)

1 500.000 200.000 12.000
2 500.000 100.000 25.000
3 500.000 150.000   8.000

Trước hết, chúng ta tính Q0i theo công thức tính kinh tế:

Q01 = 447,21    Q02 = 912,87 Q03 = 421,64

Vốn dùng để dự trữ chu kỳ: VQ = 130 tr – 30 tr =100 tr

Ta có:                ;

Vậy cần phải điều chỉnh qui mô lô hàng:

– Xác định hệ số điều chỉnh a

a = 0,15

Thay a vào công thức điều chỉnh, ta được:

đơn vị

Tương tự ta tính được Q2 = 765 đ.v    và Q3 = 344 đ.v

b.4.          Xác định qui lô hàng trong trường hợp đã biết chi phí thiếu hàng

Khi đã biết được chi phí thiếu hàng, không cần phải xác định trình độ dịch vụ khách hàng. Có thể sử dụng phương trình tính lặp sau đây để xác định qui mô lô hàng theo các bước sau:

– Bước 1:Tính gần đúng qui mô lô hàng theo công thức sau:

– Bước 2:Tính xác suất đảm bảo dự trữ trong cả thời gian nhập hàng Pr:

; ở đây ft– Chi phí thiếu bán một đơn vị hàng hoá

Xác định độ lệch tiêu chuẩn chung d, xác định giá trị z tương ứng với xác suất Pr. Từ đó, tính giá trị hàm phân phối chuẩn f(z).

– Bước 3:Tiếp tục tính qui mô lô hàng gần đúng theo công thức sau:

– Bước 4: Lặp lại bước 2 và 3 cho tới khi không còn sự biến đổi của Pr hoặc Q, và Q cuối cùng đó chính là qui mô lô hàng cần tìm.

3.1.8       Xác định dự trữ bảo hiểm

Một trong những chức năng quan trọng của quản trị dự trữ là phải khắc phục những biến động của nhu cầu và chu kỳ nhập hàng có thiếu dự trữ, và như vậy cần phải có dự trữ bảo hiểm.

Để xác định dự trữ bảo hiểm, cần phải tính được độ lệch tiêu chuẩn của nhu cầu và chu kỳ nhập hàng. Dựa vào số liệu thống kê tình hình nhu cầu và nhập hàng của thời gian đã qua, có thể tính được độ lệch theo công thức sau:

Trên cơ sở xác định độ lệch của nhu cầu và chu kỳ nhập hàng, có thể xác định được độ lệch chung theo công thức sau:

 
   

Và dự trữ bảo hiểm phụ thuộc vào độ lệch tiêu chuẩn và xác suất đảm bảo dự trữ. Dự trữ bảo hiểm được xác định theo công thức sau:

Db = d. z ;  ở đây, Db– Dự trữ bảo hiểm,

z- Chỉ số độ lệch tiêu chuẩn phụ thuộc vào xác suất đảm bảo dự trữ

a.       Xác định các thông số dự trữ trong trường hợp đơn đặt hàng có nhiều mặt hàng

3.2     QUẢN TRỊ MUA HÀNG TRONG KINH DOANH THƯƠNG MẠI

3.2.1    Căn cứ và nguyên tắc mua hàng

a.       Khái niệm, vai trò của mua hàng trong kinh doanh thương mại

Mua hàng là hệ thống các mặt công tác nhằm tạo nên lực lượng hàng hoá tại các cơ sở logistics, đáp ứng các yêu cầu dự trữ và bán hàng với tổng chi phí thấp nhất

