Thương mại điện tử

0
3218
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


11. Trình bày cách thức khai thác hiệu quả thông tin trên Internet?

– Xác định thông tin cần tìm kiếm:

+ Xác định loại thông tin cần tìm kiếm: bài viết, tài liệu, sách, tin tức, file ảnh, video, các thông tin xã hội khác …

+ Xác định phạm vi tìm kiếm.

+ Giới hạn nơi có thể có thông tin.

=>Lựa chọn công cụ phù hợp.

– Thực hiện tìm kiếm và tinh chỉnh việc tìm kiếm

Quảng Cáo

+ Xác định nội dung cần tìm kiếm, lựa chọn từ khoá.

+ Thay đổi các tham số tìm kiếm

+ Xác nhận kết quả.

12. Trình bày khái niệm TMĐT theo nghĩa hẹp và nghĩa rộng?

* Theo nghĩa hẹp:

– TMĐT là việc mua bán hàng hoá và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử, nhất là Internet và các mạng viễn thông khác.

– TMĐT là các giao dịch thương mại về hàng hoá và dịch vụ được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử (diễn đàn đối thoại xuyên Đại Tây Dương, 1997).

– TMĐT là việc thực hiện các giao dịch kinh doanh có dẫn tới việc chuyển giao giá trị thông qua các mạng viễn thông (EITO, 1997).

– TMĐT là việc hoàn thành bất kì 1 giao dịch nào thông qua 1 mạng máy tính làm trung gian, bao gồm việc chuyển giao quyền sở hữu hay quyền sd hàng hoá và dịch vụ (Cục thống kê Hoa Kỳ, 2000).

– TMĐT bắt đầu bằng việc các DN sd các phương tiện điện tử và mạng Internet để mua bán hàng hoá, dịch vụ giữa các DN (B2B), giữa DN vs khách hàng cá nhân (B2C) hay giữa cá nhân vs cá nhân (C2C).

* Theo nghĩa rộng:

– TMĐT là việc sd các phương tiện điện tử để làm thương mại.

– TMĐT là việc thực hiện các quy trình cơ bản và các quy trình khung cảnh của các giao dịch thương mại bằng các phương tiện điện tử, cụ thể là trên mạng máy tính và viễn thông 1 cách rộng rãi, ở mức độ cao nhất có thể.

– UNCTAD, 1998: TMĐT bao gồm việc sản xuất, phân phối, marketing, bán và giao hàng hoá và dịch vụ bằng các phương tiện điện tử.

– EU: TMĐT bao gồm các giao dịch thương mại thông qua các mạng viễn thông và sd các phương tiện điện tử. Nó bao gồm TMĐT gián tiếp (trao đổi hàng hoá hữu hình) và TMĐT trực tiếp (trao đổi hàng hoá vô hình).

– OECD: TMĐT gồm các giao dịch thương mại liên quan đến các tổ chức và cá nhân dựa trên việc xử lý và truyền đi các dữ kiện đã được số hoá thông qua các mạng mở (như Internet) hoặc các mạng đóng có cổng thông tin với mạng mở (như AOL).

– TMĐT là việc làm kinh doanh thông qua mạng Internet, bán những hàng hoá và dịch vụ có thể được phân phối không thông qua mạng hoặc những hàng hoá có thể mã hoá bằng kỹ thuật số và được phân phối thông qua mạng.

– WTO: TMĐT bao gồm việc quảng cáo, sản xuất, bán hàng, phân phối sản phẩm được giao dịch và thanh toán trên Internet, nhưng việc giao nhận có thể hữu hình hoặc giao nhận qua Internet dưới dạng số hoá.

– AEC: TMĐT là việc kinh doanh có sd các công cụ điện tử. Định nghĩa này rộng, coi hầu hết các hoạt động kinh doanh từ đơn giản như 1 cú điện thoại giao dịch đến những trao đổi thông tin EDI phức tạp đều là TMĐT.

– UNCITRAL, luật mẫu về TMĐT: TMĐT là việc trao đổi thông tin thương mại thông qua các phương tiện điện tử, không cần phải in ra giấy bất cứ công đoạn nào của toàn bộ quá trình giao dịch.

13. Phân tích bản chất và các đặc điểm đặc trưng của TMĐT?

* Bản chất:

– TMĐT gồm toàn bộ các chu trình và các hoạt động kinh doanh của các tổ chức và cá nhân được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử.

– TMĐT phải được xây dựng trên nền hạ tầng vững chắc, bao gồm hạ tầng về kinh tế, công nghệ, pháp lý và nguồn nhân lực.

