Tai Nạn Đâm Va Và Cách Giải Quyết

0
7780
dai cuong tau bien
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


TAI NẠN ĐÂM VA VÀ CÁCH GIẢI QUYẾT

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected] 

Tổng hợp các đề cương đại học hiện có của Đại Học Hàng HảiĐề Cương VIMARU 

Kéo xuống để Tải ngay đề cương bản PDF đầy đủ: Sau “mục lục” và “bản xem trước”

(Nếu là đề cương nhiều công thức nên mọi người nên tải về để xem tránh mất công thức)

Đề cương liên quanĐề Cương Quản Lý Đội Tàu


Tải ngay đề cương bản PDF tại đây: TAI NẠN ĐÂM VA VÀ CÁCH GIẢI QUYẾT

Quảng Cáo

-Trách nhiệm của chủ tàu trong tai nạn đâm va
Đâm va là loại tai nạn thường xảy ra trong lĩnh vực hang hải. Đó trường hợp tàu đâm va phải bất kỳ vật thể gì bên ngoài( chuyển động hay cố định) trừ nước
Khi tai nạn xảy ra giữa tàu với tàu người ta phải xác định nguyên nhân lỗi. Lỗi này được chi thành 3 loại:
Lỗi do khách quan: Do nguyên nhân kachs quan dẫn đến hai tàu đâm va nhau, hai chủ tàu đều không có lỗi. Trường hợp này thì thiệt hại xảy cho bên nào bên đóchịu.
Lỗi do một tàu gây nên:Tai nạn đâm va xảy ra nhưng chỉ một tàu có lỗi. Trường hợp này tàu có lỗi vừa phải tự chịu thiệt hại trên tàu mình vừa chịu trách nhiệm đối với những thiệt hại trên tàu kia. Trường hợp này thường xảy ra khi một tàu đang di chuyển va phải một tàu đang neo đậu
Lỗi do cả hai tàu cùng gây nên:Tai nạn xảy ra và cả hai tàu cùng có lỗi. Trường hợp này mỗi bên phải chịu trách nhiệm về thiệt hại của tàu bên kia do lỗi của mình gây ra tùy theo mức độ lỗi nhiều hay ít.
Trên thực tế, khi xảy ra tai nạn đâm va không phải chủ tàu nào cũng có đủ khả năng tài chính để bồi thườn cho tàu bị đâm va, nhất là khi tàu nhỏ đâm vào tàu lớn khiến các chủ tàu nhỏ có thể rơi vào tình trạng phá sản. Vì vậy luật của nhiều quốc gia đưa ra mức giới hạn trách nhiệm bồi thường cho các chủ tầu. Nếu tai nạn đâm va xảy ra chỉ do lỗi bất cẩn trong hành thủy của thuyền trưởng, thủy thủ trên tàu mà không có lỗi thật sự của chủ tàu, người thuê tàu thì họ có quyền giới hạn trách nhiệm của mình. Giới hạn trách nhiệm của chủ tàu trong tai nạn đâm va là số tiền bồi thường cao nhất mà chủ tàu phải trả trong tai nạn đâm va đó. Giới hạn trách nhiệm của chủ tàu trong tai nạn đâm va được xác định theo độ lớn của tàu tính theo tấn dung tích đăng ký toàn phần (GT). Quyền giới hạn trách nhiệm của chủ tàu thông thường dựa trên Công ước Bruxelle 1957 được luật Anh xác nhận bằng luật Hàng hải thương thuyền 1958. Theo Công ước trên, giới hạn trách nhiệm của chủ tàu được tính trên mỗi GT như sau:
– 3.100 Fr vàng nếu chỉ có khiếu nại về tính mạng, thương tật và sức khỏe con người.
– 1.000 Fr vàng nếu chỉ có khiếu nại về mất mát hư hỏng tài sản.
– 3.100 Fr vàng nếu có cả khiếu nạivề người và về tài sản trong cùng một vụ việc. Trong đó 2.100 Fr dùng để bồi thường các khiếu nại về người, 1.000 Fr dùng để bồi thường các khiếu nại về tài sản. Nếu số tiền dùng để bồi thường khiếu nại về người không đủ thì phần còn thiếu được tính vào phần tiền dành để bồi thường khiếu nại về tài sản theo tỷ lệ thuận.
Hàm lượng vàng trong 1 Fr nói trên bằng 65,5 mg vàng 900/1000. Dựa trên nội dung vàng này có thể quy đổi sang đơn vị tiền tệ khác vào thời điểm xét xử. Chẳng hạn, tháng 5/1983 Chính phủ Anh quy định 1 Fr = 0,0472 Bảng Anh.
Khi chủ tàu giành quyền giới hạn trách nhiệm, cần lưu ý:
– Người giành quyền giới hạn trách nhiệm không được quyền đòi tàu kia về những tổn hại trên tàu mình, tổn thất này do DNBH hoặc do người được bảo hiểm tự gánh chịu, tùy từng trường hợp.
– Các tàu dưới 300 GRT được quy tròn là 300 GRT khi tính giới hạn.
+ Đâm va
+ Trách nhiệm của bảo hiểm thân tàu trong tai nạn đâm va:
Khi tai nạn đâm va xảy ra với con tàu mua bảo hiểm thân tàu, trách nhiệm của BHTT trong trường hợp này được xác định như sau:
-Trách nhiệm với thiệt hại tàu được bảo hiểm than tàu: Công ty bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm tổn thất vật chất của con tàu bao gồm thiệt hại về vỏ tàu, thiệt hại về máy móc thiết bị. Công ty bảo hiểm không chịu trách nhiệm về thiệt hại kinh doanh của tàu được bảo hiểm, thiệt hại về hang và thiệt hại về con người.
-Trách nhiệm đối với con tàu bị đâm va phải: Khi chủ tàu tham gia các điều kiện bảo hiểm FOD (điều kiện BH loại trừ tổn thất bộ phận – Free of damage absolutely) hay điều kiện FPA ( điều kiện BH loại trừ tổn thất riêng của tàu – Free from particular average absolutely) hay ITC ( điều kiện BH thời hạn thân tàu – Institute Time Clause) có bảo hiểm chi phí trách nhiệm đâm va, công ty bảo hiểm than tàu sẽ có trách nhiệm bồi thường phần TNDS do lỗi của tàu được bảo hiểm gây ra cho tàu khác. Trách nhiệm này bao gồm:
Tổn thất, thiệt hại vật chất của chiếc tàu bị đâm va
Tổn thất thiệt hại về tài sản, hang hóa trên tàu bị đâm va
Thiệt hại kinh doanh của tàu bị đâm va
Tổn thất chung và cá chi phí cứu hộ của tàu bị đâm va do tai nạn đâm và gây ra (nếu có) vì những chi phí này thực tế làm giảm bớt tổn thất cho tầu bị đâm va.
Những tai nạn đâm va không thuộc trách nhiệm bảo hiểm thân tàu:
i.Bất động sản, động sản,tài sản hay vật gì khác không phải than tàu trên tàu đc BH
ii.Hàng hóa hay vật phẩm được chuyên chở trên tàu được bảo hiểm
iii.Chết người, ốm đau, thương tật
vi. Chi phí di chuyển hay phá hủy xác tàu hay chướng ngại vật khác
vii. Chí phí thắp sáng hay đánh dấu báo hiệu tàu đắm.
Tuy nhiên, để tăng trách nhiệm của chủ tàu trong việc điều hành và thận trọng nhằm phòng tránh tai nạn, công ty bảo hiểm giới hạn trách nhiệm bồi thường ở mức ¾ trách nhiệm đâm va phát sinh và không vượt quá ¾ số tiền bảo hiểm.
Khi xảy ra tai nạn đâm va, chủ tàu được bảo hiểm than tàu bồi thường cho phần thiệt hại than tàu trước. Phần trách nhiệm đâm va các chủ tự bồi thường cho nhau, sau đó trên cơ sở này công ty bảo hiểm thân tàu mới bảo hiểm mới bồi thường cho các chủ tàu theo mức ¾ không vượt quá ¾ số tiền bảo hiểm. Việc giải quyết trách nhiệm bồi thường có 2 cách, đó là: giải quyết theo trách nhiệm chéo và giải quyết theo trách nhiệm đơn.
Giải quyết đâm va theo trách nhiệm chéo:
Điều kiện để giải quyết tai nạn đâm va theo trách nhiệm chéo là:
-Cả hai tàu cùng có lỗi và gây tổn thất cho nhau
-Cả hai tàu đều không dành được quyền giới hạn trách nhiệm
1.Giải quyết đâm va theo trách nhiệm chéo:
Bước 1:Xác định trách nhiệm dân sự phât sinh của các chủ tàu;
Bước 2: Xác định số tiền phải bồi thường của bảo hiểm than tàu cho các chủ tàu
Bước 3:Xác định số tiền bảo hiểm than tàu đòi lại các chủ tàu
Bước 4: Xác định số tiền bồi thường thực tế của bảo hiểm than tài cho các chủ tàu
Bước 5: Xác định thiệt hại các chủ tàu tự chịu
Ví dụ: Hai tàu A và B đâm va vào nhau cả hai đều mua bảo hiểm than tàu ngang giá trị theo điều kiện ITC ( institute time clause – Bảo hiểm thời hạn thân tàu). Theo giám định mỗi tàu có lỗi 50%. Thiệt hại các bên như sau:
Thiệt hại Thân tàu Kinh doanh Tổng
Tàu A 10.000 USD 4000USD 14.000USD
Tàu B 20.000USD 8000USD 28.000USD
Đo cả hai tàu đều không xin được quyền giới hạn trách nhiệm, tai nạn đâm va trên được giải quyết theo trách nhiệm chéo, Theo các bước như sau:
Bước 1:Xác định trách nhiệm dân sự phát sinh của các chủ tàu;
Chủ tàu A đối với tàu B : 28.000 x 50% =14000 USD
Chủ tàu B đối với tau A : 14000 x 50% = 7000 USD
Bước 2:Xđ số tiền phải bồi thường của BHTT cho các chủ tàu theo HĐBHTT
Bảo hiểm bồi thương chủ A: 10.000 +3/4.14000 = 20.500USD
Bảo hiểm bồi thường cho chủ B: 20000 + ¾ 7000 = 25.250USD
( giả sử 3/4TNDS của 2 tàu không quá ¾ số tiền bảo hiểm)
Bước 3:Xác định số tiền bảo hiểm than tàu đòi lại các chủ tàu
Bảo hiểm đòi lại chủ tàu A phần bồi thường trách nhiệm than tàu từ chủ tàu B
7000 . (10.000/14.000)= 5000 USD
Bảo hiểm đòi lại chủ tàu B phần bồi thường trách nhiệm than tàu từ chủ tàu A
14000. (20.000/28.000) = 10.000USD
Bước 4: Xác định số tiền STBTthực tế của bảo hiểm than tài cho các chủ tàu
Bảo hiểm bồi thường thực tế cho chủ tàu A:
20.500 – 5000 =15.500USD
Bảo hiểm bồi thường thực tế cho chủ tàu B:
25.250 -10.000 = 15.250 USD
Bước 5: Xác định thiệt hại các chủ tàu tự chịu
Chủ tàu A:
-Thiệt hại kinh doanh: 4.000 – 2.000 = 2000
-Thiệt hại trách nhiệm dân sự: 1/4.14000 =3500
Tổng = 5.500 USD
Chủ tàu B:
-Thiệt hại kinh doanh: 8.000 – 4.000 = 4000
-Thiệt hại trách nhiệm dân sự: 1/4. 7000 =1750
Tổng = 5.750 USD
Giải quyết đâm va theo trách nhiệm đơn
Điều kiện để giải quyết đâm va theo trách nhiệm đơn:
-Hai tàu cùng có lỗi và gây tổn thất cho nhau
-Ít nhất một trong hai chủ tàu giành được quyền giới hạn trách nhiệm để được bồi thường ít hơn.
Theo cách giải quyết này, bên chủ tàu nào phải bồi thường trách nhiệm đâm va lớn hơn theo mức độ lỗi và thiệt hại gây ra sẽ phải thường cho chủ tàu kia, trên cở thiệt hại về tài sản mà không bao gồm phần tiệt hại con người. Số tiền bồi thường là chênh lệch trách nhiệm đâm va giữa hai chủ tàu.
Với ví dụ đã nêu trên, nếu trong trường hợp này tai nạn đâm va được giải quyết theo trách nhiệm đơn thì kêt quả các bước được tính toán như sau:
Bước 1:Xác định trách nhiệm dân sự phát sinh của các chủ tàu;
Do tai nạn đâm va được giải quyết theo trách nhiệm đơn nên chỉ phát sinh TNDS của chủ tàu A đối với chủ tàu B như sau:
28.000 x 50% – 14.000×50% =7000 USD.
Giả sử trách nhiệm đơn này phát sinh của chủ tàu A thấp hơn mức giới hạn trách mà chủ tau B nhận được
Bước 2: Xác định STBT của bảo BHTT cho các chủ tàu theo HĐBHTT
Bảo hiểm bồi thương chủ A: 10.000 +3/4.7000 = 15250USD
Bảo hiểm bồi thường cho chủ B: 20000USD
( giả sử ¾ TNDS đơn của tàu A không quá ¾ số tiền bảo hiểm)
Bước 3:Xác định số tiền bảo hiểm than tàu đòi lại các chủ tàu
Bảo hiểm đòi lại chủ tàu phần bồi thường trách nhiệm than tàu từ chủ tàu A
7000 . (20.000/28.000)= 5000 USD
Bước 4: Xác định STBT thực tế của bảo hiểm than tài cho các chủ tàu
Bảo hiểm bồi thường thực tế cho chủ tàu A: 15.250USD
Bảo hiểm bồi thường thực tế cho chủ tàu B:
20.000 -5.000 = 15.000 USD
Bước 5: Xác định thiệt hại các chủ tàu tự chịu
Chủ tàu A:
-Thiệt hại kinh doanh: 4.000 USD
-Thiệt hại trách nhiệm dân sự: 1/4.7000 =1750
Tổng = 5.750 USD
Chủ tàu B:
-Thiệt hại kinh doanh: 8.000 – 2.000 = 6000
-Thiệt hại trách nhiệm dân sự: 0
Tổng = 6000 USD


Tải xuống tài liệu học tập PDF miễn phí

File Tải Bị Lỗi, Vui Lòng Quay Lại Sau


LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here