Về bản chất kinh tế, mua hàng là hành vi thương mại đầu tiên nhằm chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá giữa doanh nghiệp thương mại và các đơn vị nguồn hàng. Mua hàng không phải là mục đích tự thân trong kinh doanh thương mại mà do yêu cầu chia sẻ rủi ro giữa doanh nghiệp thương mại và các doanh nghiệp nguồn hàng trong hệ thống kênh phân phối và vận động hàng hoá. Thực chất, mua hàng là những hoạt động nhằm tạo nguồn lực hàng hoá để triển khai toàn bộ hệ thống logistics, do đó, chất lượng và chi phí logistics chịu ảnh hưởng rất lớn của hoạt động mua hàng. Tuy rằng không phải mọi hoạt động mua có liên quan trực tiếp đến nhà quản trị logistics, nhưng mua ảnh hưởng gián tiếp đến dòng hàng trong kênh logistics. Các quyết định liên quan đến việc lựa chọn điểm giao hàng, việc xác định số lượng và thời gian mua, lựa chọn hình thức hàng hoá và phương pháp vận chuyển đôi khi là những quyết định quan trọng ảnh hưởng đến chi phí logistics. Ngược lại, các hoạt động liên quan đến thương lượng hợp đồng, đánh giá nguồn hàng, đảm bảo số lượng và phân tích giá trị không trực tiếp tạo ra sự di chuyển, dự trữ hàng hoá trong kênh cung ứng. Do đó, có thể nói rằng, mua hàng không hoàn toàn là trách nhiệm của các nhà quản trị logistics. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa mua và các hoạt động kho – vận có thể là rất quan trọng. Trong chương này, chúng sẽ chỉ nghiên cứu các hoạt động mua có liên quan đến logistics.

Vai trò của mua hàng trong kinh doanh thương mại:

– Tạo nguồn lực logistics – hàng hoá – ban đầu để triển khai toàn bộ hệ thống logistics: Đảm bảo bổ sung dự trữ kịp thời với cơ cấu hợp lý và chất lượng đảm bảo. Trên cơ sở đó, thoả mãn tốt nhất nhu cầu dịch vụ của khách hàng, đặc biệt dịch vụ mặt hàng, dịch vụ thời gian.

– Tạo điều kiện để giảm chi phí, tăng lợi nhuận cho kinh doanh thương mại.

Mua hàng có vị thế quan trọng do trong doanh nghiệp thương mại, giá trị hàng hoá do mua chiếm tỷ lệ lớn, từ 60% – 80% doanh thu. Do dố, chỉ cần giảm chi phí tương đối trong mua là đã ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận hơn là giảm những chi phí khác. Ảnh hưởng này của mua được gọi là nguyên lý đòn bẩy.

Ví dụ: Nguyên lý đòn bẩy có thể được thể hiện thông qua bản thuyết minh lỗ lãi với mục tiêu là tăng lợi nhuận lên gấp đôi (Bảng 3.3)

  • Bảng3.3 Nguyên lý đòn bẩy của giảm chi phí mua

Đơn vị: triệu đ

Chỉ tiêu Hiện tại Tăng doanh thu +25% Tăng giá bán +5% Giảm chi phí LĐTL -25% Giảm chi phí quản lý -33% Giảm chi phí mua

 

-8,5%

1. Doanh thu 100 125 105 100 100 100
2. Giá trị hàng hoá 60 75 60 60 60 55
3. Lao động và tiền lương 20 25 20 15 20 20
4. Quản lý 15 15 15 15 10 15
5. Lợi nhuận 5 10 10 10 10 10

Đồng thời, giảm giá mua còn làm tăng hiệu quả thu hồi vốn do làm tăng lợi nhuận và giảm vốn dùng cho mua.

Ví dụ: Giả sử một công ty đạt đươc 100 tr.đồng doanh số năm với tổng chi phí là 95 tr.đồng, tổng vốn là 50 tr, trong đó có 20 tr dùng để dự trữ, trị giá (chi phí ) mua chiếm 50% doanh thu. Công ty có thể giảm được 5% giá mua vì lượng. Vậy có thể cải thiện mức thu hồi vốn như thế nào ?

Chúng ta có thể sử dụng mô hình phân tích thu hồi vốn như hình 3.4

Theo mô hình, Giảm giá mua làm tăng 50% lợi nhuận và giới hạn lợi nhuận – hiệu quả đòn bẩy. Mặt khác, Giảm giá mua làm giảm vốn do giá trị dự trữ chỉ còn 95% so với giá trị ban đầu. Việc đó làm tăng tốc đọ chu chuyển vốn lên 2,04% so với 2,00% ban đầu. Suất thu hồi trên vốn tăng đến 15,3% so với ban đầu 10%, có nghĩa tăng thêm 5,3%.

