Thị Trường Chứng Khoán (Ver 2)

0
5441
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Câu 11: Phân tích điểm lợi và bất lợi đối với các doanh nghiệp được niêm yết chứng khoán.

– Ưu điểm:

+ Làm tăng uy tín của doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp trong kinh doanh : Doanh nghiệp được niêm yết chứng khoán sẽ được biết đến nhiều hơn, đồng thời cũng chứng minh được tiềm lực về khả năng kinh doanh cũng như tình hình tài chính lành mạnh của công ty.

+ Làm tăng tính thanh khoản đối với chứng khoán của doanh nghiệp : Chứng khoán của doanh nghiệp được niêm yết tại SGDCK sẽ có sức hút lớn với nhà đầu tư, do đó việc giao dịch loại chứng khoán này sẽ thuận lợi hơn, người đầu tư dễ dàng chuyển chứng khoán thành tiền.

+ Tạo điều kiện cho doanh nghiệp dễ dàng huy động vốn với chi phí thấp : Khi doanh nghiệp có chứng khoán được niêm yết tại SGDCK sẽ tạo được lòng tin và chứng khoán trở nên có sức hút, do vậy việc phát hành chứng khoán để huy động vốn sẽ trở nên dễ dàng.

+ Thúc đẩy việc tổ chức quản lý có hiệu quả hơn : Doanh nghiệp được niêm yết chứng khoán phải thực hiện công khai thông tin, luôn chịu sự giám sát chặt chẽ của cổ đông, buộc lãnh đạo quản lý công ty phải thực hiện tổ chức công ty tốt hơn.

+ Giá trị công ty được đánh giá và bộc lộ rõ ràng hơn : Giá của chứng khoán niêm yết tại SGDCK được hình thành dựa trên cơ sở cung-cầu, do đó có thể thể hiện sự đánh giá của người đầu tư với công ty.

Quảng Cáo

+ Được hưởng ưu đãi nhất định : Được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, được miễn phí niêm yết lần đầu, . . . để khuyến khích niêm yết chứng khoán.

– Nhược điểm

+ Lộ thông do bị đối thủ cạnh tranh khai thác những thông tin buộc phải công khai theo quy định.

+ Đối mặt với rủi ro cao từ những hành vi phi pháp : Dễ trở thành nạn nhân của những hành động phi pháp như tung tin đồn thất thiệt, các hoạt động đầu cơ phi pháp là lung đoạn thị trường, thâu tóm sát nhập doanh nghiệp, . . .

+ Kiểm soát doanh nghiệp phức tạp hơn : Đối với công ty cổ phần, chứng khoán được mua bán rộng rãi sẽ dễ làm xáo trộn thành phần cổ đông, việc quản lý và kiểm soát sẽ khó khăn, phức tạp hơn.

+ Tăng chi phí : Doanh nghiệp được niêm yết phải nộp những khoản phí nhất định cho SGDCK như phí niêm yết lần đầu, phí niêm yết lại chứng khoán, phí niêm yết hàng năm, chi phí về kiểm toán, . . .

Câu 12: Nội dung chủ yếu của các loại lệnh giao dịch. Cho ví dụ minh họa.

  1. Lệnh thị trường

– Là lệnh mua hoặc bán chứng khoán của khách hàng yêu cầu thực hiện ngay theo giá của thị trường khi lệnh được chuyển đến.

– Trong lệnh này, khách hàng không ra giá cụ thể nhưng đã bao hàm ý phải bán hoặc mua ngay với giá có lợi cho khách hàng.

– Lệnh thị trường được ưu tiên hàng đầu trong tất cả các thứ tự ưu tiên khi tham gia đấu giá. Đây là loại lệnh được áp dụng phổ biến nhất trong giao dịch ở thị trường.

Ví dụ: Người đầu tư A đặt lệnh bán 300 CP với gia thị trường. Như vậy, với bất kỳ người nào mua CP của nhà đầu tư A với giá bao nhiêu thì lệnh của nhà đầu tư A luôn được thực hiện.