– Để phát triển TMĐT thì điều kiện cần là sự phát triển công nghệ thông tin và truyền thống, điều kiện đủ là sự phát triển hệ thống thương mại truyền thống.

– TMĐT phát triển sẽ hình thành các mô hình doanh nghiệp điện tử trên các nền doanh nghiệp truyền thống hoặc các mô hình kinh doanh điện tử mới.

– TMĐT vẫn hướng tới các mục đích cơ bản trong hoạt động thương mại là doanh số, lợi nhuận, thị phần, địa vị doanh nghiệp, lợi ích khách hàng, tổ chức và mục tiêu xã hội.

* Đặc điểm đặc trưng:

– Các bên tiến hành giao dịch trong TMĐT không tiếp xúc trực tiếp vs nhau và không đòi hỏi phải biết nhau từ trước.

– TMĐT được thực hiện trong 1 thị trường không biên giới.

– Trong hoạt động giao dịch TMĐT đều có sự tham gia của ít nhất 3 chủ thể.

– Đối vs Thương mại truyền thống, mạng lưới thông tin chỉ là phương tiện để trao đổi dữ liệu, còn trong TMĐT, mạng lưới thông tin chính là thị trường.

14. Phân tích các lợi ích của TMĐT?

* Đối vs Doanh nghiệp:

– Mở rộng thị trường.

– Cải thiện hệ thống phân phối.

– Vượt giới hạn về time.

– Sản xuất hàng theo yêu cầu.

– Mô hình kinh doanh mới.

– Tăng tốc độ tung sản phẩm ra thị trường.

– Giảm chi phí sản xuất, giao dịch, mua sắm.

– Củng cố quan hệ khách hàng.

– Thông tin cập nhật.

– Chi phí đăng kí kinh doanh.

– Các lợi ích khác.

* Đối vs Người tiêu dùng:

– Vượt giới hạn về không gian và thời gian.

– Nhiều lựa chọn về sản phẩm và dịch vụ.

– Giá thấp hơn.

– Giao hàng nhanh hơn với các hàng hoá số hoá được.

– Thông tin phong phú, thuận tiện và chất lượng cao hơn.

– Đấu giá.

– Đáp ứng mọi nhu cầu.

– Thuế.

* Đối vs XH:

– TMĐT nay đã trở thành bộ phận của 1 quá trình cải biến xã hội rộng lớn hơn nhiều trên nền tảng của xu thế toàn cầu hoá, của quá trình dịch chuyển đến nền kinh tế dựa trên cơ sở tri thức và thông tin, với công nghệ cao.

– TMĐT giúp giảm time giao dịch, dẫn tới 1 số thay đổi quan trọng trong hoạt động kinh tế và xã hội.

– Hoạt động trực tuyến.

– Nâng cao mức sống.

– Lợi ích cho các nước nghèo.

– Dịch vụ công được cung cấp thuận tiện hơn.

15. Thư điện tử là gì? Ưu, nhược điểm? Các vấn đề cần lưu ý khi giao dịch bằng thư điện tử?

* Khái niệm:

Thư điện tử là hình thức gửi thư qua mạng máy tính. Các DN, các cơ quan, nhà nước … sd thư điện tử để gửi thư cho nhau 1 cách trực tuyến thông qua mạng, gọi là thư điện tử (Electronic Mail, viết tắt là E-mail)

* Ưu điểm:

– Thông tin trong thư điện tử không phải tuân theo cấu trúc định trước nào.

– Có thể dùng thư điện tử để gửi/ nhận 1 thông điệp trên phạm vi toàn TG 1 cách tức thời.

– Tính năng đính kèm file của thư điện tử cho phép gửi kèm 1 hay nhiều tập tin dưới nhiều dạng hình thức như: văn bản, bảng tính, âm thanh, hình ảnh, video …

* Nhược điểm:

– Tính xác thực của e-mail, độ trễ thông tin, an toàn thông tin như là: thông tin bị đọc lén, bị sửa chữa, bị thất lạc, thư rác (spam mail) lây lan virut qua e-mail …

* Các vấn đề cần lưu ý khi giao dịch bằng thư điện tử

– Đưa thông tin người gửi vào trong Email

– Tiêu đề Email cần rõ ràng

– Cá nhân hoá tên người nhận trong Email

– Cá nhân hoá nội dung

– Đưa ra những chỉ dẫn được cụ thể

16. Thanh toán điện tử là gì? Phân tích các hình thức thanh toán điện tử? Nêu ví dụ?

* Khái niệm:

Thanh toán điện tử (E-payment) là việc thanh toán tiền thông qua bản tin điện tử (Electronic message) thay cho việc giao dịch dùng tiền mặt.

