Quản Trị Chiến Lược

0
13574
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Câu 16: So sánh chiến lược đa dạng hóa đồng tâm và đa dạng hóa chiều ngang. Chiến lươc đa dạng hóa nào được sử dụng phổ biến tại công ty nước giải khát việt Nam?

  Chiến lược đa dạng hóa đồng tâm Chiến lược đa dạng hóa chiều ngang
Giống nhau -Cùng thuộc nhóm chiến lược đa dạng hóa, là việc kinh doanh nhiều chủng loại sản phẩm trên các thị trường khác nhau để tăng doanh thu, lợi nhuận và tăng trưởng hoạt động sản xuất kinh doanh đảm bảo an toàn trong sản xuất và tăng vị thế doanh nghiệp

-Ngành kinh doanh: hiện tại

Khác nhau Sản phầm: Mới có liên quan đến sản phẩm cũ

Thị trường: Mới

Công nghệ: Hiện tại hoặc mới

Trường hợp áp dụng:

-Khi doanh nghiệp cạnh tranh trong ngành có tốc độ phát triển chậm hoặc không phát triển

-Khi sản phẩm hiện có của doanh nghiệp đang ở giai đoạn suy thoái

Quảng Cáo

-Khi đưa thêm những sản phẩm mới sẽ làm tăng doanh số của những sản phẩm hiện tại

-Khi sản phẩm mới có liên hệ với sản phẩm hiện có sẽ tạo điều kiện để doanh nghiệp đinh được giá bán cạnh tranh

-Khi những sản phẩm kinh doanh có tính thời vụ

-Khi doanh nghiệp có đội ngũ quản lý giỏi

Sản phẩm: Mới không liên quan đến sản phẩm cũ

Thị trường: Hiện tại

Công nghệ: Mới

Trường hợp áp dụng:

-Doanh thu của sản phẩm có tăng lên khi đưa thêm vào những sản phẩm mới

-Khi doanh nghiệp hoạt động trong một ngành có tính cạnh tranh cao hoặc một ngành không tăng trưởng

-Kênh phân phối hiện tại có thể đưa những sản phẩm mới đến những khách hàng hiện có

-Sản phẩm mới không tranh giành với sản phẩm hiện hữu

Chiến lươc đa dạng hóa đồng tâm được sử dụng phổ biến với công ty nước giải khát.

Câu 17: So sánh chiến lược kết hợp về phía sau và kết hợp chiều ngang

  Chiến lược kết hợp về phía sau Chiến lược kết hợp chiều ngang
Giống nhau Cùng thuộc nhóm chiến lược hội nhập, là chiến lược doanh nghiệp liên kết với các nhà cung cấp yếu tố đầu vào hoặc các nhà phân phối, khi có đủ điều kiện thì hội nhập bằng cách mua lại hoặc sáp nhập thành một doanh nghiệp thành viên để chủ động sản xuất kinh doanh từ khâu đầu vào đến khâu tiêu thụ
Khác nhau Là chiến lược tìm kiếm sự tăng trưởng bằng cách nắm quyền sở hữu hoặc tăng cường kiểm soát đối với nguồn cung ứng đầu vào.

Trường hợp áp dụng:

-Khi chi phí cho các nhà cung cấp hiện tại cao

-Hệ thống thông cấp không tin tưởng được, không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp

-Khi có quá ít nhà cung cấp mà nhiều đối thủ cạnh tranh

-Ngành hoạt động đang phát triển mạnh

-Khi doanh nghiệp có nguồn lực cần thiết để tự cung ứng cho mình

Khi lợi nhuận của các nhà cung cấp hiện tại cao

Là chiến lược tìm kiếm quyền sở hữu hoặc quyền kiểm soát đối với các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp, từ đó tăng hiệu quả về phạm vi và làm tăng trao đổi các nguồn lực.

Trường hợp áp dụng:

-Hoạt động doanh nghiệp mang tính chất độc quyền

-Ngành hoạt động đang phát triển

-Tăng lợi thế cạnh tranh do tăng quy mô sản xuất lớn

-Có đủ nguồn lực để quản lý thành công một tổ chức được mở rộng

-Đối thủ cạnh tranh đang thiếu quản lý giỏi, thiếu những nguồn lực chủ chốt mà doanh nghiệp lại có sẵn

Câu 18: So sánh chiến lược tối thiểu hóa chi phí và chiến lược tạo sự khác biệt

  Chiến lược tối thiểu hóa chi phí Chiến lược tạo sự khác biệt
Giống nhau Cùng thuộc nhóm các chiến lược cạnh tranh cơ bản, là sự kết hợp các quyết định khác nhau về các yếu tố nền tảng – sản phẩm, thị trường và năng lực phân biệt, tất cả các doanh nghiệp mọi ngành đều có thể sử dụng.
Khác nhau Là chiến lược tạo lợi thế cạnh tranh bằng cách sản xuất ra sản phẩm, dịch vụ có chất lượng không kém hơn chất lượng của đối thủ cạnh tranh với giá thấp hơn nhằm thu hút những khách hàng nhạy cảm về giá và chiếm được thị phần lớn

Nội dung thực hiện:

-Doanh nghiệp lựa chọn sự khác biệt hóa sản phẩm ở mức thấp

-Doanh nghiệp không chú ý đến phân đoạn thị trường và thường cung cấp sản phẩm cho các khách hàng trung bình

