Quản Lý Đội Tàu

0
5922
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Đề Cương Quản Lý Đội Tàu

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected] 

Tổng hợp các đề cương hiện có của Đại Học Hàng Hải: Đề Cương VIMARU 

Tải ngay đề cương bản PDF tại đây: Đề Cương Quản Lý Đội Tàu

Đề cương liên quanĐề Cương Quản Trị Dự Án Đầu Tư


Câu 11 : Chiến lược đầu tư của chủ tàu?

* Chiến lược đầu tư của tàu

Quảng Cáo

Chiến lược đầu tư có ảnh hưởng mạnh đối với kết quả tài chính của chủ tàu. Đây là lý do tại sao tài chính của một con tàu lại có vị trí đặc biệt trong việc nghiên cứu của KTVTB.

Các quyết định của chủ tàu về lựa chọn cỡ tàu, tuổi tàu, loại tàu và chiến lược tài chính về đầu tư có ảnh hưởng đến doanh thu và chi phí :

– Nếu tàu càng mới thì các chi phí thuyền viên, chi phí nhiên liệu, sửa chữa, thay thế cũng giảm theo tuổi tàu.

– Nếu vốn đầu tư được bỏ răng bằng vốn tự có hoặc huy động từ các nguồn có lãi suất thấp, thời hạn trả dài hoặc huy động từ công chúng thì chủ tàu có lợi thế về chi phí

– Mỗi chủ tàu có một sự lựa chọn chiến lược riêng cho phù hợp với tình hình thị trường, chính sách vận tải, nguồn lực và khả năng tài chính của mình.

Câu 12: Xu hướng phát triển đội tàu vận tải biển thế giới

  1. Tăng trọng tải tàu: khi trọng tải tàu tăng –> Q tăng. Trọng tải tăng là do kết quả khối lượng hàng hoá vận chuyển tăng, khoảng cách tăng, Mxd tăng. Đây là xu hướng nổi bật của đội tàu buôn thế giới. Khả năng tăng trọng tải rất lớn nhưng sự tăng này phụ thuộc chủ yếu vào giới hạn độ sâu của kênh, luồng chạy tàu, khối lượng vận chuyển, Mxd . Khi trọng tải tăng –>khả năng vận chuyển tăng –> giá thành giảm.

* Điều kiện

– Khối lượng hàng hóa vận chuyển lớn, lượng hàng nhiều, nguồn hàng phải ổn định

– Độ sâu luồng lạch, độ sâu trước bến phải phù hợp kĩ thuật

– Mức giải phóng tàu cao

– Phụ thuộc vào tập quán làm hàng của từng cảng

* Kết quả

– Tăng khả năng chuyên chở của tàu

– Giá thành vận chuyển giảm, doanh nghiệp đạt lợi thế cạnh tranh về giá

– Tăng khả năng lưu thông của hàng hóa, góp phần ổn định

  1. Tăng tốc độ tàu: Khi v tăng –>khả năng vận chuyển tăng, giảm thời gian giao hàng nhưng mức tăng v rất chậm. Muốn tăng v bằng cách thay đổi động cơ, thay đổi hình dáng thân tàu phần ngâm nước nhưng v tăng thì R có thể tăng hoặc giảm vì Ne = D2/3.v3/cp vì khi v tăng –> tc giảm –> Q tăng, t ứ đọng vốn giảm nhưng khi tăng v ta phải xem xét Net ăng thì R nhiên liệu và Q và R cái nào tăng nhanh hơn.

* Điều kiện

– Có nhu cầu vận chuyển nhanh (chủ hàng chấp nhận giá cước cao)

– Có sự tiến bộ về công nghệ trong lĩnh vực đóng tàu

– Thay đổi công nghệ máy dựa trên những cải tiến kĩ thuật

– Thay đổi loại nhiên liệu chạy máy tàu

– Mức giải phóng tàu ở cảng nhanh

– Giá cả, nhiên liệu phải phù hợp

* Kết quả

– Giảm ứ đọng về vốn cho chủ hàng

– Tăng khả năng cạnh tranh giữa VTB với các dạng vận tải khác

  1. Chuyên môn hoá đội tàu vận tải: là xu hướng nổi bật nhất trong việc phát triển đội tàu VTB. Hướng phát triển hiện nay và tương lai là trong số các tàu chở hàng bách hoá tỷ lệ lớn nhất là tàu container, tàu RO-RO để giảm R xếp dỡ

*Mục đích

Là đóng mới những con tàu chuyên môn hóa hẹp thuận lợi để vận chuyển một loại hàng hóa nhất định như container, khí hóa lỏng…

* Kết quả

– Làm tăng chất lượng bảo quản hàng hóa và tiện lợi cho công tác cơ giới hóa xếp dỡ

– Giảm giá thành, giảm nhẹ điều kiện lao động

  1. Tự động hoá: xu hướng này có ý nghĩa to lớn đối với việc phát triển đội tàu VTB. Khi xu hướng này phát triển thì điều kiện lao động của thuyền viên được thay đổi. Tự động hoá có thể 1 phần hoặc toàn bộ ở buồng máy hoặc lái tàu.