* Các hình thức thanh toán điện tử:

– Trao đổi dữ liệu điện tử tài chính (Financial Electronic Data Interchange – FEDI) chuyên phục vụ cho việc thanh toán điện tử giữa các công ty giao dịch với nhau bằng điện tử.

– Tiền mặt Internet (Internet Cash) là tiền mặt được mua từ 1 nơi phát hành (ngân hàng hoặc 1 tổ chức tín dụng nào đó), sau đó được chuyển đổi tự do sang các đồng tiền khác thông qua Internet, áp dụng trong các phạm vi 1 nước cũng như giữa các quốc gia (digital cash).

– Túi tiền điện tử (Electronic purse) còn gọi là “ví điện tử” là nơi để tiền mặt Internet, chủ yếu là thẻ thông minh (smart cash), còn gọi là thẻ giữ tiền (stored value cash), tiền được trả cho bất kì ai đọc được thẻ đó; kỹ thuật của túi tiền điện tử tương tự như kĩ thuật áp dụng cho “Tiền mặt Internet”.

– Giao dịch ngân hàng số hoá (digital branking), giao dịch chứng khoán số hoá (digital securities trading). Hệ thống thanh toán điện tử của ngân hàng là 1 hệ thống lớn gồm nhiều hệ thống nhỏ:

+ Thanh toán giữa ngân hàng vs khách hàng.

+ Thanh toán giữa các ngân hàng vs các đại lý thanh toán (nhà hàng, siêu thị …)

+ Thanh toán nội bộ 1 hệ thống ngân hàng.

+ Thanh toán giữa hệ thống ngân hàng vs hệ thống ngân hàng khác.

17. EDI là gì? Phân tích khái niệm về EDI của UNCITRAL? Nêu ví dụ?

*Khái niệm EDI:

Trao đổi dữ liệu điện tử (Electronic Data Interchange – EDI) là việc trao đổi các dữ liệu dưới dạng “có cấu trúc” (structured form), từ máy tính điện tử này sang máy tính điện tử khác, giữa các công ty hoặc đơn vị đã thoả thuận buôn bán vs nhau, theo cách này sẽ tự động hoá hoàn toàn không cần có sự can thiệp của con người.

* Khái niệm về EDI của UNCITRAL:

Theo Uỷ ban liên hợp quốc về luật Thương mại quốc tế (UNCITRAL), việc trao đổi dữ liệu điện tử được xác định như sau: trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) là việc chuyển giao thông tin từ máy tính điện tử này sang máy tính điện tử khác bằng phương tiện điện tử, có sd 1 tiêu chuẩn đã được thoả thuận để cấu trúc thông tin.

-TMĐT có đặc tính phi biên giới (cross-border electronic commerce), nghĩa là trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) giữa các DN ở các quốc gia khác nhau, công việc trao đổi EDI thường là các nội dung sau:

+ Giao dịch kết nối

+ Đặt hàng

+ Giao dịch gửi hàng

+ Thanh toán

18. Dung liệu là gì? Đặc điểm và phạm vi áp dụng của giao gửi số hoá? Nêu ví dụ?

*Khái niệm:

Dung liệu (Content) là nội dung của hàng hoá mà không phải bản thân vật mang nội dung đó.

* Đặc điểm và phạm vi áp dụng của giao gửi số hoá

– Trước đây dung liệu được trao đổi dưới dạng hiện vật.

– Ngày nay, dung liệu được số hoá và truyền gửi theo mạng gọi là “giao gửi số hoá” (digital delivery)

– VD: Catalogue điện tử, tài liệu, giáo án điện tử, nhạc, phim trên mạng.

19. Trình bày hoạt động bán lẻ hàng hoá hữu hình trực tuyến? Nêu ví dụ?

Đến nay, danh  sách các hàng hoá bán lẻ qua mạng đã mở rộng, từ hoa tới quần áo, ôtô và xuất hiện 1 loại hoạt động gọi là “mua hàng điện tử” (electronic shopping), hay “mua hàng trên mạng”; ở 1 số nước, Internet bắt đầu trở thành công cụ để cạnh tranh bán lẻ hàng hữu hình (Retail of tangible goods).

Tận dụng tính năng đa phương tiện (multimedia) của môi trường web là Java, người bán xây dựng trên mạng các “cửa hàng ảo” (virtual shop), gọi là ảo vì cửa hàng có thật nhưng ta chỉ xem toàn bộ quang cảnh cửa hàng và các cửa hàng chứa trong đó trên từng trang màn hình một. Để có thể mua- bán hàng, xem hàng hoá hiển thị trên màn hình, xác nhận mua và trả tiền bằng thanh toán điện tử.