 
   
  • Hình 3.4 Hiệu quả thu hồi vốn do giảm giá mua theo mô hình thu hồi vốn

b.       Các căn cứ và nguyên tắc mua

Để mua hàng một cách hợp lý, cần phải căn cứ vào những yếu tố sau;

– Căn cứ vào các quyết định marketing về mặt hàng, giá, trình độ dịch vụ khách hàng

– Căn cứ vào kết quả phân tích giá trị gia tăng, phân tích dự trữ, tình hình bán hàng, phân tích chi phí, phân tích nguồn hàng.

– Căn cứ vào khả năng vốn dùng cho dự trữ, dùng cho mua hàng hoá

Các nguyên tắc để tiến hành mua hàng bao gồm:

– Nguyên tắc nhiều nhà cung ứng: Nguyên tắc này nhằm tránh cho doanh nghiệp khỏi bị lệ thuộc vào nguồn hàng, do đó, tránh được những rủi ro và bị nguồn hàng đưa ra những điều kiện bất lợi, gây thiệt hại cho doanh nghiệp.

– Nguyên tắc cân đối lợi ích, tạo mối liên hệ lâu dài, bền vững giữa doanh nghiệp thương mại và nguồn hàng, thực hiện tốt marketing các mối liên hệ.

– Nguyên tắc dịch vụ và chi phí logistics: Đảm bảo cung cấp hàng hoá để bổ sung dự trữ kịp thời, giảm chi phí cho toàn bộ quá trình cung ứng.

3.2.2    Các quyết định cơ bản trong quản trị mua hàng

Kế hoạch mua gồm những nội dung cơ bản sau: Xác định số lượng, cơ cấu hàng hoá mua; xác định tổng trị giá hàng hoá mua; xác định nguồn hàng mua; xác định các chính sách thời điểm và lô hàng mua.

a.       Xác định số lượng, cơ cấu và tổng trị giá hàng hoá mua

Thông thường, để tính số lượng hàng hoá cần mua có thể dựa vào công thức cân đối. Theo quan điểm logistics, có thể xác định số lượng hàng mua theo công thức sau:

M = (B + K + X + H) – (D + N)

Ở đây,   M: Lượng hàng hoá cần mua

B : Dự báo bán

K: Lượng hàng mà khách hàng đã đặt hoặc ký hợp đồng

X: Lượng hàng dùng để xúc tiến

H: Lượng hàng hoá hao hụt (nếu có)

D: Dự trữ hiện có

N: Lượng hàng hoá đã đặt hoặc đã ký hợp đồng với nguồn hàng

Trên cơ sở tính số lượng hàng hoá cần mua, dự tính giá mua, có thể xác định được tổng trị giá hàng hoá mua trong thời kỳ kế hoạch nhằm tính toán các chỉ tiêu chi phí vốn mua và các chỉ tiêu khác trong kinh doanh. Đồng thời phân bổ khối lượng, doanh số mua cho từng thời kỳ, theo từng đơn vị logistics (trạm bán buôn, cửa hàng bán lẻ ), và có thể theo đơn vị nguồn hàng.

b.       Quyết định nguồn hàng

Chất lượng cung ứng hàng hóa cho khách hàng và hiệu quả mua hàng phụ thuộc rất lớn vào việc xác định đúng nguồn hàng.

b.1.          Tầm quan trọng của nguồn hàng

Nguồn hàng là các hãng hoặc cá nhân cung cấp hàng hóa cho doanh nghiệp thương mại.

Chọn Nguồn hàng có tầm quan trọng lớn trong hoạt động Logistics và trong kinh doanh của doanh nghiệp thương mại.

  • Nguồn hàng đảm bảo cung cấp hàng hóa với số lượng đầy đủ, chất lượng, ổn định, chính xác,…đáp ứng yêu cầu của kinh doanh với chi phí thấp.
  • Chọn nguồn hàng tạo nên các mối quan hệ chiến lược, thực hiện marketing các mối quan hệ.
  • Chọn nguồn hàng tốt sẽ tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Theo giáo sư Wibur England thì:

 “ Một nhà cung cấp đáng tin cậy là người luôn trung thực và công bằng trong quan hệ với khách hàng, nhân viên và với chính bản thân minh; Họ có đầy đủ các trang thiết bị, máy móc thích hợp, có phương pháp công nghệ tốt để có thể cung cấp vật tư hàng hóa đủ số lượng, đúng chất lượng, kịp thời hạn với giá cả hợp lý; Nhà cung cấp tin cậy có tình hình tài chính lành mạnh, chính sách quản trị tiên tiến, linh hoạt, sáng tạo, không ngừng cải tiến quy trình sản xuất cho hoàn thiện hơn, và cuối cùng, nhà cung cấp hiểu được rằng quyền lợi của anh ta được đáp ứng nhiều nhất khi anh ta phục vụ khách hàng tốt nhất”

Như vậy, nguồn hàng là tài sản vô giá, một trong những nhân tố chiến lược của môi trường vi mô trong các doanh nghiệp thương mại: 3C+1S (Customer, Competator, Company, Suplier)

b.2.          Quá trình lựa chọn nguồn hàng

Quá trình nghiên cứu và chọn nguồn hàng có thể theo sơ đồ của hình 5.1

v Giai đoạn thu thập thông tin

Nguồn dữ liệu bao gồm sơ cấp và thứ cấp. Trước hết cần thu thập thông tin thứ cấp: Các báo cáo về tình hình mua và phân tích nguồn hàng trong doanh nghiệp, thông tin trong các ấn phẩm (niên giám, bản tin thương mại, báo, tạp chí,…), thông qua những thông tin xúc tiến của các nguồn hàng.

  • Hình 3.5 Quá trình lựa chọn nguồn hàng

Tất nhiên thông tin thứ cấp có thể đã cũ hoặc không chính xác, không có. Và do đó cần phải có những dữ liệu sơ cấp thông qua điều tra khảo sát trực tiếp tại các nguồn hàng. Tùy thuộc vào những tiêu chuẩn cần để đánh giá các nguồn hàng mà tiến hành thu thập những dữ liệu cần thiết

v Giai đoạn đánh giá, lựa chọn

Trước hết, cần phân loại các nguồn hàng theo các tiêu thức cơ bản, như theo thành phần kinh tế, theo vị trí trong kênh phân phối, theo trình độ công nghệ,…Mỗi loại nguồn hàng theo các cách phân loại sẽ cho những đặc điểm nhất định để đánh giá, lựa chọn

Tiếp theo, cần đánh giá các nguồn hàng theo các tiêu chuẩn xác định. Các tiêu chuẩn có thể khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm kinh doanh của từng doanh nghiệp, đặc điểm của các nguồn hàng theo các cách phân loại, nhưng về cơ bản bao gồm những tiêu chuẩn về Sức mạnh marketing – chất lượng, giá cả; Sức mạnh tài chính – năng lực vốn kinh doanh, qui mô,…; Sức mạnh Logistics – Độ tin cậy trong việc giao hàng, cung cấp dịch vụ,…

Để thuận tiện cho việc xếp loại nguồn hàng, có thể sử dụng mô hình lượng hóa đánh giá nguồn hàng

       
     
   
 

Theo mô hình này, có thể xếp loại sơ bộ các nguồn hàng theo điểm đánh giá từ cao đến thấp (Bảng 3.4)

  • Bảng3.4 Ví dụ về phân tích nguồn hàng
Các tiêu chuẩn Xếp loại
Rất kém

 

(0£1)

Kém

 

(1£2)

Khá tốt

 

(2£3)

Tốt

 

(3<4)

Rất tốt

 

(4)

– Khả năng kỹ thuật và sản xuất         ´
– Cạnh tranh giá     ´    
– Chất lượng sản phẩm         ´
– Độ tin cậy cung ứng     ´    
– Khả năng dịch vụ         ´
4 + 2 + 4 + 2 + 4 = 16          
Điểm trung bình: 16/5 =3,2          

Ghi chú: Nguồn hàng này mạnh trừ 2 tiêu chuẩn. Đại diện mua phải quyết định xem 2 điểm yếu này có quan trọng không. Sẽ phải phân tích lại đồng thời sử dụng độ quan trọng đối với 5 tiêu chuẩn.

v Giai đoạn tiếp xúc, đề nghị

Là giai đoạn của quá trình trong đó, doanh nghiệp cử cán bộ mua thăm nguồn hàng để đưa ra những đề nghị. Những đề nghị này có tính nguyên tắc thiết lập mối quan hệ mua, bán giữa doanh nghiệp và nguồn hàng về sản phẩm mua, giá cả, cách thức đặt hàng và cung ứng, thủ tục và hình thức thanh toán,…

