Quản Trị Chiến Lược

0
13639
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Câu 6: Trình bày nội dung các chiến lược kinh doanh được áp dụng trong giai đoạn giới thiệu chu kỳ sống sản phẩm?

  • Chiến lược “gặt hái nhanh”: Có hiệu quả khi phần lớn khách hàng đều đã biết đến sản phẩm, có sự quan tâm tiềm ẩn cao đối với sản phẩm và doanh nghiệp muốn tạo ra sở thích của khách hàng đối với sản phẩm của doanh nghiệp
  • Chiến lược “gặt hái chậm”: Thường thích hợp khi quy mô của doanh nghiệp lớn. Sản phẩm của doanh nghiệp có công dụng đặc biệt, khách hàng không nhạy cảm về giá
  • Chiến lược “thâm nhập nhanh”: Áp dụng khi khách hàng chưa biết đến sản phẩm của doanh nghiệp, nhưng lại nhạy bén về giá, có thể tiết kiệm được do sản xuất với quy mô lớn
  • Chiến lược “thâm nhập chậm”: Áp dụng khi khách hàng nhạy cảm về giá nhưng không nhạy cảm về khuyến mãi. Đồng thời thị trường phải lớn và sản phẩm được biết đến ở mức độ cao

Câu 7: Trình bày nội dung các chiến lược kinh doanh được áp dụng trong giai đoạn phát triển chu kỳ sống sản phẩm?

Mục tiêu chiến lược của giai đoạn này là làm cách nào để đảm bảo nguồn nhân lực để tăng trưởng cùng thị trường. Giai đoạn này thường tập trung vào các hoạt động marketing như:

  • Cải tiến chất lượng, phát triển mẫu mã mới
  • Tập trung vào đúng thời điểm giảm giá để khai thác tầng lớp khách hàng tiếp theo
  • Tìm kiếm kênh tiêu thụ
  • Chuyển trọng tâm chủ đề quảng cáo từ việc cho khách hàng biết đến sản phẩm sang việc tạo ra sự chấp nhận và dùng thử sản phẩm

Câu 8: Trình bày nội dung các chiến lược kinh doanh được áp dụng trong giai đoạn bão hòa của chu kỳ sống sản phẩm?

Giai đoạn này thường kéo dài nhất trong chi kì của sản phẩm. Lúc này doanh nghiệp cần tìm ra các chiến lược phù hợp với các cơ hội trên thị trường chứ không chỉ là bảo vệ thị phần hiện có

Có 3 phương án để sử dụng

  • Tìm kiếm những phân đoạn thị trường chưa được khai thác
  • Cải tiến chất lượng, mẫu mã và tạo ra các tính năng mới cho sản phẩm
  • Cải tiến hiệu quả sản xuất, tiêu thụ và các công đoạn marketing khác

Câu 9: Các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam nên tiến hành xây dựng chiến lược kinh doanh hay quản trị chiến lược? Vì sao?

-Khi doanh nghiệp vừa và nhỏ mới tham gia vào thị trường thì doanh nghiệp nên xây dựng CLKD vì quá trình QTCL cần được thực hiện trong một khoảng thời gian dài rất tốn kém chi phí nguồn lưc, điều này là khó đối với công ty có tài chính hạn chế mới tham gia vào thì trường.

-khi các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã có uy tín trên thị trường thì tiến hành QTCL mcụ đích là giúp cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Yêu cầu đối với quản trị chiến lược:

+ quá trình quản trị chiến lược phải nhằm tạo ra, duy trì và phát triển lời thế cạnh tranh của doanh nghiệp.

Quảng Cáo

+QTCL phải đảm bảo sự an toàn cho doanh nghiệp.

+QTCL phải xác định phạm vi kinh doanh, mục tiêu và những điều kiên cơ bản để thực hiện mục tiêu.

+QTCL phải đoán được môi trường kinh doanh trong tương lai và có chiến lược dự phòng.

+QTCL phải kết hợp được sự chiến muồi và thời cơ.

 

Câu 10: Phân biệt tầm nhìn và sứ mệnh kinh doanh? Trình bày nội dung của bản sứ mệnh kinh doanh theo David Fred?

Phân biệt tầm nhìn và sứ mệnh kinh doanh:

Tầm nhìn Sứ mệnh kinh doanh
+     Là những định hướng lâu dài mà các nhà quản trị vạch ra về tương lai của doanh nghiệp dựa trên những dự báo về sự biến động của môi trường kinh doanh

+     Diễn tả mục đích, mong muốn cao nhất và khái quát nhất của doanh nghiệp. Nó bày tỏ khát vọng về những gì muốn vươn tới

+     Để trả lời câu hỏi: Doanh nghiệp muốn trở thành cái gì? Nó thường được lập đầu tiên; nó thể hiện bằng một câu ngắn gọn; Nó thể hiện ý muốn của ban lãnh đạo

 

+     Là tập hợp những định hướng về những công việc, những mong muốn và những phương pháp mà các thành viên trong doanh nghiệp cần thực hiện với những nỗ lực tối đa nhằm có được những lợi ích khác nhau

+     Được hình thành trên cơ sở những khả năng tiềm tàng trong nội bộ kết hợp với cơ hội mà doanh nghiệp có khả năng nắm bắt những rủi ro cần ngăn chặn trong môi trường bên ngoài

+     Được coi là bản tuyên ngôn của doanh nghiệp

 

 

Nội dung của bản sứ mệnh kinh doanh theo David Fred:

Một bản tuyên bố sứ mệnh thường bao gồm 1 trong 9 nội dung sau và nằm trong 3 nhóm:

  • Nhóm sứ mệnh đề cập đến ngành kinh doanh:
  • Khách hàng: Ai là người tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp?
  • Sản phẩm/dịch vụ: Của doanh nghiệp là gì?
  • Thị trường: Của doanh nghiệp ở đâu?
  • Công nghệ: Doanh nghiệp sử dụng công nghệ gì và công nghệ có là mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp không?
  • Nhóm sứ mệnh đề cập đến mục tiêu kinh doanh
  • Quan tâm tới vấn đề sống còn, phát triển và khả năng sinh lời: Doanh nghiệp có quá ràng buộc với những mục tiêu kinh tế hay không?
  • Nhóm sứ mệnh đề cập đến tư tưởng chủ đạo
  • Triết lý kinh doanh: Đâu là niềm tin cơ bản, giá trị, nguyện vọng và các ưu tiên triết lý của doanh nghiệp?
  • Tự đánh giá: Năng lực đặc biệt hay ưu thế cạnh tranh của doanh nghiệp là gì?
  • Quan tâm tới hình ảnh cộng đồng: Đây có phải là mối quan tâm chủ yếu của doanh nghiệp không?
  • Quan tâm đối với nhân viên: Thái độ của doanh nghiệp đối với nhân viên như thế nào?

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here