Quản Lý Đội Tàu

0
5918
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Đề Cương Quản Lý Đội Tàu

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected] 

Tổng hợp các đề cương hiện có của Đại Học Hàng Hải: Đề Cương VIMARU 

Tải ngay đề cương bản PDF tại đây: Đề Cương Quản Lý Đội Tàu

Đề cương liên quanĐề Cương Quản Trị Dự Án Đầu Tư


Câu 16: Trình bày nội dung hệ thống quản lý an toàn của công ty chủ tàu

– Theo các yêu cầu của chương 9 Solas 1978 và bộ luật ISM code, chủ tàu phải chuẩn bị tối thiểu các số tay qui trình quản lý an toàn gồm

Quảng Cáo

+ Sổ tay an toàn và chất lượng (AQM)

+ Sổ tay qui trình hoạt động của công ty (HOPM)

+ Sổ tay qui trình hoạt động của tàu (SOPM)

+ Sổ tay kế hoạch ứng phó sự cố của tàu (ECP)

+ Sổ tay kế hoạch ứng cứu sự cố của cơ quan (ERP)

– Chủ tàu phải thiết lập hệ thống quản lý an toàn, duy trì và thực hiện nghiêm chỉnh các qui trình, hướng dẫn của hệ thống này để đảm bảo khai thác tàu an toàn, phòng chống ô nhiễm môi trường. Định rõ trách nhiệm quyền hạn của chủ tàu, thuyền trưởng trong việc đảm bảo an toàn khai thác tàu, đảm bảo thông tin liên lạc giữa tàu và chủ tàu, đảm bảo khả năng hỗ trợ tàu kịp thời và đặc biệt là các tình huống khẩn cấp

Để duy trì có hiệu quả hệ thống quản lý an toàn, chủ tàu phải bố trí những thuyền viên có năng lực và kinh nghiệm định kì 1 năm 2 lần tiến hành kiểm tra tàu nhằm phát hiện các khiểm khuyết, tìm ra sự không phù hợp để có biện pháp khắc phục hoặc hướng dẫn khắc phục theo đúng qui trình của hệ thống QLAT. Đồng thời qua các lần kiểm tra thực tế dưới tàu, các nhân viên phòng an toàn của chủ tàu sẽ phát hiện được những bất cập trong việc thực thi hệ thống QLAT, an ninh tại tàu để từ đó rà soát lại và có những bổ sung sửa đổi hệ thống sao cho phù hợp với tình hình thực tế của chủ tàu và thực tiễn khai thác tàu

Câu 17: Nội dung quản lý thuyền viên

-Cung cấp thuyền viên đảm bảo chất lượng cho tàu theo yêu cầu của chủ tàu phù hợp với yêu cầu của Công ước về đào tạo và cấp chứng chỉ trực ca( Provision of suitably qualified crew for the vessel as required by the owners in accordance with STCW 95 requirements)

-Tuyển dụng và bố trí thuyền viên, bao gồm việc ký hợp đồng, quản lý và mua bảo hiểm cho thuyền viên(Selecting and engaging the crew – including payroll arrangements. Pension administration and insurances for the crew)

Điều 57. Hợp đồng thuê thuyền viên

  1. Hợp đồng thuê thuyền viên là hợp đồng lao động được giao kết bằng văn bản giữa chủ tàu hoặc người sử dụng thuyền viên với thuyền viên để làm việc trên tàu biển.
  2. Hợp đồng thuê thuyền viên có các nội dung chính sau đây:
  3. a) Tên và địa chỉ của người thuê thuyền viên;
  4. b) Tên hoặc danh sách thuyền viên được thuê;
  5. c) Điều kiện làm việc trên tàu biển;
  6. d) Thời hạn thuê thuyền viên;

đ) Tiền lương, tiền thưởng, tiền ăn và các khoản chi phí khác;

  1. e) Chế độ bảo hiểm;
  2. g) Các chế độ khác của thuyền viên;
  3. h) Trách nhiệm của người thuê thuyền viên và thuyền viên.