* Điều kiện

– Sử dụng những máy móc hiện đại như máy tính điện tử để tự động hóa trong công tác lái tàu và công tác ở buồng máy

* Kết quả

– Giảm nhẹ điều kiện lao động

– Tăng mức độ an toàn

  1. Trẻ hóa đội tàu : Giảm thiểu chi phí sửa chữa, thời gian sửa chữa và tổn thất cho các bên liên quan

Câu 13: Các phương pháp bổ sung tàu cho công ty vận tải biển

  1. Các phương pháp bổ sung đội tàu cho công ty VTB

– Đặt đóng mới ở trong và ngoài nước

– Mua tàu cũ trên thị trường tàu cũ trong nước và nước ngoài

– Nhận bàn giao tàu cũ từ các đơn vị khác sang cho công ty VTB hay tàu được nước ngoài tặng cho

– Nhận quản lý các tàu của các bên liên doanh

– Thuê tàu định hạn của các chủ tàu khác (bổ sung tạm thời)

  1. Ưu nhược điểm

* Đóng mới tàu

– Ưu điểm

+ Thỏa mãn nhu cầu của chủ tàu

+ Giảm thời gian sửa chữa, tăng khả năng khai thác

+ Thỏa mãn một số tiêu chí của khách hàng

+ Hạn chế được các rủi ro của hàng hóa

+ Giá thành ít hơn

– Nhược điểm

+ ứ đọng vốn

* Mua tàu cũ

– Ưu điểm

+ Không bị ứ đọng vốn

+ Giải quyết nhu cầu cho chủ hàng

– Nhược điểm

+ Không đáp ứng được nhu cầu khai thác của chủ hàng

+ Chi phí khai thác cao (do thêm chi phí sửa chữa)

+ Rủi ro tăng, hạn chế khả năng khai thác của tàu

* Thuê tàu

– Ưu điểm:

+ Không phải bỏ vốn, không bị ứ đọng vốn

+ Bổ sung kịp thời cho đội tàu

– Nhược điểm

+ Không chủ động

Câu 14: Mục đích, nội dung của công tác lập luận chứng từ KTKT đầu tư tàu.

* Mục đích

– Bổ sung năng lực vận tải nhằm tăng khả năng cạnh tranh của đội tàu hoặc thay thế các con tàu đã lỗi thời không đủ khả năng kinh doanh trên thị trường VTB.

– Chủ động vận chuyển hàng hóa, không phụ thuộc vào việc cung cấp dịch vụ vận tải biển từ nước ngoài, góp phần tăng khả năng cạnh tranh cho hàng hóa của nước mình trên thị trường nội địa và quốc tế.

– Kinh doanh kiếm lời từ việc thu tiền cước vận tải hoặc tiền thuê tàu khi cho người khác thuê tàu định hạn hoặc thuê tàu trần.

* Nội dung

– Đặt ra mục tiêu

– Phân tích thị trường vận tải trên tuyến, định dạng nhu cầu vận chuyển trên tuyến

– Phân tích tình hình tuyến đường bến cảng

– Lập luận lựa chọn kiểu loại tàu, hình thức đầu tư

– Lập luận các phương án trọng tải, tốc độ, dung tích, trang trí động lực

– Đề xuất các phương án theo cỡ tàu và tốc độ

– Tính toán các chi phí của các phương án

– Tính toán doanh thu của các phương án

– Tính các chỉ tiêu kinh tế NPV, IRR, T,…

– Lựa chọn tàu có lợi

– Đánh giá hiệu quả đầu tư

 Câu 15: Quản lí các hoạt động khai thác tàu chuyến.

a.Quản lí hoạt động dịch vụ khách hàng và chăm sóc khách hàng

Thường xuyên thông tin liên lạc giữ vững các mối quan hệ với các khách hàng truyền thống.(các chủ hàng, các nhà môi giới, đại lí…)

Tăng cường công tác marketing tới các khách hàng tiềm năng.

b.quản lí đơn hàng vận chuyển

Thường xuyên thu nhận các đơn hàng vận chuyển, phân tích khả năng thực hiện,các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện để có kế hoạch phòng ngừa nhằm hạn chế tối đa các tổn thất có thể có, lựa chọn những đơn hàng phù hợp để đưa vào tính toán các phương án kinh doanh.

c.Quản lí các hợp đồng vận chuyển

Công tác giao dịch đàm phán kí kết các hợp đồng vận chuyển có ý nghĩa quan trọng ảnh hưởng đến sự tồn tại & phát triển của chủ tàu.

Các hợp đồng được kí kết cần được triển khai thực hiện đúng thời gian, nếu ko sẽ bị khách hàg từ chối làm mất nguồn thu của tàu.Thường xuyên kiểm tra thời hạn thực hiện các hợp đồng để phối hợp với các bộ phận liên quan cùng triển khai thực hiện.

d.lập kế hoạch chuyến đi và chỉ đạo thực hiện kế hoạch chuyến đi.

Các chuyến đi của tàu chuyến phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan, tuy nhiên, để cho các hoạt động vận tải được diễn ra tương đối ăn khớp với các hợp đồng đã kí kết thì cần phải có kế hoạch cho từng chuyến đi cụ thể.Thông qua kế hoạch để có các biện pháp chỉ đaọ phù hợp với tình huống nhằm thực hiện tốt hợp đồng vc.

e.quản lí các chứng từ vc

Sau môĩ chuyến đi cần tập hợp các chứng từ vc, đặc biệt là vận đơn đường biển, hóa đơn thu cước, các giấy tờ liên quan để làm bằng chứng cần thiết khi giải quyết các tranh chấp vs các bên khác, đồng thời phục vụ cho công tác kế toán, thanh kiểm tra.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here