Thuế Vụ

0
8467
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

Câu 1: Khái niệm, đặc điểm của thuế GTGT?

  • Khái niệm: thuế GTGT là thuế tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hoá dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
  • Đặc điểm: thuế GTGT là sắc thuế tiêu dùng nhiều giai đoạn. Thuế GTGT đánh vào tất cả giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh nhưng chi phí tính trên phần GTGT ở mỗi giai đoạn. Tổng số thuế thu được ở tất cả các giai đoạn đúng bằng số thuế tính theo giá bán cho người tiêu dùng cuối cùng.

Câu 2: Đối tượng chịu thuế GTGT? Đối tượng nộp thuế GTGT?

  • Đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hoá, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài), trừ các đối tượng không chịu thuế GTGT theo quy định.
  • Đối tượng nộp thuế GTGT là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh (gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hoá, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế GTGT (gọi là người nhập khẩu).

Câu 3: Giá tính thuế GTGT được quy định như thế nào? (trình bày 5 trường hợp cơ bản nhất ). Thời điểm để xác định giá tính thuế GTGT?

  • Giá tính thuế GTGT:
  1. Đối với hàng hoá, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra là giá bán chưa có thuế GTGT. Đối với hàng hoá, dịch vụ chịu thuế TTĐB là giá bán đã có thuế TTĐB nhưng chưa có thuế GTGT.

Đối với hàng hoá chịu thuế BVMT là giá bán đã có thuế BVMT nhưng chưa có thuế GTGT; đối với hàng hoá vừa chịu thuế TTĐB, vừa chịu thuế BVMT là giá bán đã có thuế TTĐB, thuế BVMT nhưng chưa có thuế GTGT.

  1. Đối với hàng hoá nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu cộng với thuế nhập khẩu (nếu có), cộng với thuế TTĐB (nếu có), cộng với thuế BVMT (nếu có). Giá nhập tại cửa khẩu được xác định theo quy định về giá tính thuế hàng nhập khẩu.
  2. Đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ dùng để trao đổi, biếu, tặng, cho, trả thay lương, là giá tính thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này.
  3. Giá tính thuế đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng nội bộ.
  • Đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ cơ sở sản xuất kinh doanh hoặc cung ứng sử dụng cho tiêu dùng phục vụ hoạt động kinh doanh là giá tính thuế GTGT của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh việc tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ. Cơ sơ kinh doanh được kê khai, khấu trừ đối với hoá đơn GTGT xuất tiêu dùng nội bộ dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT.
  • Hàng hoá luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất trong một cơ sở sản xuất, kinh doanh không phải tính, nộp thuế GTGT.
  1. Đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại theo quy định của háp luật về thương mại, giá tính thuế được xác định bằng 0; trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại nhưng không thực hiện theo quy định của pháp luật về thương mại thì phải kê khai, nộp thuế như hàng hoá, dịch vụ dùng để tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng, cho.
  • Thời điểm để xác định giá tính thuế GTGT:
  • Đối với hàng hoá là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hoá cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
  • Đối với cung ứng dịch vụ là thời diểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm lập hoá đơn cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
  • Đối với hàng hoá nhập khẩu là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.

Câu 4: Thuế GTGT có mấy mức thuế suất? Những nhóm hàng hoá, dịch vụ chủ yếu áp dụng đối với mỗi mức thuế suất?

  • Có 3 mức thuế suất: 0%, 5%, 10%.
  • Thuế suất 0% : áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu; hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài và ở trong khu phi thuế quan; vận tải quốc tế; hàng hoá, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu, trừ các trường hợp hợp không áp dụng mức thuế suất 0% theo quy định.
  • Mức thuế suất 5% áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ sau:
  • Nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt.
  • Thức ăn gia súc, gia cầm và thức ăn cho vật nuôi khác.
  • Đường, phụ phẩm trong sản xuất đường.
  • Thiết bị, dụng cụ y tế
  • Giáo cụ dùng để giảng dạy và học tập.
  • Mức thuế suất 10%:
  • In các loại
  • Than đá, đất, đá, cát, sỏi.
  • Máy xử lý dữ liệu tự động và các bộ, phận phụ tùng của máy.
  • Hoạt động mua bán, chế tác vàng bạc, đá quý.
  • Đồ điện dân dụng như tivi, đầu video,…

Câu 5: Trình bày nội dùng phương pháp tính trực tiếp trên GTGT?

