Pháp Luật Kinh Tế

0
7022
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Câu 11: Anh (Chị) hãy phân tích các trường hợp giải thể doanh nghiệp?

Trả lời:

  • Giải thể là một thủ tục hành chính nhằm chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp, xóa tên doanh nghiệp vĩnh viễn trong sổ đăng ký kinh doanh.
  • Doanh nghiệp bị giải thể trong các trường hợp sau đây:
  • Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn: Trong hồ sơ đăng ký kinh doanh cần phải khai báo thời gian hoạt động của doanh nghiệp kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và được phép hoạt động theo quy định của pháp luật. Khi thời gian này kết thúc, đồng nghĩa với việc công ty phải giải thể theo đúng điều khoản đã ghi trong Điều lệ công ty nếu chủ sở hữu công ty không có quyết định gia hạn hoạt động đối với công ty của mình.
  • Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân; của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần: Mỗi doanh nghiệp đều có các thành phần chủ sở hữu doanh nghiệp là cá nhân,hoặc tổ chức. Khi được sự thống nhất và đồng ý của chủ sở hữu doanh nghiệp (cá nhân,tổ chức) về việc chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp thì doanh nghiệp đó sẽ giải thể theo đúng mong muốn của chủ sở hữu doanh nghiệp.
  • Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định trong thời hạn 6 tháng liên tục: Đối với các loại hình công ty khác nhau đều yêu cầu số lượng thành viên khác nhau,ví dụ thành viên công ty hợp danh phải có ít nhất từ 2 thành viên trở nên, nếu ko đủ số lượng thành viên thì sẽ không thỏa mãn yêu cầu của 1 loại hình doanh nghiệp, bởi vậy nên nếu ko triệu tập đủ số lượng thành viên trong thời hạn 6 tháng liên tục sẽ bị giải thể theo quy định của pháp luật.
  • Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: Khi doanh nghiệp bị thu hồi giấy đăng ký kinh doanh có nghĩa là doanh nghiệp đó đã không đảm bảo được hoạt động của doanh nghiệp hoặc có sai sót trong quá trình hoạt động kinh doanh (kinh doanh ko đúng chất lượng đảm bảo,kinh doanh những mặt hàng không ghi trong giấy phép kinh doanh,…) khi đó doanh nghiệp sẽ bị thu hồi giấy đăng ký kinh doanh và bị giải thể theo quy định của pháp luật.
    • Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.

Câu 12: Anh (Chị) hãy nêu khái niệm và phân tích đặc điểm của hợp đồng thường mại?

Trả lời:

  1. Hợp đồng thường mại là sự thỏa thuận về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ trong hoạt động thương mại giữa thương nhân với thương nhân hoặc thương nhân với các chủ thể khác trong việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động khác nhằm mục đích sinh lợi.
  2. Phân tích đặc điểm của hợp đồng:
    • Chủ thể:
  • Chủ thể hợp đồng thương mại chủ yếu được giao kết giữa thương nhân với thương nhân hoặc giữa thường nhân với chủ thể khác không phải là thương nhân.
  • Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.
    • Nội dung:
  • Hợp đồng thương mại được giao kết trong quá trình các bên tiến hành thực hiện hoạt động thương mại.
  • Hoạt động thương mại được hiểu là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hành hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lời khác.
  • Mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ là hai hoạt động thương mại được nêu ngay trong khái niệm hoạt động thương mại. Bên cạnh đó, Luật thương mại 2005 đã quy định chi tiết hoạt động xúc tiến thương mại bao gồm: Khuyến mại quảng cáo thương mại, trưng bày giới thiệu hàng hóa, dịch vụ và hội chợ triển lãm thương mại. Hoạt động trung gian thương mại gồm: đại diện chho thương nhân, môi giới thương mại, ủy thác mua bán hàng hóa và đại lý thương mại. Cùng các hoạt động nhằm mục đích sinh lời khác.
    • Hình thức hợp đồng:
  • Hợp đồng thương mại được giao kết dưới các hình thức bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.
  • Đối với các loại hợp đồng mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương thì phải tuân theo các quy định đó.
  • Các hình thức có giá trị tương đương văn bản bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật. Trong hoạt động thương mại, các thông điệp dữ liệu đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật thì được thừa nhận có giá trị pháp lý tương đương văn bản.
  • Luật Thương mại 2005 quy định hình thức của hợp đồng thành 2 nhóm: Nhóm hình thức hợp đồng phải thể hiện bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương; Nhóm hình thức hợp đồng được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.
    • Mục đích giao kết hợp đồng: Mục đích giao kết hợp đồng là những lợi ích hợp pháp mà các bên mong muốn đạt được khi giao kết hợp đồng. Bản chất của hoạt đồng thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lời. Cho nên, mục đích hướng tới của hợp đồng thương mại chính là lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh thương mại.