Trên cơ sở những thông tin sau khi tiếp xúc với các nguồn hàng, kết hợp với những thông tin thông qua giai đoạn đánh giá, tiến hành xếp loại nguồn hàng theo thứ tự ưu tiên để tiến hành các mối quan hệ mua.

v Giai đoạn thử nghiệm

Sau giai đoạn tiếp xúc, đề nghị chỉ mới xếp loại được các nguồn hàng có nhiều tiềm năng nhất, chứ chưa phải là những nguồn hàng chính thức quan hệ lâu dài có tính chiến lược, và do đó phải trải qua giai đoạn thử nghiệm.

Giai đoạn thử nghiệm nhằm kiểm tra trong một thời gian nhất định các nguồn hàng có đảm bảo đạt được những tiêu chuẩn thông qua các thương vụ mua bán hay không. Nếu các nguồn hàng đạt được những tiêu chuẩn và đảm bảo độ tin cậy cao, có thể xếp các nguồn hàng vào quan hệ đối tác lâu dài. Nếu các nguồn hàng qua thời gian thử nghiệm không đạt được những tiêu chuẩn đặt ra, cần chọn và tiến hành thử nghiệm đối với nguồn hàng tiếp theo trong danh sách những nguồn hàng tiềm năng.

3.2.3    Xác định chính sách mua

a.              Chính sách thời điểm mua

Thời điểm mua hàng có ảnh hưởng đến giá cả, chi phí vận chuyển, chi phí đảm bảo dự trữ. Có chính sách mua tức thì, tức là chính sách mua chỉ đáp ứng khi có nhu cầu; chính sách mua trước có lợi thế khi giá mua sẽ cao hơn trong tương lai; chính sách mua hỗn hợp:  phối hợp mua tức thì và mua trước. Cần phân biết mua trước với mua đầu cơ. Mua đầu cơ có động cơ phong toả tăng giá trong tương lai, do đó, số lượng mua có thể vượt quá tông nhu cầu thời vụ dự đoán.

Chính sách mua tức thì có ưu thế khi giá đang giảm và do đó, hiện tại không nên mua với số lượng lớn khi mua dần có thể đem lại giá thấp hơn. Mặt khác, mua trước là hành động mua với số lượng vượt quá nhu cầu hiện tại, nhưng không vượt quá nhu cầu dự báo trong tương lai. Chính sách này hấp dẫn khi mà giá mua trong tương lai sẽ tăng, và nếu mua trước sẽ với mức giá thấp. Tuy nhiên lúc này, dự trữ sẽ tăng và do đó sẽ phải cân nhắc giữa tăng chi phí dự trữ và lợi thế giá thấp. Khi nhu cầu có tính thời vụ, việc kết hợp 2 chính sách này – gọi là chính sách mua hỗn hợp – có thể đem lại hiệu quả.

Ví dụ: Giả sử một trạm bán buôn có nhu cầu tiêu thụ một mặt hàng trong năm là 10000 đv/tháng. Biểu giá thời vụ được cho ở bảng 3.5

  • Bảng3.5 Bảng giá theo các tháng trong năm

Đơn vị tính: đồng

Tháng Giá Tháng Giá
1 30.000                                  7 10.000
2 26.000                                  8 14.000
3 22.000                                  9 18.000
4 18.000                                10 22.000
5 14.000                                11 26.000
6 10.000                                12 30.000

Trong trường hợp này, trạm sẽ chọn chính sách mua hỗn hợp. Do giá giảm dần từ tháng 1 đến tháng 6 nên trạm sử dụng chính sách mua tức thì ở thời kỳ này, còn từ tháng 7 đến tháng 12, trạm sử dụng chính sách mua trước có thể từ 2, 3, 6 tháng. Việc lựa chọn chính sách mua tốt nhất đòi hỏi phải cân đối được việc giảm chi phí do mua trước với chi phí dự trữ gia tăng do mua trước. Nếu chi phí đảm bảo 1 đv dự trữ là 100000đ/năm thì chi phí dự trữ trung bình đối với phương án mua tức thì là:  (10000/2)´100000 = 500 tr.đ/năm. Với chính sách mua trước 2 tháng vào 6 tháng sau, chi phí dự trữ sẽ là: [(10000/2).6/12 + (20000/2).6/12 ].100000 =750 tr. Chi phí dự trữ đối với chính sách mua trước 3 tháng và 6 tháng sẽ là 1000 tr(1 tỷ) và 1750tr (1,75 tỷ). Tổng chi phí đối với các chính sách mua được thể hiện ở bảng 3.6.

