Phân Tích Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh (Ngành Kinh Tế Ngoại Thương)

0
5272
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Đề Cương Môn Phân Tích Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]

Tổng hợp các đề cương hiện có của Đại Học Hàng Hải: Đề Cương VIMARU 

Tải ngay đề cương bản PDF tại đây: Đề Cương Môn Phân Tích Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh (Lưu ý: Đề cương nhiều công thức, khuyến khích tải về)

Đề cương liên quan: Đề cương Luật Vận Tải Biển


Câu 11: Trình bày mục đích, ý nghĩa, cách thức phân tích, mẫu bảng phân tích chỉ tiêu chi phí sản xuất trong doanh nghiệp thương mại?

– Mục đích:

Quảng Cáo
  • Đánh giá khái quát tình hình thực hiện chi phí sản xuất, xác định những nguyên nhân ảnh hưởng đến chi phí đó.
  • Đề xuất những biện pháp sử dụng hiệu quả tiền vốn cho việc sản xuất, giảm chi phí sản xuất trên cơ sở giảm bớt những khoản tổn thất, lãng phí trong quá trình sản xuất kinh doanh.

– Ý nghĩa: Là cơ sở để doanh nghiệp đề ra những biện pháp hữu hiệu nhằm tiết kiệm chi phí, hạ thấp giá thành. Để ra những biện pháp, phương hướng cải tiến công tác quản lý chi phí sản xuất. Qua phân tích giúp cho doanh nghiệp đánh giá tình hình thực hiện các chế độ, chính sách của nhà nước liên quan đến chi phí như chế độ khấu hao, lương,… Trên cơ sơ đó có phương pháp giúp doanh nghiệp thực hiện tốt các chế độ chính sách.

– Cách thức phân tích :

  • Đánh giá khái quát tình hình thực hiện tổng chi phí và các yếu tố chi phí. Nêu một số nguyên nhân biến động chính.
  • Phân tích chi tiết từng yếu tố, nêu nguyên nhân biến động. Phân loại các nguyên nhân chủ quan, khách quan, tích cực, tiêu cực. Khi đi sâu phân tích các chi phí cần chi tiết các chi phí thành các tiểu khoản chi phí hoặc theo công thức để xác định nguyên nhân biến động các chi phí.
  • Qua phân tích chỉ rõ những khoản chi phí nào chi chưa hợp lý, bộ phận nào lãng phí chi phí. Trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp giảm chi phí, giảm giá thành sản phẩm.

– Bảng mẫu: Bảng bội chi hoặc tiết kiệm.

  • Bội chi hoặc tiết kiệm:
  • Tuyệt đối: = C1 – C0
  • Tương đối: C = C1 – C0. IG (ID)                                   IG =
STT Yếu tố Kỳ gốc Kỳ NC So sánh (%) Bội chi hoặc tiết kiệm MĐAH đến  (%)
SL

(103 đ)

TT

(%)

SL

(103 đ)

TT

(%)

Tuyệt đối (103 đ) Tương đối (103 đ)
1 Chi phí NVL                
2 CP nhân công                
3 CP KHTS                
4 CP DV mua ngoài                
5 CP khác bằng tiền                
Tổng chi phí   100,00   100,00        

Câu 12: Trình bày mục đích, ý nghĩa, nội dung phân tích chỉ tiêu lợi nhuận?

  1. Mục đích
  • Đánh giá chính xác khách quan kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DN thông qua chỉ tiêu lợi nhuận.
  • Vạch rõ những nguyên nhân và phát hiện những khả năng tiềm tàng chưa được sử dụng. Đề xuất các biện pháp tối ưu để nâng cao lợi nhuận.
  • Đánh giá tình hình phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp.
  1. Ý nghĩa
  • Lợi nhuận là chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh, chất lượng sử dụng các yếu tố trong quá trình sản xuất như nhân tài, vật lực,…
  • Lợi nhuận là nguồn vốn quan trọng để tái sản xuất, mở rộng nền kinh tế quốc dân và của doanh nghiệp.
  • Lợi nhuận là đòn bẩy kinh tế quan trọng có tác dụng khuyến khích người lao động và doanh nghiệp ra sức phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh doanh trên cơ sở có chính sách phân phối đúng đắn.
  • Lợi nhuận là chỉ tiêu kinh tế đặt biệt quan trọng, vì vậy phân tích tình hình lợi nhuận rất có ý nghĩa. Chỉ số thông qua việc phân tích mới đề ra các biện pháp không ngừng nâng cao lợi nhuận thúc đẩy sự tăng trưởng của doanh nghiệp.
  1. Nội dung phân tích chỉ tiêu lợi nhuận
  2. Phân tích chung lợi nhuận

– Mục đích: Đánh giá tình hình thực hiện lợi nhuận của doanh nghiệp và của từng bộ phận lợi nhuận nhằm thấy khái quát tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp, qua đó đánh giá việc thực hiện các chức năng kinh doanh và đánh gá việc lựa chọn các chức năng đó.