  1. Lệnh giới hạn

– Là loại lệnh mà khách hàng đã đưa ra một mức giá giới hạn cụ thể yêu cầu thực hiện giao dịch, không cao hơn giá đó (nếu là mua), không thấp hơn giá đó (nếu là bán). Như vậy, khi nhận được lệnh này, người môi giới phải mua hoặc bán theo giá tốt hơn hoặc theo giá đã định.

– Khi đưa ra lệnh này, khách hàng có thể tránh được việc mua hoặc bán chứng khoán với mức giá không có lợi cho mình nhưng không có sự đảm bảo là lệnh sẽ được thực hiện.

Ví dụ: Người đầu tư đặt lệnh bán 500 CP của công ty X, với mức giá giới hạn 25.000đ/CP. Như vậy, với tất cả các lệnh mua với giá cao hơn hoặc bằng mức giá 25.000đ/CP thì lệnh được thực hiện.

  1. Lệnh dừng

– Lệnh này được sử dụng để hạn chế sự thua lỗ hoặc bảo vệ lợi nhuận trong kinh doanh chứng khoán. Nó cũng là 1 lệnh “treo” bởi vì nó sẽ không được thực hiện cho đến khi đạt hoặc vượt mức giá ấn định. Giá này do khách hàng ấn định gọi là giá dừng.

Có 2 loại lệnh dừng:

+ Lệnh dừng để bán: được dùng để bảo vệ lợi nhuận hay hạn chế thua lỗ khi mua một loại chứng khoán để sau này bán ra thu lời, giá dừng thấp hơn giá thị trường hiện tại của chứng khoán.

VD: Ngày 26/5/2008, khách hàng A mua 100 CP với giá 100.000đ/CP. Hiện tại, ngày 26/7/2009, giá CP này lên tới 150.000đ/CP. Tại thời điểm này, khách hàng vẫn chưa muốn bán vì cho rằng giá còn cao nữa. Nhưng đề phòng trường hợp giá không tăng mà lại giảm, khách hàng đã đặt lệnh dừng để bán với giá 140.000đ/CP. Nếu thực tế đến ngày 26/8/2009, giá CP đó là 170.000đ/CP, người môi giới sẽ bán theo giá thị trường. Nhưng nếu giá CP 000đ/CP, người môi giới sẽ bán số CP đó với giá 140.000đ/CP.  Khách hàng giới hạn sự thua lỗ của mình là 40.000đ/CP.

Lệnh dừng để mua: thường được dùng trong trường hợp bán trước mua sau để bảo vệ lợi nhuận hay hạn chế thua lỗ, giá dừng cao hơn giá thị trường hiện tại của chứng khoán.

VD: Người A vay của công ty CK B 100 CP và bán đi với giá 30USD/CP ngày 17/6/2010. A hy vọng giá CP sẽ giảm xuống 20USD/CP thì sẽ mua lại để trả. Nhưng đề phòng trường hợp giá không giảm mà lại tăng, A đặt lệnh dừng để mua với giá 35USD/CP ngày 17/8/2010. Tại thời điểm mua, nếu giá CP là 25USD/CP, người môi giới sẽ mua theo giá thị trường là 25USD/CP. Nếu giá CP là 44USD/CP, người môi giới sẽ mua CP với giá 35USD/CP. Khách hàng giới hạn sự thua lỗ của mình ở mức 5USD/CP.

Câu 13: Trình bày những nghiệp vụ kinh doanh của công ty CK.