Nhìn vào bảng, ta thấy tổng chi phí thấp nhất đối với chính sách mua tức thì cả năm. Chi phí dự trữ tăng nhanh hơn vào thời kỳ mua trước. Tuy nhiên, nếu có sự giảm giá mua và cước phí vận chuyển do tăng qui mô thì mua trước có thể kinh tế hơn.

  • Bảng3.6 Các chính sách mua hỗn hợp
Tháng Chi phí giá trị hàng hoá mua
Mua tức thì Mua trước

 

2 tháng

Mua trước

 

3 tháng

Mua trước

 

6 tháng

1 300 tr 300 tr 300 tr 300 tr
2 260 – 260 – 260 – 260 –
3 220 – 220 – 220 – 220 –
4 180 – 180 – 180 – 180 –
5 140 – 140 – 140 – 140 –
6 100 – 100 – 100 – 100 –
7 100 – 200 – 300 – 600 –
8 140 –
9 180 – 360 –
10 220 – 660 –
11 260- 520 –
12 300 –
Cộng         2400 tr         2280 tr        2160 tr          1800
Chi phí

 

dự trữ

 500 tr  750 tr        1000 tr   1750 tr
Tổng

 

cộng

2900 tr 3030 tr        3160 tr  3555 tr

Như vậy để lựa chọn chính sách mua thích hợp, cần phải tính tổng chi phí giá trị mua và dự trữ của từng chính sách mua theo công thức sau:

Ơ đây: Fm: Tổng chi phí mua trong cả kỳ kế hoạch

pi: Giá mua vào thời điểm mua lượng hàng hoá mi

mi: Lượng hàng hoá mua vào thời điểm ứng với giá pi

d: Tỷ lệ chi phí đảm bảo dự trữ hàng hoá

Tkh: Tổng thời gian trong cả kỳ kế hoạch

ti: Khoảng thời gian đầu và cuối kỳ nhập lượng hàng hoá mi

b.       Xác định chính sách qui mô lô hàng

Qui mô lô hàng mua phải được tính toán để đảm bảo tổng chi phí mua và dự trữ nhỏ nhất, tức là xác định qui mô lô hàng hợp lý. Các phương pháp xác định qui mô lô hàng đã được trình bày trong phần quản trị dự trữ hàng hoá.

3.2.4    Thiết kế và triển khai quá trình nghiệp vụ mua hàng

Là tập hợp các công tác liên hệ kế tiếp nhau có tính chu kỳ nhằm thực hiện từng thương vụ mua

Ngoài việc lựa chọn nguồn hàng, các chính sách mua thì thiết kế và triển khai quá trình nghiệp vụ mua ảnh hưởng lớn đến kết quả mua. Tùy thuộc vào các quyết định của dự trữ, đặc điểm của nguồn hàng và hàng hóa cần mua, yêu cầu của quá trình cung ứng hàng hóa cho khách hàng mà quá trình nghiệp vụ mua khác nhau, nhưng về cơ bản diễn ra theo một quá trình thể hiện trên hình

 
   
  • Hình 3.6 Quá trình nghiệp vụ mua hàng

a.       Quyết định mua

Giai đoạn đầu tiên của quá trình nghiệp vụ mua là quyết định mua, có nghĩa khi nào thì mua, mua cái gì và bao nhiêu, và cách thức mua.

