Phân Tích Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh (Ngành Kinh Tế Ngoại Thương)

0
5272
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Đề Cương Môn Phân Tích Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]

Tổng hợp các đề cương hiện có của Đại Học Hàng Hải: Đề Cương VIMARU 

Tải ngay đề cương bản PDF tại đây: Đề Cương Môn Phân Tích Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh (Lưu ý: Đề cương nhiều công thức, khuyến khích tải về)

Đề cương liên quan: Đề cương Luật Vận Tải Biển


Câu 6: Trình bày phương pháp thay thế liên hoàn trong phân tích kinh tế doanh nghiệp?

– Điều kiện vận dụng: Dùng để tính mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích khi giữa chúng có mối quan hệ hệ phức tạp.

Quảng Cáo

– Nội dung phương pháp:

  • Viết phương trình kinh tế biểu hiện mối liên hệ giữa chỉ tiêu phân tích với các nhân tố cấu thành trong đó cần đặc biệt chú ý đến trật tự sắp xếp các nhân tố.
  • Tiến hành phân tích: Thay thế nhân tố có nghĩa là thay trị số của nhân tố đang ở kỳ gốc bằng trị số của nó ở kỳ nghiên cứu. Việc thay thế liên hoàn được thực hiện theo trật tự các nhân tố. Nhân tố đứng trước được thay thế trước, nhân tố đứng sau được thay thế sau. Mỗi lần thay thế chỉ thay thế một nhân tố. Trong phương trình kinh tế có bao nhiêu số thì có bấy nhiêu lần thay thế. Việc thay thế đối với nhân tố đứng sau phải giữ nguyên trị số kì nghiên cứu của các nhân tố đứng trước đã thay thế ở những lần trước đó.
  • Tính toán mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích: Ảnh hưởng tuyệt đối của một nhân tố đến chỉ tiêu phân tích được tính bằng cách lấy trị số của chỉ tiêu ở lần thay thế đến nhân tố đó trừ đi trị số của chỉ tiêu ở lần thay thế liền kề trước đó.mẢnh hưởng tương đối của một nhân tố đến chỉ tiêu phân tích được tính bằng cách lấy mức độ ảnh hưởng tuyệt đối của nó chia cho trị số kỳ gốc của chỉ tiêu phân tích.

Mô hình công thức:          Chỉ tiêu tổng thể: y

Các nhân tố: a, b, c

  • Phương trình kinh tế: y = abc

Giá trị chỉ tiêu kỳ gốc:                        y0 = a0b0c0

Giá trị chỉ tiêu kỳ nghiên cứu:          y1 = a1b1c1

  • Xác định đối tượng phân tích: y = y1 – y0 = a1b1c1 – a0b0c0
  • Xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố đến chỉ tiêu phân tích:

Ảnh hưởng của nhân tố thứ nhất (a) đến y:

Thay thế lần 1: ya = a1b0c0
Ảnh hưởng tuyệt đối : ya = ya – y0 = a1b0c0 – a0b0c0
Ảnh hưởng tương đối : ya = (ya . 100) / y0 (%)

Ảnh hưởng của nhân tố b đến y:

Thay thế lần 2: yb = a1b1c0
Ảnh hưởng tuyệt đối: yb = yb – ya = a1b1c0 – a1b0c0
Ảnh hưởng tương đối: yb = (yb . 100) / y0 (%)

Ảnh hưởng của nhân tố c đến y:

Thay thế lần 3: yc = a1b1c1
Ảnh hưởng tuyệt đối: yc = yc – yb = a1b1c1 – a1b1c0
Ảnh hưởng tương đối: yc = (yc . 100) / y0 (%)

Tổng ảnh hưởng các nhân tố:        ya +  yb + yc = y

ya + yb + yc = y = (y . 100) / y0 (%)

– Kết quả tính toán: Tập hợp vào bảng mẫu phân tích có tên gọi là “Bảng quan hệ tích số”.

Mẫu bảng:

STT Chỉ tiêu Ký hiệu Đơn vị Kỳ gốc Kỳ NC So sánh (%) Chênh lệch MĐAH đến y
Tuyệt đối Tương đối (%)
1 Nhân tố 1 a x a0 a1 a a ya ya
2 Nhân tố 2 b x b0 b1 b b yb yb
3 Nhân tố 3 c x c0 c1 c c yc yc
Chỉ tiêu phân tích y x y0 y1 y y

Câu 7: Trình bày phân loại phân tích và nội dung của tổ chức phân tích hoạt động kinh tế?

  1. Phân loại phân tích

– Căn cứ theo thời gian phân tích:

  • Phân tích trước: phân tích trước khi lập dự án kinh doanh nhằm lập các dự án, các luận chứng kinh tế, kế hoạch.
  • Phân tích hiện hành: phân tích đồng thời với sản xuất kinh doanh, nhằm sơ bộ đánh giá kết quả thực hiện các dự án, các luận chứng kinh tế, kế hoạch.
  • Phân tích sau: phân tích sau khi kết thúc quá trình sản xuấ kinh doanh nhằm đánh giá kết quả thực hiện các dự án, các luận chứng kinh tế, kế hoạch.