  1. Đối với hoạt động chế tác, mua, bán vàng, bạc, đá quý:

Thuế GTGT phải nộp = GTGT của vàng, bạc, đá quý × thuế suất thuế GTGT (10%)

Trong đó:

GTGT của vàng, bạc, đá quý = Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý bán ra Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý mua vào tương ứng
  • Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý bán ra là giá thực tế bán ghi trên hoá đơn bán vàng, bạc, đá quý, bao gồm cả tiền công chế tác (nếu có), thuế GTGT và các khoản phụ thu, phí thu thêm mà bên bán được hưởng.
  • Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý mua vào được xác định bằng giá trị vàng, bạc, đá quý mua vào hoặc nhập khẩu, đã có thuế GTGT dùng cho mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý bán ra tương ứng.
  1. Đối với các trường hợp khác:
Thuế GTGT phải nộp = Doanh thu × Tỷ lệ (%) GTGT tính trên doanh thu
  • Đối tượng áp dụng:
  • Doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động có doanh thu hàng năm dưới mức ngưỡng doanh thu một tỷ đồng.
  • Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập.
  • Hộ, cá nhân kinh doanh.
  • Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không theo luật đầu tư và các tổ chức khác không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật, trừ các tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hoá, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu khí.
  • Tố chức kinh tế khác không phải là doanh nghiệp, hợp tác xã.
  • Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu được quy định theo từng hoạt động như sau:
  • Phân phối, cung cấp hàng hoá: 1%
  • Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%
  • Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%
  • Hoạt động kinh doanh khác: 2%
  • Doanh thu để tính thuế GTGT là tổng số tiền bán hàng hoá, dịch vụ thực tế ghi trên hoá đơn bán hàng đối với hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT bao gồm các khoản phụ thu, phí thu thêm mà cơ sơ kinh doanh được hưởng.
  1. Đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khoán:
Thuế GTGT phải nộp = Doanh thu ấn định × Tỷ lệ (%) GTGT tính trên doanh thu

Câu 6: Trình bày đối tượng áp dụng và cách tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ thuế?

  1. Đối tượng áp dụng: phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hoá đơn, chứng từ bao gồm:
  • Cơ sở kinh doanh đang hoạt động có doanh thu hàng năm từ bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ từ một tỷ đồng trở lên và thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hoá đơn, chứng từ, trừ hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp.
  • Cơ sở kinh doanh đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế, trừ hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp.
  • Tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hoá, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu, khí nộp thuế theo phương pháp khấu trừ do bên Việt Nam kê khai khấu trừ nộp thay.
  1. Cách tính thuế:
Số thuế GTGT phải nộp = Số thuế GTGT đầu ra Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
  1. Số thuế GTGT đầu ra bằng tổng số thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ bán ra ghi trên hoá đơn GTGT.
Thuế GTGT ghi trên hoá đơn = Giá tính thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế bán ra × Thuế suất thuế GTGT

Trường hợp sử dụng chứng từ ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì thuế GTGT đầu ra được xác định bằng giá thanh toán trừ giá tính thuế.

Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế khi bán hàng hoá, dịch vụ phải tính và nộp thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ bán ra. Khi lập hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ, cơ sở kinh doanh phải ghi rõ giá bán chưa có thuế, thuế GTGT và tổng số tiền người mua phải thanh toán. Trường hợp hoá đơn chỉ ghi giá thanh toán, không ghi giá chưa có thuế và thuế GTGT thì thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ bán ra phải tính trên giá thanh toán ghi trên hoá đơn, chứng từ.

  1. Thuế GTGT đầu vào bằng tổng số thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT mua hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT, số thuế GTGT ghi trên chứng từ nộp thuế của hàng hoá nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của bộ tài chính áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.

Trường hợp hàng hoá, dịch vụ mua vào là loại được dùng chứng từ đặc thù ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì cơ sở được căn cứ vào giá đã có thuế, giá chưa có thuế và thuế GTGT đầu vào.