Mua được tiến hành khi có quyết định đặt hàng bổ sung dự trữ tùy thuộc vào mô hình kiểm tra dự trữ áp dụng, khi đòi hỏi đáp ứng lô hàng cung ứng trực tiếp cho khách hàng, khi phải khai thác những cơ hội trên thị trường (mua mặt hàng mới, mua để tận dụng sự biến động của giá cả trên thị trường,…)

Thời điểm mua tùy thuộc vào việc xác định chính sách mua của doanh nghiệp: Mua tức thời, mua trước,…

Trong giai đoạn quyết định mua, đồng thời phải xác định đặc điểm của lô hàng mua: hàng hóa cần mua, số lượng, chất lượng, thời gian nhập hàng, giá cả,…nhằm tiến hành đặt hàng hoặc thương lượng với các nguồn hàng.

Cần xác định phương thức mua: Mua lại không điều chỉnh, mua lại có điều chỉnh, hoặc mua mới

Mua lại không điều chỉnh được tiến hành đối với nguồn hàng đã có quan hệ mua theo mối liên kết chặt chẽ. Là phương thức mua không có những vấn đề gì lớn cần phải điều chỉnh, thương lượng với nguồn hàng. Phương thức này thường được thực hiện dưới các hình thức đặt hàng đơn giản từ phía người mua. Những nguồn hàng đang cung ứng (gọi là người cung ứng trong – insuppliers) thường nỗ lực nâng cao  chất lượng cung ứng để duy trì mối quan hệ này. Phương thức mua này thường áp dụng trong hệ thống kênh tiếp thị dọc.

Mua lại có điều chỉnh là phương thức mua lại nhưng cần thương lượng, điều chỉnh để đi đến thống nhất giữa người mua và bán về hàng hoá, giá cả, cách thức cung ứng, …trong trường hợp tình thế môi trường thay đối và những quyết định mua bán của các bên không phù hợp. Nếu không đi đến thống nhất, có thể phải chuyển nguồn cung ứng (người cung ứng ngoài – out-suppliers).

Mua mới là phương thức mua bắt đầu tạo lập mối quan hệ với nguồn cung ứng để mua trong trường hợp doanh nghiệp mới bắt đầu kinh doanh, hoặc kinh doanh mặt hàng mới, thay đổi công nghệ chế tạo sản phẩm, hoặc không triển khai được phương thức mua có điều chỉnh, hoặc xuất hiện nguồn hàng mới với những đề nghị hấp dẫn. Lúc này phải xác định lại nguồn hàng, và cần thiết phải nghiên cứu và phân tích lựa chọn nguồn hàng.

b.       Xác định nguồn hàng

Mỗi thương vụ có thể phải xác định nguồn hàng tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Những căn cứ để xác định nguồn hàng:

  • Căn cứ vào phương thức mua: Trường hợp mua lại không điều chỉnh hoặc mua lại có điều chỉnh nhưng 2 bên đi đến thống nhất những vấn đề trong mua thì không cần xác định nguồn hàng. Trường hợp mua mới hoặc mua lại có điều chỉnh nhưng không đạt được thỏa thuận giữa các bên thì cần phải xác định lại nguồn hàng.
  • Căn cứ vào danh sách xếp loại nguồn hàng: theo danh sách xếp loại ưu tiên đã nghiên cứu để chọn nguồn hàng “thay thế” nguồn hàng hiện tại.
  • Căn cứ kết quả đánh giá nguồn hàng sau những lần mua trước: Sau mỗi thương vụ đều có đánh giá các nguồn hàng. Những nguồn hàng không đạt được những yêu cầu của doanh nghiệp thì cần phải thay thế, và do đó phải xác định lại nguồn hàng.
  • Căn cứ vào sự xuất hiện nguồn hàng mới hấp dẫn: Trường hợp này cần phải tiến hành nghiên cứu, đánh giá nguồn hàng mới một cách cẩn thận.

c.       Đặt hàng, ký hợp đồng mua

Đặt hàng, ký hợp đồng mua nhằm tạo nên hình thức pháp lý của quan hệ mua bán. Có thể có 2 cách tiến hành:

Cách 1:

 
   

Cách này thường áp dụng đối với phương thức mua lại không điều chỉnh hoặc mua lại có điều chỉnh trong trường hợp nguồn hàng chấp nhận những thay đổi của bên mua. Cách này đơn giản theo đó, người mua chỉ việc lập đơn hàng rồi sử dụng các phương tiện chuyển phát đơn hàng cho bên mua (fax, email,…)

Cách 2:

Cách này thường áp dụng với phương thức mua mới với nguồn hàng mới, phương thức mua lại có điều chỉnh trong trường hợp nguồn hàng và bên mua cần gặp nhau để thương lượng, hoặc trong trường hợp thay thế nguồn hàng hiện tại.