Câu 18: Nguyên tắc xác định số lượng cụ thể thuyền viên trên tàu và quy định về trực ca

– Nguyên tắc xác định số lượng cụ thể thuyền viên trên tàu:

Căn cứ vào đặc tính kĩ thuật, mức độ tự động hóa và vùng hoạt động của tàu, Cơ quan đăng ký tàu biển quyết định định biên an toàn tối thiểu của tàu phù hợp với thực tế sử dụng, khai thác tàu.

Đối với tàu khách, căn cứ vào đặc tính kĩ thuật, số lượng hành khách, vùng hoạt động của tàu, cơ quan đăng ký tàu biển quy định định biên an toàn tối thiểu nhưng phải bố trí thêm ít nhất 1 thuyền viên phụ trách hành khách so với định biên theo bảng tên.

Việc bố trí thuyền viên đảm nhiệm chức danh trên tàu biển VN phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

Phải có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, giấy chứng nhận huấn luyện phù hợp với chức danh mà thuyền viên đó đảm nhận;

Thuyền viên được bố trí làm việc trên tàu dầu, tàu chở hóa chất, tàu chở khí hóa lỏng, tàu khách, tàu khách Ro-Ro thì ngoài giấy chứng nhận khả năng chuyên môn và các giấy cứng nhận huấn luyện cần phải có khi làm việc trên tàu biển thông thường, còn phải có giấy chứng nhận huấn luyện tương ứng với từng chức danh trên loại tàu đó.

– Quy định trực ca:

Thuyền trưởng là người chịu trách nhiệm tổ chức việc trực ca 24h trong ngày. Đại phó thuyền phó hành khách và máy trưởng có trách nhiệm giúp thuyền trưởng kiểm tra việc tổ chức thực hiện việc trực ca trên tàu. Trực ca là nhiệm vụ của thuyền viên. Ca trực của mỗi thuyền viên được chia thành ca biển và ca bờ:

+ thời gian trực ca biển là 4h và mỗi giờ trực 2 ca cách nhau 8h, trường hợp co thay đổi múi giờ thì thời gian trực ca biển do thuyền trưởng quyết định;

+ thời gian trực ca bờ do thuyền trưởng quy định, căn cứ vào điều kiện cụ thể khi tàu neo đậu.

Câu 19: Các quy định chung về thuyền viên trong bộ luật hàng hải VN

Câu 20: Quản lý kỹ thuật đội tàu vận tải biển

Quản lý kĩ thuật là nhiệm vụ quan trọng nhất đối với chủ tàu. Nhiệm vụ chủ yếu của quản lý kĩ thuật là lập kế hoạch và thực hiện công tác duy tu bảo dưỡng tàu, duy trì các giấy tờ pháp lý của tàu có hiệu lực nhằm làm cho tàu luôn đảm bảo khả năng đi biển và thỏa mãn các yêu cầu hợp pháp của các cơ quan kiểm tra hành chính cảng biển.

Nhìn chung tình hình quản lý kĩ thuật (cho dù chủ tàu tự quản lý hay thuê ngoài quản lý) không có thay đổi trong thời gian qua. Tuy nhiên, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý đã đc mở rộng. chính các nghĩa vụ này đã làm cho các chủ tàu muốn thuê ngoài hoạt động này. Khi các chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền khác trở nên khắt khe hơn trong việc xác định “lỗi” thì các chủ tàu càng lo sợ về khả năng phạm lỗi. Để giảm bớt rủi ro cho chủ tàu do lỗi kỹ thuật, các chủ tàu thường tìm đến các nhà quản lý tàu để thuê ngoài dịch vụ quản lý tàu bằng các hợp đồng quản lý tàu, việc thuê ngoài quản lý kĩ thuật tàu vừa đảm bảo chất lượng tàu vừa hạn chế các rủi ro bắt giữ tàu cho các chủ tàu.

