Thương mại điện tử

0
3221
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


21. Phân tích các cơ sở để phát triển TMĐT?

– Hạ tầng kỹ thuật Internet phải đủ nhanh, mạnh, đảm bảo truyền tải các nội dung thông tin bao gồm âm thanh, hình ảnh trung thực, sống động. Một hạ tầng Internet mạnh cho phép cung cấp các dịch vụ như: xem phim, xem TV, nghe nhạc … trực tiếp. Chi phí kết nối Internet phải rẻ để đảm bảo số người dùng Internet phải lớn.

– Hạ tầng pháp lý: Phải có luật về TMĐT công nhận tính pháp lý của các chứng từ điện tử, các hợp đồng điện tử ký qua mạng; phải có luật bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ sự riêng tư, bảo vệ người tiêu dùng … để điều chỉnh các giao dịch qua mạng.

– Phải có cơ sở thanh toán điện tử an toàn bảo mật. Thanh toán điện tử qua thẻ, qua tiền điện tử, thanh toán qua EID. Các ngân hàng phải triển khai hệ thống thanh toán điện tử rộng khắp.

– Phải có hệ thống cơ sở chuyển phát hàng nhanh chóng, kịp thời và tin cậy.

– Phải có hệ thống an toàn, bảo mật cho các giao dịch, chống xâm nhập trái phép, chống virus, chống thoái thác.

– Phải có nhân lực am hiểu kinh doanh, công nghệ thông tin, TMĐT để triển khai, tiếp thị, quảng cáo, xúc tiến, bán hàng và thanh toán qua mạng.

Quảng Cáo

22. Nêu nhận xét về hoạt động TMĐT tại Việt Nam? Đề xuất giải pháp phát triển?

* Hoạt động TMĐT tại Việt Nam

– Triển khai kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT Việt Nam 2006-2010, 2011-2015.

– Khung pháp lý cho TMĐT đi vào cuộc songs:

+ Luật giao dịch điện tử.

+ Luật thương mại sửa đổi.

+ Nghị định TMĐT (9/6/2006).

+ Nghị định chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số (15/2/2007).

+ Nghị định về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính (23/2/2007).

+ Nghị định về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng (08/03/2007).

+ Nghị định về ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước (10/04/2007).

– Tiến hành hội nhập được đẩy nhanh: DN quan tâm đến nâng cao sức khoẻ cạnh tranh.

– Các loại hình giao dịch TMĐT phát triển mạnh, đặc biệt là B2B.

* Đề xuất giải pháp phát triển

– Về phía nhà nước:

+ Xd và thực thi chiến lược phát triển ngành điện tử tin học, có kế hoạch đầu tư trước mắt và lâu dài 1 cách đầy đủ và cân đối cho sự phát triển của TMĐT.

+ Ban hành 1 hệ thống chính sách cụ thể, hợp lý nhằm tạo điều kiện phát triển ngành CNTT, ngành TMĐT.

+ Xd và không ngừng hoàn thiện các đạo luật, các văn bản dưới luật có liên quan đến hoạt động TMĐT.

+ Tiếp tục xd, hoàn thiện và có các biện pháp để giữ vững sự ổn định tiền tệ, phát triển thị trường tài chính – tiền tệ, thúc đẩy sự phát triển thị trường chứng khoán, cũng như các hình thức thanh toán điện tử.

+ Xd và ban hành các quy chế, biện pháp kiểm tra giám sát trong sd CNTT.

+ Xd nếp sống, cách làm việc và giao dịch công nghiệp phù hợp vs yêu cầu của CNTT, phát huy truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, tiếp nhận có chọn lọc tinh hoa văn hoá, khoa học từ bên ngoài.

+ Có kế hoạch và chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống thông tin cho sự phát triển kinh tế nói chung và TMĐT nói riêng.

– Về phía các tổ chức, các DN:

+ Tuyệt đối tôn trọng và tuân thủ pháp luật của nhà nước và các chế định pháp luật trong hoạt động TMĐT.

+ Có kế hoạch và chiến lược bồi dưỡng nâng cao kiến thức để tham gia vào hoạt TMĐT 1 cách có hiệu quả.

+ Tích cực tăng cường các mối liên kết kinh tế, các hợp tác kinh tế – kỹ thuật trong và ngoài nước.

+ Có kế hoạch tự xd cho mình nguồn số liệu cần thiết, 1 mạng lưới thông tin vi mô đủ sức cung cấp những thông tin, số liệu có liên quan đến hoạt động thương mại.

+ Cần phải xd và đào tạo đội ngũ LĐ có tinh thần làm việc và lối sống theo pháp luật chặt chẽ và phong cách làm việc mang tính tập thể.

