Tâm Lý Học Quản Trị Kinh Doanh

0
15033
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Câu 21: Phân tích đặc điểm tâm lý của người người già khi đi mua hàng?

– Người già thường dựa vào kinh nghiệm đã có trước đây. Họ thường ưa thích những hàng hóa mà họ biết từ ngày xưa. Họ ít có khả năng so sánh 1 cách khách quan những hàng hóa đó với hàng hóa và giá cả hiện nay.(0,4 điểm)

– Với những hàng hóa hiện đại họ khó nhớ 1 cách cụ thể, họ chóng quên những chỉ dẫn của người bán hàng.(0,4 điểm)

– Họ thường khó thích nghi với những thay đổi về cách thức bán hàng, cách trưng bày, địa điểm bán hàng, họ cần có sự giúp đỡ kịp thời của người bán hàng để tìm những hàng hàng hóa cần mua.(0,4 điểm)

– Người già thường đánh giá ưu thế của món hàng nghiêng về giá trị thực của nó như là bền,tiện dụng hơn là hình thức như màu sắc, hình dáng, mốt.(0,4 điểm)

– Nhười cao tuổi đánh giá rất cao sự tiện lợi, thực dụng của hàng hóa và sự phục vụ tậm tình của người bán hàng. Vì vậy trưng bày hàng hóa dùng cho người cao tuổi phải để những nơi tiện lợi cho chọn hàng, Phải ghi rõ giá cả, phục vụ phải chu đáo, thủ tục đơn giản, làm cho họ cảm thấy mình được chăm sóc.(0,4 điểm)

Câu 22: Phân tích đặc điểm tâm lý của trẻ em khi đi mua hàng?

– Trẻ em chú ý và có ấn tượng về người bán hàng mạnh mẽ hơn so với người lớn, vì vậy trong cử xử với chúng cần giữ đúng chuẩn mực đạo đức mà trẻ em vẫn coi trọng với người lớn. (0.4đ)

Quảng Cáo

– Trẻ em thích được người bán hang quan tâm, niềm nở, đối xử với nó như người lớn.

– Người bán hàng không nên nôn nóng, vội vàng khi trẻ chưa nói ngay được ý muốn, cụ thể với tính rụt rè, e thẹn, chưa quen với việc mua bán. (0.4đ)

– Trẻ em thường có tính bị ám thị cao, nên rất nghe theo lời khuyên của người bán hang. (0.4đ)

– Trẻ em rất thích được khen là biết mua hàng, biết chọn hàng, là đảm đang, ngoan ngoãn. (0.4đ)

– Ở tuổi nhi đồng, các em hay nhớ rồi lại quên, nhưng lên tuổi thiếu niên trí nhớ khá ổn định. Những nét độc đáo của sản phẩm như mác hàng, nhãn hàng, kiểu dáng sản phẩm, khi các em được nhận biết thông qua bạn bè, thông qua phát thanh, truyền hình, các em rất khó quên. Bởi vậy cần nhấn mạnh vào việc nâng cao mức độ ghi nhớ của các em đối với hàng hoá, để lại các em ấn tượng sâu sắc về hàng hoá của mình, là việc làm có ý nghĩa sâu xa đối với các doanh nghiệp kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm.

Câu 23: Phân tích đặc điểm tâm lý của người giàu sang khi đi mua hàng?

Khách hàng sang giàu: là những người có thu nhập cao, có cuộc sống tương đối dư thừa. Tuy khách mua loại này không nhiều nhưng họ lại có sức mua rất lớn, nhất là các mặt hàng đắt tiền, hàng quý hiếm. Họ thường có một số biểu hiện tâm lý như sau:

– Họ thích mua hàng hảo hạng, quý hiếm như loại hàng nhập ngoại. Trong ăn uống họ thích các món đặc sản, ưa sự chiều chuộng và dễ dàng chấp nhận giá cao.

–  Họ thích khoe kiểu mới, mốt mới, “lạ mắt”, cầu kỳ nhằm gây sự chú ý của người khác.

– Trong giao tiếp họ tỏ ra lịch thiệp, bệ vệ, ưa thích kiểu mốt có văn hóa. Trong số này cũng không ngoại trừ số mới giàu lên, thường hay đau theo kiểu “trưởng giả học làm sang”.

Câu 24: Phân tích đặc điểm tâm lý của người bình dân khi đi mua hàng?

Khách hàng bình dân: là khách hàng đông đảo nhất. họ có mức thu nhập, mức sống tương đối thấp. Với họ các nhà kinh doanh cần chú ý những điểm sau:

– Họ có nhu cầu dùng hàng hóa đẹp tốt nhưng giá cả phải chăng, tương ứng với mức thu nhập.

– Họ cũng chạy theo mốt mới lạ nhưng chỉ cần mẫu mã đẹp, giá rẻ dù chất lượng có kém.

– Họ là những người rất dễ tính trong đối nhân xử thế. Với họ chỉ cần đối xử công bằng, lịch sự bình dân và chân thành.


Tải xuống tài liệu học tập PDF miễn phí

 Tải Xuống Tại Đây  


LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here