Câu 13: Tài sản của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản gồm những loại nào? Trình bày thứ tự phân chia tài sản phá sản?

Trả lời:

  • Tài sản của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản gồm:
  • Tài sản và quyền về tài sản mà doanh nghiệp có tại thời điểm Tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
  • Tài sản của doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh lâm vào tình trạng phá sản không chỉ bao gồm các tài sản trên mà còn cả tài sản của chủ doing nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh không trực tiếp dung vào hoạt động kinh doanh. Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh có tài sản thuộc sở hữu chung thì phần tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh đó được chia theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
  • Trong quá trình giải quyết phá sản, nghiêm cấm doanh nghiệp được tẩu tái tài sản dưới mọi hình thức. Một số các giao dịch của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản được thực hiện trong khoảng thời gian 3 tháng trước ngày tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản bị coi là vô hiệu.
    • Thứ tự phân chia tài sản:
  • Trường hợp Thẩm phán ra quyết định mở thủ tục thanh lý đối với doanh nghiệp, hợp tác xã thì việc phân chia giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã theo thứ tự sau đây:
  • Phí phá sản.
  • Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết.
  • Các khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho các chủ nợ trong danh sách chủ nợ theo nguyên tắc nếu giá trị tài sản đủ để thanh toán các khoản nợ thì mỗi chủ nợ đều được thanh toán đủ số nợ của mình; nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán các khoản nợ thì mỗi chủ nợ chỉ được thanh toán một phần khoản nợ của mình theo tỷ lệ tương ứng.
  • Trường hợp giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi đã thanh toán đủ các khoản quy định tại khoản 1 nêu trên mà vẫn còn thì phần còn lại này thuộc về:

Xã viên hợp tác xã.

Chủ doanh nghiệp tư nhân.

Các thành viên của công ty; các cổ đông của công ty cổ phần.

Quảng Cáo

Chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước.

  • Trường hợp Thẩm phán ra quyết định mở thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh đối với doanh nghiệp, hợp tác xã thì việc thanh toán được thực hiện theo thứ tự quy định nêu trên, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
  • Như vậy, thứ tự phân chia giá trị tài sản của doanh nghiệp căn cứ vào giá trị tài sản của doanh nghiệp trong các trường hợp cụ thể nêu trên.

Câu 14: Khi nào doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản? Các chủ thể nào có quyền và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định của Luật phá sản hiện hành?

Trả lời:

  • Một doanh nghiệp được coi là lâm vào tình trạng phá sản khi doanh nghiệp đó mất khả năng thanh toán nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu.
  • Các chủ thể có quyền và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định của Luật phá sản hiện hành là:
  • Khi nhận thấy doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản thì các chủ nợ không có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần đều có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp đó.
  • Trong trường hợp doanh nghiệp không trả được lương, các khoản nợ khác cho người lao động và nhận thấy doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản thì người lao động cử đại diện hoặc thông qua đại diện công đoàn nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp đó.
  • Khi nhận thấy doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản thị chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp đó.
  • Khi nhận thấy doanh nghiệp nhà nước lâm vào tình trạng phá sản mà doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì đại diện chủ sở hữu của doanh nghiệp có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp đó.
  • Khi nhận thấy công ty cổ phần lâm vào tình trạng phá sản thì cổ đông hoặc nhóm cổ đông có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định của điều lệ công ty; nếu điều lệ công ty không quy định thì việc nộp đơn được thực hiện theo nghị quyết của đại hội cổ đông. Trường hợp điều lệ công ty không quy định mà không tiến hành đại hội cổ đông được thì cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian lien tục ít nhất 6 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với công ty cổ phần đó.
  • Khi công ty hợp danh lâm vào tình trạng phá sản thì thành viên hợp danh có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với công ty hợp danh đó.

Câu 15: Nêu khái niệm và phân tích các ưu điểm, nhược điểm của phương thức giải quyết tranh chấp bằng thương lương?

