Tâm Lý Học Đại Cương

0
11034
Tâm Lý Học Đại Cương
Tâm Lý Học Đại Cương
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


[Tải trọn bộ đề cương môn tâm lý tại đây]

Câu 1 (1đ): Tâm lý là gì? Nêu các chức năng của tâm lý.

* Theo quan niệm của DVBC : tâm lí là thuộc tính của thứ vật chất có tổ chức cao (hệ thần kinh người, não người), là hình thức phản ánh đặc biệt của chủ thể đối với HTKQ.

– Đk cần và đủ của tâm lí là phải có não và HTKQ.

– Đối với con người : tâm lí bao gồm tất cả những hiện tượng tinh thần xảy ra trong đầu óc con người, gắn liền và điều hành mọi hành động, hoạt động của con người.

* Chức năng của tâm lí :

– Tâm lí định hướng cho hoạt động.

Quảng Cáo

– Tâm lí là động lực thôi thúc con người hoạt động.

– Tâm lí điều khiển hoạt động.

– Tâm lí điều chỉnh hoạt động.

Câu 2 (1đ) : Nhân cách là gì ? Nêu các yếu tố cơ bản trong sự hình thành và phát triển nhân cách.

* Nhân cách là tổ hợp những điểm, những thuộc tính tâm lí của cá nhân, biểu hiện bản sắc và giá trị xh của con người.

* Nhân cách đc hình thành và phát triển dự trên 4 yếu tố cơ bản là giáo dục, hoạt động, giao tiếp và tập thể.

– Giáo dục giữ vai trò chủ đạo trong sự hình thành và phát triển nhân cách.

– Hoạt động là yếu tố quyết định trực tiếp sự hình thành và phát triển nhân cách.

– Giao tiếp có vai trò cơ bản trong sự hình thành và phát triển nhân cách.

– Nhóm và tập thể có vai trò to lớn trong sự hình thành và phát triển nhân cách.

Câu 3 (3đ) : Phân tích nội dung quy luật ngưỡng cảm giác. Cho VD minh họa.

– Muốn có cảm giác thì phải có sự kích thích vào các giác quan và kích thích đó phải đạt tới 1 giới hạn nhất định. Giới hạn mà ở đó kích thích gây ra đc cảm giác gọi là ngưỡng cảm giác.

– Có 2 loại ngưỡng cảm giác :

+ Ngưỡng cảm giác phía dưới (ngưỡng tuyệt đối) là cường độ kích thích tối thiểu để gây đc cảm giác.

+ Ngưỡng cảm giác phía trên (ngưỡng tối đa) là cường độ kích thích tối đa vẫn còn gây đc cảm giác.

+ Phạm vi giữa 2 ngưỡng cảm giác trên là vùng cảm giác đc, trong đó có 1 vùng phản ánh tốt nhất.

VD : – Ngưỡng cảm giác phía dưới của cảm giác nghe là những sóng âm thanh có tần số 16 Hz.

  • Ngưỡng cảm giác phía trên của cám giác nghe là những sóng âm thanh có tần số 20.000 Hz.
  • Vùng phản ánh tốt nhất của âm thanh là những sóng âm thanh có tần số 1000 Hz.

– Cảm giác còn phản ánh sự khác nhau giũa các kích thích. Mức độ chênh lệch tối thiểu về cường độ hoặc tính chất của 2 kích thích chỉ để phân biệt sự khác nhau giữa chúng gọi là ngưỡng sai biệt. Ngưỡng sai biệt của mỗi cảm giác là 1 hằng số.

VD : Ngưỡng sai biệt đối với cảm giác thị giác là 1/100, thính giác là 1/10.

– Ngưỡng tuyệt đối và ngưỡng sai biệt của cảm giác ở mỗi người là khác nhau, ở mỗi loại cảm giác là khác nhau.

– Ngưỡng sai biệt cáng nhỏ tức độ nhạy cảm sai biệt càng lớn.

Ngưỡng tuyệt đối càng nhỏ tức độ nhạy cảm cảm giác càng cao.

Câu 4 (2đ) : Phân biệt tâm lí và ý thức.

* Giống nhau :

– Đều phản ánh HTKQ vào não.

– Đều mang tính chủ thể.

– Có bản chất xh lịch sử.

* Khác nhau :

Tâm lý Ý thức
1 lần phản ánh 2 lần phản ánh
Xuất hiện từ động vật có hệ thần kinh mâu hạch trở lên. Chỉ có ở con người lúc tình táo.

 

Là các tri thức con người tiếp thu đc. Là con người hiểu đc tri thức mà họ đã tiếp thu.

 

Câu 5 (2đ) : Phân tích bản chất xh của cảm giác. Cho VD minh họa.

* Bản chất xh của cảm giác ở con người (khác về chất so với cảm giác ở đv) đc thể hiện ở những điểm sau :

– Đối tượng phản ánh : cảm giác của con người không chỉ nảy sinh khi những sự vật hiện tượng vốn có trong tự nhiên tác động mà còn nảy sinh ở những sự vật hiện tượng do lao động của loài người sáng tạo ra.

VD : Cảm giác đau khi chạm vào đầu mũi kim.

– Cơ chế sinh lí của cảm giác : cảm giác của con người không chỉ giới hạn ở hệ thống tín hiệu thứ nhất mà còn bao gồm các cơ chế thuộc hệ thống tín hiệu thứ 2 (tác động gián tiếp = ngôn ngữ).

VD : Khi nhìn thấy từ « Quả khế » ta sẽ có cảm giác chua và tiết nước bọt.

– Mức độ phản ánh : cảm giác là mức độ phản ánh tâm lí đầu tiên thấp nhất, sơ đẳng nhất ở người, chịu ảnh hưởng của nhiều hiện tượng tâm lí cấp cao, còn ở 1 số đv (cụ thể là côn trùng) thì cảm giác là mức độ phản ánh tâm lí cao nhất và duy nhất.

VD : Tự tìm.

– Cảm giác của con người đc phát triển mạnh mẽ và phong phú dưới ảnh hưởng của hoạt động và giáo dục, tức cảm giác của người đc tạo ra theo phương thức đặc thù của x, do đó mang đậm tính xh.

VD : Do hoạt động nghề nghiệp mà óc những người thợ dệt phân biệt đc tới 60 màu đen khác nhau, có những người đầu bếp « nếm » đc = mũi hay có những người đọc đc = tay.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here