Quảng Cáo

Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ được xác định theo nguyên tắc, điều kiện khấu trừ thuế GTGT.

Câu 7: Điều kiện và nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT đầu vào được quy định như thế nào? (trình bày 3 điều kiện và 3 nguyên tắc cơ bản nhất).

  • Nguyên tắc khấu trừ thuế:
  • Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT được khấu trừ toàn bộ.

Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ hình thành tài sản cố định là nhà ăn ca, nhà nghỉ giữa ca, phòng thay quần áo, nhà để xe, nhà vệ sinh, bể nước phục vụ cho người lao động trong khu vực sản xuất, kinh doanh và nhà ở, trạm y tế cho công nhân làm việc trong các khu cung nghiệp được khấu trừ toàn bộ.

  • Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ sử dụng đồng thời cho sx, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT thì chỉ được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT.
  • Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá mà doanh nghiệp sử dụng để cho, biếu, tặng, khuyến mại, quảng cáo dưới các hình thức, phục vụ cho sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT thì được khấu trừ.
  • Điều kiện khấu trừ:
  • Có hoá đơn GTGT hợp pháp của hàng hoá, dịch vụ mua vào hoặc chứng từ nộp thuế GTGT khâu nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của bộ tài chính áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.
  • Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hoá, dịch vụ mua vào từ 20 triệu đồng trở lên, trừ trường hợp tổng giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào từng lần theo hoá đơn dưới 20 triệu đồng theo giá đã có thuế GTGT.
  • Hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu để được khấu trừ, hoàn thuế GTGT đầu vào phải có đủ điều kiện và các thủ tục sau:
  • Hợp đồng bán hàng hoá, gia công hàng hoá, cung ứng dịch vụ cho tổ chức, cá nhân nước ngoài.
  • Tờ khai hải quan đối với hàng hoá đã làm xong thủ tục hải quan.
  • Hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu phải thanh toán qua ngân hàng.

Câu 8: Sự khác nhau giữa hàng hoá không chịu thuế GTGT và hàng hoá chịu thuế GTGT thuế suất 0%?

Không chịu thuế GTGT Chịu thuế GTGT thuế suất 0%
Giống nhau Thuế GTGT đầu ra = 0(không phải nộp) Thuế GTGT đầu ra = 0(vì a × 0% = 0)
Khác nhau Thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ và không được hoàn lại. Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và được hoàn lại.

Câu 9: Trình bày nội dung 4 trường hợp hoàn thuế GTGT phổ biến nhất?

  1. Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế nếu có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết trong tháng (đối với trường hợp kê khai theo tháng) hoặc trong quý (đối với trường hợp kê khai theo quý) thì được khấu trừ vào kỳ tiếp theo; trường hợp luỹ kế sau ít nhất 12 tháng tính từ tháng đầu tiên hoặc sau ít nhất 4 quý tính từ quý đầu tiên phát sinh số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết mà vẫn còn số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết thì cơ sở kinh doanh được hoàn thuế.
  2. Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư đã đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, hoặc dự án tìm kiếm thăm dò và phát triển mỏ dầu khí đang trong giai đoạn đầu tư, chưa đi vào hoạt động, nếu thời gian đầu tư từ 01 năm trở lên thì được hoàn thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ sử dụng cho đầu tư theo từng năm.

trường hợp, nếu số thuế GTGT luỹ kế của hàng hoá, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT.

  1. Cơ sở kinh doanh trong tháng (đối với trường hợp kê khai theo tháng), quý (đối với trường hợp kê khai theo quý) có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu nếu thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT theo tháng, quý; trường hợp trong tháng, quý số thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu chưa được khấu trừ chưa đủ 300 triệu đồng thì được khấu trừ vào tháng, quý tiếp theo.

Cơ sở kinh doanh trong tháng/quý vừa có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu, vừa có hàng hoá, dịch vụ bán trong nước thì cơ sở kinh donah được hoàn thuế GTGT cho hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu nếu số thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu chưa được khấu trừ hết từ 300 triệu đồng trở lên.

  1. Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế GTGT khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập, hơp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động có số thuế GTGT nộp thừa hoặc số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here