Trả lời:

  1. Thương lượng là hình thức giải quyết tranh chấp thường không cần đến vai trò tác động của bên thứ ba. Đặc điểm cơ bản của hình thức này là các bên cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận để tự giải quyết các bất đồng.
  2. Các ưu điểm, nhược điểm của phương thức giải quyết tranh chấp bằng thương lương:
    • Ưu điểm: Ưu điểm nổi bật nhất chính là sự thuận tiện, đơn giản, nhanh chóng, tính linh hoạt, hiệu quả và ít tốn kém. Măt khác thương lượng còn bảo vệ được uy tín cho các bên tranh chấp cũng như bí mật kinh doanh của các nhà kinh doanh. Các nhà kinh doanh hơn ai hết tự biết bảo vệ quyền lợi của bản thân mình, hiểu rõ những bất đồng và nguyên nhân phát sinh tranh chấp nên quá trình đàm phán thương lượng để hiểu và thông cảm với nhau hơn để có thể thỏa thuận được các giải pháp tối ưu theo đúng nguyện vọng của mỗi bên mà không phải một cơ quan tài phán nào cũng có thể làm được. Bởi vậy, một khi thương lượng thành công, các bên vừa loại bỏ được những bất đồng đã phát sinh mà mức độ phương hại đến mối quan hệ kinh doanh giữa các bên cũng thấp, tăng cường sự hiểu biết và hợp tác trong tương lai.
    • Nhược điểm: Sự thành công của thương lượng phụ thuộc rất lớn vào sự hiểu biết và thái độ thiện chí, hợp tác của các bên tranh chấp. Nếu không kết quả giải quyết tranh chấp thường rất mong manh và có thể rơi vào bế tắc. Ngoài ra, kết quả thương lượng lại không được đảm bảo bằng cơ chế pháp lí mang tính bắt buộc. Do vậy, dù các bên có đạt được thỏa thuận để giải quyết vụ tranh chấp thì việc thực thi kết quả thương lượng cũng phụ thuộc rất nhiều vào sự tự nguyện của bên phải thi hành. Nếu một bên không tự nguyện thi hành thì kết quả thương lượng cũng chỉ tồn tại trên giấy mà không có một cơ chế pháp lí trực tiếp nào bắt buộc thi hành đối với kết quả thương lượng của các bên.

Câu 16: Nêu khái niệm và phân tích các ưu điểm, nhược điểm của phương thức giải quyết tranh chấp bằng hòa giải?

Trả lời:

  1. Hòa giải là hình thức giải quyết tranh chấp với sự tham gia của bên thứ ba, đóng vai trò là trung gian để hỗ trợ hoặc thuyết phục các bên tranh chấp tìm kiếm các giải pháp nhằm chấm dứt xùn đột hay bất hòa.
  2. Các ưu điểm, nhược điểm của phương thức giải quyết tranh chấp bằng hòa giải:
    • Ưu điểm:
  • Đơn giản, thuận tiện, nhanh chóng, linh hoạt, hiệu quả và ít tốn kém.
  • Hòa giải có sự tham gia của người thư ba trong quá trình giải quyết tranh chấp mà bản thân thương lượng không thể có được. Bằng sự hiểu biết cũng như sự tín nhiệm của mình, người hòa giải sẽ biết cách làm cho ý chí của các bên dễ gặp nhau trong quá trình đàm phán để loại trừ tranh chấp.
  • Các bên hòa giải thành thì không có kẻ thắng người thua nên không gây ra tình trạng đối đầu giữa các bên và vì vậy khả năng duy trì được quan hệ hợp tác vốn có giữa các bên.
  • Giải quyết tranh chấp bằng hòa giải, các bên dễ dàng kiểm soát được việc cung cấp chứng cứ và sử dụng chứng cứ qua đó giữ được bí quyết kinh doanh và uy tín của các bên.
  • Do xuất phát từ tinh thần tự nguyện và thiện chí của các bên. Vì vậy khi đạt được phương án hòa giải, các bên thường nghiêm túc thực hiện.
    • Nhược điểm:
  • Sự thành công của quá trình giải quyết tranh chấp chủ yếu phụ thuộc vào thái độ thiện chí và hợp tác của các bên tranh chấp.
  • Việc thực thi các kết quả đã đạt được trong quá trình giải quyết tranh chấp phụ thuộc vào sự tự nguyện thi hành của bên có nghĩa vụ phải thi hành, thỏa thuận hòa giải giữa các bên (trừ trường hợp hòa giải tại trọng tài và tòa án) không được đảm bảo thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước.
  • Bên tranh chấp không có thiện chí có thể lợi dụng việc hòa giải để trì hoãn việc phải thực hiện nghĩa vụ. Nhiều trường hợp do muốn tìm mọi cách mà bên có quyền lợi bị vi phạm mất quyền khởi kiện tại tòa án hoặc trọng tài do hết thời hiệu khởi kiện.
  • Trong quá trình hòa giải các bên phải trao đổi, cung cấp thông tin với người thứ ba về hoạt động kinh doanh của mỗi bên liên quan đến vụ tranh chấp nên uy tín cũng như bí quyết kinh doanh của mỗi bên dễ bị ảnh hưởng hơn so với phương thức thương lượng.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here