+ Cần tạo ra thương hiệu, nhãn hiệu hàng hoá có uy tín.

+ Cần phải nắm vững ngôn ngữ lập trình, sáng tạo các phần mềm ứng dụng, các phương pháp tổ chức dữ liệu hợp vs tiêu chuẩn TG.

+ Cần tạo ra những phương thức, công cụ diễn đạt ngoài tiếng nói và chữ viết trong TMĐT.

 

23. Phân tích các yếu tố cấu thành của thị trường TMĐT?

– Khách hàng: là người đi dạo trên web tìm kiếm, trả giá, đặt mua sản phẩm.

– Khách hàng: là tổ chức DN chiếm 85% hoạt động của TMĐT.

– Có hàng trăm nghìn cửa hàng trên web thực hiện quảng cáo và giới thiệu hàng trăm triệu các website. Người bán có thể bán trực tiếp từ website hoặc qua chợ điện tử.

– Hàng hoá: là sản phẩm vật thể hay số hoá, dịch vụ.

– Cơ sở hạ tầng: phần cứng, phần mềm, mạng Internet.

– Fron-end: cổng người bán, catalogs điện tử, giỏ mua hàng, công cụ tìm kiếm, cổng thanh toán.

– Back-end: xử lý và thực hiện đơn hàng, quản lý kho, nhập hàng từ các nhà cung cấp, xử lý thanh toán, đóng gói và giao hàng.

– Đối tác, nhà môi giới: nhà môi giới là người trung gian đứng giữa người mua và người bán.

– Các dịch vụ hỗ trợ: dịch vụ chứng thực điện tử, dịch vụ tư vấn.

24. Trình bày các mô hình kinh doanh TMĐT chủ yếu?

– Cửa hàng trên mạng (Electronic Storefrons): là 1 website của 1 DN dùng để bán hàng hoá và dịch vụ thông qua các chức năng của website. Thông thường website đó gồm: catalogs điện tử, cổng thanh toán, công cụ tìm kiếm, vận chuyển hàng, dịch vụ khách hàng, giỏ mua hàng, hỗ trợ đấu giá.

– Siêu thị điện tử (E-malls): là 1 trung tâm hàng trực tuyến trong đó có nhiều cửa hàng điện tử. Người ta có thể phân loại: siêu thị tổng hợp là 1 chợ điện tử trong đó có bán tất cả các loại hàng hoá; siêu thị chuyên dụng là chỉ bán 1 số loại sản phẩm hoặc cửa hàng/ siêu thị hoàn toàn trực tuyến hoặc kết hợp.

– Sàn giao dịch (E-marketplaces): là thị trường trực tuyến thông thường là B2B trong đó người mua, người bán có thể đàm phán vs nhau, có 1 DN hoặc 1 tổ chức đứng ra sở hữu.

+ Sàn giao dịch TMĐT riêng do 1 công ty sở hữu: cty bán các sản phẩm tiêu chuẩn và sản phẩm may đo theo yêu cầu của cty đó. Cty mua là các cty đặt mua hàng từ cty bán.

+ Sàn giao dịch TMĐT chung là 1 chợ B2B thường do 1 bên thứ 3 đứng ra tổ chức tập hợp các bên bán và bên mua để trao đổi vs nhau.

+ Sàn giao dịch TMĐT chuyên ngành: consortia là tập hợp các người mua và bán trong 1 ngành công nghiệp duy nhất.

– Cổng thông tin (portal) là 1 điểm truy cập thông tin duy nhất để thông qua trình duyệt có thể thu nhận các loại thông tin từ bên trong 1 tổ chức.

– Khái niệm cổng thông tin nhấn mạnh nhiều về mức độ hoạt động bằng CNTT. Bản chất thương mại thì nó cũng là 1 Sàn giao dịch TMĐT.

– VD: Cổng thông tin HN, cổng thông tin Bộ thương mại, cổng thông tin Việt Trung.

25. E – marketing là gì? Phân tích các đặc điểm đặc trưng của E – marketing?

* Khái niệm:

E-marketing là các hoạt động marketing được tiến hành qua các phương tiện điện tử và mạng viễn thông.

– Các phương tiện điện tử có thể là máy tính, điện thoại di động, điện thoại vệ tinh, PDA, tivi tương tác (trong tương lai).

– Mạng viễn thông có thể là Internet, mạng thông tin di động, truyền hình tương tác (trong tương lai)

* Đặc điểm đặc trưng của E – marketing

– Tốc độ giao dịch nhanh hơn.

– Thời gian hoạt động liên tục.

– Đa dạng hóa sản phẩm.

– Tăng cường quan hệ khách hàng.

– Tự động hóa các giao dịch.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here