­– Bảng mẫu:                                                 LTT = LSXKD + LTC + Lkhác

STT Chỉ tiêu Kỳ gốc Kỳ nghiên cứu So sánh (%) Chêch lệch MĐAH đến LTT
Quy mô TT

(%)

Quy mô TT

(%)

1 LN từ hoạt động kinh doanh              
2 LN từ hoạt động tài chính              
3 LN từ hoạt động khác              
I Tổng LN trước thuế              
II Thuế TNDN              
III Tổng LN sau thuế              
  1. Phân tích lợi nhuận hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ

– Công thức:

Trong đó: gi: Giá bán bình quân đơn vị sản phẩm
  gvi: Giá vốn đơn vị sản phẩm
  Cqibi: Chi phí quản lý và bán hàng đơn vị sản phẩm
  li: Lợi nhuận cá biệt cho một đơn vị sản phẩm

– Trình tự phân tích:

  • Đánh giá chung tình hình thực hiện lợi nhuận: Xác định đối tượng phân tích:
  • Xác định ảnh hưởng của các nhân tố:
  • Ảnh hưởng của các nhân tố khối lượng sản phẩm tiêu thụ (ĐK: kết cấu sản phẩm không thay đổi).
Trong đó: LK: Lợi nhuận kỳ kế hoạch
  K: Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch tiêu thụ sản phẩm
  • Xác định ảnh hưởng của kết cấu sản phẩm đến lợi nhuận.
  • Xác định ảnh lưởng của nhân tố li đến L.

Trong đó:

  • Ảnh hưởng giá bán đơn vị đến L:
  • Ảnh hưởng giá vốn đơn vị đến L:
  • Ảnh hưởng của chi phí bán hàng và chi phí quản lý đến L:
  • Đề xuất các biện pháp để tăng lợi nhuận.

 

 

Ngoài ra có thể sử dụng phương trình sau để phân tích:

  1. Phân tích lợi nhuận từ các hoạt động khác

– Phân tích tình hình thực hiện lợi nhuận từ hoạt động tài chính:

  • Lợi nhuận từ hoạt động tài chính là lợi nhuận thu được từ các hoạt động liên doanh, liên kết, góp vố cổ phần, cho thuê tài sản, lãi tiền gửi, hoạt động kinh doanh chứng khoán. Các hoạt động này nhằm sử dụng hớp lý các nguồn vốn, tăng thu nhập và hiệu quả kinh doanh.
  • Cách thức phân tích: Dùng phương pháp so sánh đánh giá sự biến động lợi nhuận giữa hai kỳ, sau đó đi sâu phân tích đối với từng khoản lợi nhuận chi tiết, nhất là đối với những khoản lỗ, tìm nguyên nhân và đề xuất các biện pháp khắc phục. Trong quá trình phân tích cần đối chiếu với chế độ chính sách của từng khoản lợi nhuận và tình hình thực tế của doanh nghiệp để có kết quả chính xác.

LTC = DTC – CTC

– Phân tích tình hình thực hiện lợi nhuận từ hoạt động khác: Lợi nhuận từ hoạt động khác bao gồm các khoản chênh lẹch giữa thu và chi về thanh lý TSCĐ, về phạt vi phạm hợp đồng,…

  1. Phân tích tỷ suất lợi nhuận:

– Các chỉ tiêu phân tích:

  • Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu: Phản ánh trong 100 đồng doanh thu có bao nhiêu đồng lợi nhuận.
  • Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí: Phản ánh trong 100 đồng chi phí có bao nhiêu đồng lợi nhuận.
  • Tỷ suất lợi nhuận theo vốn: Phản ánh trong 100 đồng vốn tham gia vào quá trình sản xuất sẽ sinh được ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.

– Tính ra các chỉ tiêu ở hai kỳ, sau đó so sánh biến động, qua đó, đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doạn của doanh nghiệp biến động như thế nào, phân tích nguyên nhân biến động, từ đó đề xuất biện pháp cho kỳ sau..

 

 


Tải xuống tài liệu học tập PDF miễn phí

Tải Xuống Tại Đây  


LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here