Lúc đầu, ở gian đoạn 1, việc mua bán còn ở dạng sơ khai: người mua chọn hàng rồi đặt hàng không qua mẫu đơn (form) cũng đặt ngay trên web. Nhưng có trường hợp muốn lựa chọn giữa nhiều loại hàng ở các trang web khác nhau (của cùng 1 cửa hàng) thì hàng hoá miêu tả nằm ở 1 trang, đơn đặt hàng lại nằm ở trang khác, gây ra sự phiền toái.

Để khắc phục, ở giai đoạn 2, xuất hiện loại phần mềm mới, cùng vs hàng hoá của cửa hàng trên màn hình đã có thêm phần “xe mua hàng” (shopping cart, shopping trolly), giỏ mua hàng (shopping basket, shopping bag), giống như giỏ mua hàng hay xe mua hàng thật mà người mua thường dùng khi vào siêu thị.

Xe và giỏ mua hàng này đi theo người mua suốt quá trình chuyển từ trang web này đến trang web khác để chọn hàng, khi tìm được hàng vừa ý, người mua ấn phím “hãy bỏ vào giỏ” (put in into shopping bag).

Các xe hay giỏ mua hàng này có nhiệm vụ tự động tính tiền (kể cả thuế, cước vận chuyển) để thanh toán vs khách hàng.

Vì hàng hoá là hữu hình, nên tất yếu sau đó cửa hàng phải dùng tới các phương tiện gửi hàng theo kiểu truyền thống để đưa tới tận tay người tiêu dùng.

 

20. Trình bày các cấp độ áp dụng TMĐT? Cho ví dụ?

* Cách phân chia theo 6 cấp độ:

– Cấp độ 1- hiện diện trên mạng: doanh nghiệp bắt đầu có website trên mạng, tuy nhiên website chỉ rất đơn giản, cung cấp 1 số thông tin ở mức tối thiểu về doanh nghiệp và sản phẩm dưới dạng các trang web tĩnh và không có các chức năng phức tạp khác.

– Cấp độ 2- có website chuyên nghiệp: DN có website vs cấu trúc phức tạp hơn, có nhiều chức năng tương tác vs người xem, có chức năng cập nhật nội dung, giúp người xem liên lạc trực tiếp với DN 1 cách thuận tiện.

– Cấp độ 3- chuẩn bị TMĐT: DN bắt đầu triển khai bán hàng hay dịch vụ qua mạng. Tuy nhiên, các giao dịch trên mạng vẫn chưa được kết nối vs các cơ sở dữ liệu nội bộ, vì vậy việc xử lý giao dịch còn chậm và kém an toàn.

– Cấp độ 4- áp dụng TMĐT: website của DN được kết nối vs cơ sở dữ liệu nội bộ, mọi giao dịch đều được tự động hoá vs rất ít sự can thiệp của con người, vì thế, giảm đáng kể chi phí hoạt động và tăng hiệu quả kinh doanh.

– Cấp độ 5- TMĐT không dây: DN áp dụng TMĐT trên các thiết bị không dây như điện thoại di động, máy trợ giúp cá nhân kỹ thuật số (PDA),… sd giao thức truyền vô tuyến, wap.

– Cấp độ 6- cả TG trong 1 máy tính: chỉ vs 1 thiết bị điện tử, người ta có thể truy cập và tìm kiếm các thông tin về DN, sản phẩm, dịch vụ … và thực hiện các giao dịch trực tuyến mọi lúc, mọi nơi.

* Cách phân chia theo 3 cấp độ:

– Cấp độ 1- thương mại thông tin (I-commerce): DN có website trên mạng để cung cấp thông tin về sản phẩm, dịch vụ … Các hoạt động mua, bán vẫn thực hiện theo cách truyền thống.

– Cấp độ 2- thương mại giao dịch (T-commerce): DN cho phép khách hàng thực hiện các giao dịch đặt hàng, mua hàng qua website trên Internet, có thể có hoặc chưa có thanh toán trực tuyến.

– Cấp độ 3- thương mại tích hợp (C-business): website của DN liên kết trực tiếp vs cơ sở dữ liệu trong mạng nội bộ của DN, mọi hoạt động truyền dữ liệu được tự động hoá, hạn chế sự can thiệp của con người, nhờ đó làm giảm đáng kể chi phí hoạt động và tăng hiệu quả.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here