  1. Nghiệp vụ môi giới CK:
  • Môi giới là 1 hoạt động kinh doanh CK, trong đó một công ty chứng khoán tiến hành giao dịch CK nhân danh mình đại diện cho khách hàng. Để có được dịch vụ này, khách hàng phải trả cho công ty một khoản hoa hồng môi giới.
  • Tỷ lệ hoa hồng môi giới do từng công ty CK đạt ra, thông thường từ 0,3% đến 0,6% giá trị giao dịch.
  • Nghiệp vụ môi giới là nghiệp vụ chủ yếu của công ty CK. Nghiệp vụ này bao gồm: thực hiện lệnh giao dịch bán CK cho khách hàng, thanh toán và quyết toán các dịch vụ.
  • Hoạt động của công ty môi giới CK gồm:
  • Quản lý tài khoản hay tiền gửi của khách hàng.
  • Quản lý các lệnh mua và bán của khách hàng.
  • Vận hành các đầu mối thông tin.
  1. Bảo lãnh phát hành CK:
  • Công ty CK có đội ngũ chuyên gia giỏi về CK am hiểu thị trường và có tiềm lực tài chính. Do vậy, công ty CK là một trong những tổ chức chủ yếu thực hiện việc bảo lãnh cho các nhà phát hành CK mới. Thực hiện nghiệp vụ này, công ty chủ yếu nhận được tiền hoa hồng về bảo lãnh.
  1. Nghiệp vụ tự doanh:
  • Đây là một nghiêp vụ trong đó công ty CK mua CK cho mình, mọi rủi ro trong nghiệp vụ này do công ty CK chịu.
  • Công ty CK có thể mua bán trên SGDCK hoặc thông qua thị trường OTC.
  1. Nghiệp vụ tư vấn tài chính và đầu tư CK:
  • Là dịch vụ công ty cung cấp cho khách hàng trong lĩnh vực đầu tư CK, tái cơ cấu tài chính, chia, tách, sát nhập… thông qua một số hoạt động như Khuyến cáo, Lập báo cáo, Tư vấn trực tiếp, Thông qua các ấn phẩm về CK để thu phí.
  • Ngoài ra, công ty CK còn có thể tham gia các hoạt động phụ trợ và hoạt động đặc biệt như: Hoạt động tín dụng, huy động vốn,…

Câu 14: Phân tích tác động của lãi suất thị trường đến giá cả và các lãi suất của trái phiếu.

  1. Khi lãi suất thị trường = lãi suất danh nghĩa của TP thì giá của TP hiện hành được bán bằng mệnh giá của nó và khi đó lãi suất danh nghĩa của TP = với lợi tức hiện hành và bằng với lãi suất đáo hạn.

Ph = M thì in  = i= R

  1. Khi lãi suất thị trường tăng lên, lượng TP bán ra nhiều hơn, cung > cầu, giá thị trường của TP giảm.

Ph < M thì in  < i< R

  1. Khi lãi suất thị trường giảm, lượng TP bán ra ít, cung < cầu, giá thị trường của TP tăng.

Ph > M thì in  > i> R

Câu 15: Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố chủ yếu đến giá thị trường của trái phiếu.

  1. Sự biến động của lãi suất thị trường:
  • Lãi suất là nhân tố cực kì quan trọng ảnh hưởng đến giá trị thị trường của trái phiếu.
  • Giá cả của trái phiếu biến động ngược chiều với sự biến động của lãi suất thị trường.
  • Khi lãi suất lên cao sẽ gây ra sự giảm giá các trái phiếu đang lưu hành và ngược lại.
  1. Những thay đổi về tình trạng tài chính của người phát hành:
  • Đây là nhân tố gây ảnh hưởng khá lớn đến giá trị thị trường của trái phiếu.
  • Nếu trong thời gian trái phiếu chưa đáo hạn, có những dấu hiệu không tốt hoặc những nghi ngờ về khả năng thanh toán tiền lãi và tiền gốc của người phát hành sẽ làm cho các nhà đầu tư né tránh đầu tư vào trái phiếu đó.
  1. Lạm phát dự tính:
  • Khi lạm phát dự tính xảy ra sẽ làm lãi suất thị trường có xu hướng tăng lên.
  • Khi đó giá của các CK đang lưu hành phải giảm xuống để suất hiện hành của trái phiếu tăng lên cân bằng với lãi suất thị trường.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here