[Văn Nghị luận Mẫu] Thượng Đế cũng không biết – Nghị Luận Xã Hội

0
3147
Thượng Đế cũng không biết - Nghị Luận Xã Hội
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Thượng Đế cũng không biết – Nghị Luận Xã Hội

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]

Tài liệu liên quan: 


Thượng đế lấy đất sét nắn ra con người. Khi Ngài nắn xong vẫn còn thừa ra một mẫu đất:

– Còn nặn thêm cho mày gì nữa, con người? – Ngài hỏi.

Con người suy nghĩ một lúc thấy mình đã đầy đủ tay, chân, đầu, rồi nói:

– Xin Ngài nắn cho con hạnh phúc.

Thượng đế đủ biết, biết hết nhưng cũng không hiểu được hạnh phúc là gì. Ngài trao cục đất cho con người và nói:

Quảng Cáo

– Này, tự đi và nắn lấy cho mình hạnh phúc.”

Suy nghĩ của anh/chị về câu chuyện trên. [Nghị luận xã hội] – Thượng đế cũng không biết

Thượng Đế cũng không biết - Nghị Luận Xã Hội

Mở bài:

-Trong cuộc sống, có lẽ ai trong số chúng ta cũng điều mong muốn và khao khát có được hạnh phúc cho riêng bản thân mình. Hạnh phúc đôi khi là được làm những điều mà chính bản thân mình thích, là mỗi sớm mai thức dậy mở tung cánh cửa sổ đón cơn gió ùa vào căn phòng nhỏ, hay là khi chúng ta được lắng nghe, chia sẻ,m…Có những hạnh phúc thật đơn giản, bình dị. Nhưng để có được hạnh phúc trong cuộc sống, chúng ta đều phải nỗ lực kiếm tìm nó. Lịch sử nhân loại phát triển của nhân loại đã từng ghi nhận con người sinh ra từ hòn đất được nặn bởi bàn tay khéo léo của thượng đế – đấng  toàn năng tối cao có khả năng biết trước được mọi chuyện. Vậy mà, hạnh phúc, tuy đôi khi chỉ là những điều bình dị, nhỏ nhặt nhưng ngay cả thượng đế cũng không biết được

– Giới thiệu câu chuyện “Thượng đế cũng không biết” và  khái quát ý nghĩa câu chuyện

Thân bài:

1, Giải thích & dẫn dắt câu chuyện:

– “Thượng đế”:  đấng toàn năng tôi cao được nhân loại coi là sở hữu sức mạnh siêu phàm, có thể đoán biế trước được mọi chuyện, là người đã tạo nên loài ngừoi chúng ta nhưng lại là người không thể hiểu được hạnh phúc là gì, cho nên không thể nặn, không thể ban phát hạnh phúc cho con người

-“Con người”: được thượng đé trao tặng cho những bộ phận đầy đủ trên cơ thể con người, được trao tặng những giá trị vật chất nhưng lại không được sẵn có hạnh phúc – tinh thần. Thượng đế yêu cầu họ: “Này, tự đi và nắn lấy cho mình hạnh phúc” => tự tìm kiếm hạnh phúc

-“Hạnh phúc”: Hạnh phúc là một trạng thái cảm xúc của con người khi được thỏa mãn một nhu cầu nào đó mang tính trừu tượng. Hạnh phúc là một cảm xúc bậc cao, được cho rằng chỉ có ở loài người, nó mang tính nhân bản sâu sắc và thường chịu tác động của lý trí.

-“Không sẵn có”: không bày ra để con người chiếm lĩnh dễ dàng và tùy ý sử dụng.

-“Này, tự đi và nắn lấy cho mình hạnh phúc”: Hạnh phúc là một cuộc hành trình dài phấn đấu và nỗi lực, không phải là một món quà ban sẵn. Chỉ khi chúng ta tự kiếm tìm hạnh phúc cho chính bản thân mình, chúng ta mới có thể hiểu và tận hưởng trọn vẹn đầy đủ cảm giác ấy.

“Hạnh phúc của một người là kết quả nỗ lực của chính anh ta, một khi anh ta đã biết nguyên liệu cần thiết của hạnh phúc chỉ là một ít can đảm, sự tự chối bỏ ở mức độ nhất định, tình yêu công việc, và trên hết, một lương tâm trong sạch.

Bàn luận & chứng minh:

– Hạnh phúc không phải là thứ gía trị vật chất mà là giá trị tinh thần. Tùy vào quan niệm và mức độ thỏa mãn của mỗi người, hạnh phúc sẽ khác nhau. Có những người mong muốn có nhiều tiền, sống một cuộc sống giàu sang sung sướng, đó là hạnh phúc. Nhưng cũng có những người chỉ mong muốn một cuộc sống giản dị, bình yêu, đối với họ, đó cũng là hạnh phúc.

– Chính vì hạnh phúc xuất phát từ quan điểm và mức độ thỏa mãn của mỗi con người nên hạnh phúc phải cho chính con người tạo nên bằng những hành động cụ thể. Chỉ có tự tạo ra hạnh phúc, con người mới có thể thực sự cảm nhận được giá trị của hạnh phúc và tận hưởng cuộc sống một cách đầy đủ và ý nghĩa nhất

– Tuy nhiên, hạnh phúc do con người tạo ra phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội và pháp luật. Hạnh phúc phải dựa trên lợi ích của cộng đồng chứ không phải vì thỏa mãn sở nguyện cá nhân.

– Phê phán lối sống dựa dẫm, ỷ lại trông chờ hoặc theo đuổi những hạnh phúc viển vông, mơ hồ.

+ Đa phần giới trẻ hiện, do sinh ra trong gia đình có điều kiện, nên ỷ lại dựa dẫm, chông trờ người khác đem hạnh phúc đến cho mình

+ Có những con ngừoi vì thỏa mãn lợi ích cá nhân mà sẵn sàng dùng mưu mô thủ đoạn hãm hại người khác, chà đạp lên lợi ích cộng đồng

 

– Chứng minh: trong văn học ( nhà thơ Xuân Diệu, Thanh Hải,…) trong đời sống thực tiễn ( một số tấm gương tiêu biểu)

Kết bài:  Bài học nhận thức và hành động.

– Cần có nhận thức đúng đắn về hạnh phúc trong mối quan hệ với cuộc sống của bản thân. Biết cảm thông, chia sẻ, hài hòa giữa hạnh phúc cá nhân với hạnh phúc của mọi người.

– Biết vun đắp hạnh phúc bằng những việc làm cụ thể, biết trân trọng, gìn giữ hạnh phúc.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here