Để đàm phán đạt kết quả, cần tuân thủ qui trình hợp lý sau:

  • Giai đoạn chuẩn bị
  • Giai đoạn tiếp xúc
  • Giai đoạn đàm phán
  • Giai đoạn kết thúc đàm phán – ký kết hợp đồng cung ứng
  • Giai đoạn rút kinh nghiệm

Những thông tin cần có trong đơn hàng hoặc hợp đồng mua bán:

  • Tên và địa chỉ của công ty đặt hàng
  • Số, ký mã hiệu của đơn đặt hàng
  • Thời gian lập Đơn đặt hàng
  • Tên và địa chỉ của nhà cung cấp
  • Tên, chất lượng, qui cách hàng hóa cần mua
  • Số lượng hàng hóa cần mua
  • Giá cả
  • Thời gian, địa điểm giao hàng
  • Thanh toán…
  • Ký tên

Mối điều  khoản trong đơn hàng và hợp đồng phải tính toán cẩn thận theo cách tiếp cận phương án kinh doanh.

d.       Nhập hàng

Là quá trình thực hiện đơn đặt hàng, hợp đồng mua bán và đưa hàng hoá vào các cơ sở Logistics (kho, cửa hàng bán lẻ). Nội dung nhập hàng bao gồm giao nhận hàng hoá và vận chuyển.

Giao nhận hàng hoá là quá trình chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá giữa nguồn hàng và doanh nghiệp. Quá trình giao nhận có thể tại kho của nguồn hàng hoặc tại cơ sở logistics của bên mua. Trong trường hợp giao nhận tại kho của nguồn hàng, bên mua phải chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hoá. Nội dung giao nhận hàng hoá bao gồm tiếp nhận số lượng và chất lượng hàng hoá, làm chứng từ nhập hàng.

Nguồn hàng thường chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hoá, bởi nó có thể tiết kiệm được chi phí cho cả người mua và bán. Nhưng trong những trường hợp nhất định, bên mua phải tự mình vận chuyển hàng hoá (do đặc điểm hàng hoá phải có phương tiện vận tải chuyên dụng, hoặc nguồn hàng không có khả năng tổ chức vận chuyển hàng hoá ). Trong trường hợp này, bên mua phải có phương án vận chuyển hợp lý đảm bảo chi phí thấp nhất.

Về mặt tác nghiệp quan hệ kinh tế, sau khi giao nhận là kết thúc một lần mua hàng. Nhưng theo góc độ quản trị, sau khi giao nhận hàng hoá, cần phải tiến hành đánh giá quá trình nghiệp vụ mua nhằm cung cấp thông tin để điều chỉnh chu kỳ mua sau đạt kết quả tốt hơn.

e.       Đánh giá sau mua

Là việc đo lường kết quả sau mua theo các tiêu chuẩn, xác định nguyên nhân của thương vụ không đáp ứng yêu cầu.

Các tiêu chuẩn đánh giá sau mua:

  • Tiêu chuẩn lô hàng: Mức độ đáp ứng yêu cầu mua về số lượng, cơ cấu, chất lượng.
  • Tiêu chuẩn hoạt động: Gồm thời gian thực hiện đơn hàng hoặc hợp đồng, tính chính xác của thời gian và địa điểm giao nhận
  • Tiêu chuẩn chi phí: Mức độ tiết kiệm chi phí trong quá trình mua.

So sánh kết quả thực hiện với các tiêu chuẩn. Nếu thực hiện chưa tốt các tiêu chuẩn đặt ra, cần xác định nguyên nhân để có hành động thích hợp. Nguyên nhân có thể do bên bán hoặc mua.

* Vilfredo Pareto – Nhà kinh tế học Italia phát minh qui tắc này năm 1906

[1] Là Tiêu chuẩn dự trữ để so sánh với dự trữ thực tế kiểm tra nhằm quyết định đặt hàng (mua hàng)


Tải xuống tài liệu học tập PDF miễn phí

[sociallocker id=”19555″] Tải Xuống Tại Đây [/sociallocker]

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here