-Mục tiêu của doanh nghiệp là phát triển những năng lực cho phép tăng hiệu quả và giảm chi phí so bới các đối thủ cạnh tranh. Doanh nghiệp sẽ tập trung vào các hoạt động quản lý sản xuất và nguyên liệu

Là chiến lược tạo lợi thế cạnh tranh bằng cách tạo ra sản phẩm được xem là độc đáo và duy nhất đối với khách hàng, thỏa mãn nhu cầu khách hàng bằng cách thức mà các đối thủ cạnh tranh không thể để vươn lên vị trí dẫn đầu ngành

Nội dung thực hiện:

-Các doanh nghiệp luôn tìm cách đa dạng, khác biệt hóa sản phẩm cao để đạt được lợi thế cạnh tranh

-Doanh nghiệp thường phân chia thị trường thành những đoạn thị trường khác nhau. Sau đó thiết kế các sản phẩm phù hợp với từng phân khúc thị trường hoặc sẽ chọn ra những phân khúc mà doanh nghiệp có lợi thế đặc biệt

-Về mặt tiếp thị thường đi đôi với chiến lược tiếp thị đặc biệt

-Về năng lực phân biệt, doanh nghiệp thường tập trung vào các bộ phận có khả năng tạo thuận lợi cho sự khác biệt của mình như bộ phận R&D, tiếp thị và bán hàng để tạo ưu thế cạnh tranh

Câu 19: So sánh chiến lược đa dạng hóa hỗn hợp và đa dạng hóa chiều ngang? CL đa dạng hóa nào được sử dụng phổ biến tại công ty hóa mỹ phẩm?

  Chiến lược đa dạng hóa hỗn hợp Chiến lược đa dạng hóa chiều ngang
Giống nhau -Cùng thuộc nhóm chiến lược đa dạng hóa, là việc kinh doanh nhiều chủng loại sản phẩm trên các thị trường khác nhau để tăng doanh thu, lợi nhuận và tăng trưởng hoạt động sản xuất kinh doanh đảm bảo an toàn trong sản xuất và tăng vị thế doanh nghiệp.

-sản phẩm mới không liên quan

– công nghệ mới.

Khác nhau Thị trường: Mới

Ngành: Mới

Cấp độ ngành: Hiện tại hoặc mới

Trường hợp áp dụng:

-Ngành kinh doanh đang trong giai đoạn sút giảm về doanh số và lợi nhuận

-Sản phẩm của doanh nghiệp bão hòa trên thị trường

-Doanh nghiệp có vốn và khả năng quản lý cạnh tranh thành công trong ngành mới

-Doanh nghiệp có cơ hội mua một số cơ sở kinh doanh không liên hệ với ngành nhưng có tiềm năng sinh lời

Thị trường: Hiện tại

Ngành: Hiện tại hoặc mới

Cấp độ ngành: Mới

Trường hợp áp dụng:

-Doanh thu của sản phẩm có tăng lên khi đưa thêm vào những sản phẩm mới

-Khi doanh nghiệp hoạt động trong một ngành có tính cạnh tranh cao hoặc một ngành không tăng trưởng

-Kênh phân phối hiện tại có thể đưa những sản phẩm mới đến những khách hàng hiện có

Sản phẩm mới không tranh giành với sản phẩm hiện hữu

Chiến lược đa dạng hóa chiều ngang được sử dụng tại các công ty hóa mỹ phẩm. Vì thị trường ở hiện tại, doanh nghiệp đã tốn kém quá nhiều chi phí để thâm nhập vào thị trường mới. Tránh không hiệu quả thua lỗ.

Câu 20: So sánh chiến lược sáp nhập, mua lại, liên doanh

  Chiến lược sáp nhập Chiến lược mua lại Chiến lược liên doanh
Giống nhau Cùng thuộc nhóm chiến lược hướng ngoại.
Khác nhau Là khi hai hay nhiều doanh nghiệp kết hợp với nhau để tạo thành doanh nghiệp mới duy nhất

Trường hợp áp dụng:

-Thị trường cạnh tranh gay gắt

-Ngành có sự tích lũy vốn kỹ thuật cao

-Để tăng cường các nguồn lực

-Nhằm tăng hiệu quả

Là việc một doanh nghiệp mua lại một doanh nghiệp khác với ý định làm cho doanh nghiệp bị mua trở thành một doanh nghiệp phụ thuộc

Trường hợp áp dụng:

-Chu kỳ sống của ngành đang trong giai đoạn bão hòa hoặc phát triển, lúc này nhu cầu đã ổn định, ít thay đổi

-Rào cản ngăn chặn xâm nhập ngành cao, gây trở ngại cho doanh nghiệp đang có ý định kinh doanh lĩnh vực đó

-Khi ngành mới không có điểm chung đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, để giảm thiểu chi phí và rủi ro thì nên mui lại doanh nghiệp đã có thị phần và kinh nghiệm

-Doanh nghiệp tranh thủ thời gian để đáp ứng nhu cầu hiện có của thị trường

Là việc hai hay nhiều doanh nghiệp hợp tác thành lập nên doanh nghiệp mới nhằm khai thác các cơ hội thị trường

Trường hợp áp dụng:

-Năng lực đặc biệt của hai hay nhiều doanh nghiệp bổ sung cho nhau, đạt hiệu quả cao hơn

-Dự án có lợi nhuận tiềm năng, nhưng có nhiều rủi ro, đòi hỏi phải tập trung nguồn lực lớn

-Doanh nghiệp trong nước liên doanh với doanh nghiệp nước ngoài để được quản lý theo thông lệ quốc tế, tránh những quy định của địa phương

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here