Những điểm nổi bật trong số các nhiệm vụ của người quản lý tàu là tổ chức và quản lý thuyền viên (tuyển dụng, đào tạo, chi phí, vấn đề sức khỏe…), xây dựng, kiểm soát và giám sát cơ chế R&M (lập kế hoạch cho giám định định kỳ, kiểm soát giám định liên tục, xây dựng chế độ kiểm soát trên tàu và chương trình bảo dưỡng thường xuyên), quản lý tồn kho và cơ chế mua sắm, đảm bảo liên lạc tốt giữa tàu với các bộ phận liên quan của công ty.

Tóm lại, theo góc độ người quản lý tàu phải bao quát bất kỳ mục nào có ảnh hưởng đến hoạt động của tàu để đảm bảo rằng tàu an toàn, phù hợp với tiêu chuẩn yêu cầu.

Câu 21: Kế hoạch bảo quản bảo dưỡng tàu và kiểm tra của đăng kiểm phân cấp tàu

  1. a) kế hoạch bảo quản bảo dưỡng tàu: kế hoạch bảo quản bảo dưỡng và sửa chữa tàu có ý nghĩa quan trọng đến việc duy trì tàu luôn đảm bảo tình trạng kỹ thuật tốt, hạn chế và loại trừ được các rủi ro ngẫu nhiên và đương nhiên (rủi ro chắc chắn sẽ xẩy ra do không thực hiện các biện pháp bảo quản), thỏa mãn các yêu cầu của đăng kiểm và yêu cầu kiểm tra của các bên liên quan khác.

Công tác lập kế hoạch BQBD tàu gồm kế hoạch năm, kế hoạch quý và kế hoạch chi tiết căn cứ vào các loại hình kiểm tra tàu trong quá trình khai thác tàu.

Cơ sở xây dựng các kế hoạch BQBD tàu:

– Xác định các thiết bị quan trọng mà sự hỏng hóc của chúng có thể gây nên tình trạng nguy hiểm cho tàu.

– Các yêu cầu của quy phạm, quy định, chỉ dẫn trong nước và quốc tế.

– Chu kỳ BQBD theo hướng dẫn của nhà chế tạo kết hợp hài hòa với các chu kỳ kiểm tra đăng kiểm và tình trạng thực tế của tàu, thiết bị.

– Các yêu cầu về khai thác tàu, yêu cầu của khách hàng.

– Các báo cáo khiếm khuyết, sự ko phù hợp, yêu cầu sửa chữa khẩn cấp, trên đà, những lưu ý, yêu cầu trong hồ sơ đăng kiểm, sửa chữa lần trc.

– Phân tích và đánh giá tình trạng kỹ thuật của tàu, trang t bị thông qua các báo cáo và kinh nghiệm của những người công tác ở dưới tàu và trên bờ.

– Sự lưu trữ và cập nhật các số liệu BQBD của các thiết bị.

– Sự cung ứng phụ tùng, vật tư để thực hiện kế hoạch BQBD, sửa chữa.

– Sự phù hợp với thực tế dưới tàu và trên bờ của hệ thống BQBD.

  1. b) kiểm tra của đăng kiểm phân cấp tàu:

+) kiểm tra hàng năm:

– Kiểm tra phân cấp hàng năm và xác nhận các giấy chứng nhận.

– Kiểm tra hàng năm bắt buộc: an toàn kết cấu.

– Kiểm tra hàng năm bắt buộc: thiết bị an toàn.

+) kiểm tra trung gian:

– Kiểm tra phân cấp trung gian, lên đà trung gian.

– Kiểm tra trung gian thiết bị phòng chống ô nhiễm dầu.

– Kiểm tra trung gian giấy chứng nhận quản lý an toàn SMC.

+) kiểm tra đặc biệt: kiểm tra phân cấp đặc biệt chu kỳ 5 năm, lên đà, hệ trục chân vịt, thay mới các giấy chứng nhận.

+) kiểm tra thiết bị làm hàng

+) kiểm tra nồi hơi

+) kiểm tra liên tục máy

+) kiểm tra bất thường

– Hư hỏng bất thường

– Làm rõ các khuyến nghị đáng lưu ý khác


Tải xuống tài liệu học tập PDF miễn phí

Tải Xuống Tại Đây  


LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here