– Căn cứ theo thời hạn:

  • Phân tích hàng ngày: tiến hành phân tích và phân tích sơ bộ kết quả hoạt động kinh doanh.
  • Phân tích định kỳ: đánh giá trong một thời kỳ nhất định và làm mục tiêu để xây dựng cho kỳ tiếp theo.

– Căn cứ theo nội dung:

  • Phân tích chuyên đề: phân tích một hay một vài khía cạnh nào đó.
  • Phân tích toàn diện: phân tích toàn bộ các mặt của hiện tượng kinh tế.

– Căn cứ theo phạm vi:

  • Phân tích điển hình: phân tích kết quả sản xuất kinh doanh ở một đợn vị nào đó.
  • Phân tích tổng thể: phân tích toàn doanh nghiệp hoặc toàn ngành.
  1. Nội dung của tổ chức phân tích hoạt động kinh tế
  2. Công tác chuẩn bị: có ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ quá trình phân tích.

– Xây dựng kế hoạch phân tích:

  • Xác định nội dung phân tích.
  • Xác định phạm vi phân tích: phân tích một đơn vị hay toàn bộ doanh nghiệp.
  • Khoảng thời gian cần phân tích.
  • Thời gian thực hiện kế hoạch.
  • Người thực hiện.

– Thu thập, sưu tầm, kiểm tra và xử lý tài liệu:

  • Tùy theo yêu cầu, nội dung, phạm vi và nhiệm vụ phân tích cụ thể tiến hành thu thập và xử lý các tài liệu. Tài liệu thu thập được yêu cầu đảm bảo đủ, không thừa, không thiếu và cần được kiểm tra tính hợp pháp, chính xác. Kiểm tra các điều kiện có thể so sánh được mới sử dụng để phân tích.
  • Nguồn tài liệu làm căn cứ phân tích bao gồm:
  • Các tài liệu kế hoạch, dự toán, định mức.
  • Các tài liệu hạch toán.
  • Các báo cáo tổng kết, văn kiện của các tổ chức Đảng, các nghị quyết, chỉ thị của chính quyền các cấp, cơ quan quản lý cấp trên có liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, các biên bản thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, các biên bản sự kiện có liên quan,…
  • Ý kiên của tập thể lao động trong doanh nghiệp.
  1. Trình tự tiến hành phân tích:

– Xây dựng công thức phản ánh tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và xây dựng các bảng biểu phân tích:

  • Lập phương trình kinh tế.
  • Xác định đối tượng phân tích: chính là chênh lệch chỉ tiêu phân tích giữa hai kỳ.
  • Xác định mực độ ảnh hưởng và lập bảng phân tích.

– Phân tích:

  • Đánh giá chung.
  • Phân tích chi tiết các nhân tố ảnh hưởng: phân tích nguyên nhân chủ quan, khách quan, ảnh hưởng tích cực, tiêu cực đến kết quả kinh doanh.
  • Kết luận- kiến nghị.
  • Tổng hợp các nguyên nhân, nêu bật những nguyên nhân chủ yếu, chủ quan, những mặt mạnh, mặt tồn tại, nêu các tiềm năng chưa khai thác hết.
  • Trên cơ sở những nguyên nhân chủ quan tiêu cực và khả năng xuất hiện và tác động của các nguyên nhân, đề xuất các biện pháp cụ thể nhằm khai thác hết các khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp, xây dựng định hướng phát triển trong thời gian tới nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.

– Viết báo cáo và tổ chức hội nghị phân tích:

  • Báo cáo phân tích là một văn bản thể hiện nội dung và kết quả phân tích, lời văn gồm 3 phần:
  • Đặt vấn đề: giới thiệu cơ quan đơn vị, nêu sự cần thiết khách quan phải tiến hành phân tích.
  • Giải quyết vấn đề: toàn bộ nội dung tiến hành phân tích.
  • Kết luận: nêu những vấn đề còn tồn tại, khuyết điểm, đề xuất biện pháo khắc phục.
  • Báo cáo phân tích cần được trình bày trong hội nghị phân tích để thu thập ý kiến đóng góp và thảo luận cách thực hiện các phương pháp, biện pháp đã nêu trong báo cáo phân tích.

Câu 8: Trình bày mục đích, cách thức phân tích, mẫu bảng phân tích tình hình đảm bảo hàng hóa xuất khẩu theo mặt hàng và nguồn hàng?

  1. Phân tích tình hình đảm bảo hàng hóa xuất khẩu theo mặt hàng

– Mục đích:

  • Phân tích tình hình đảm bảo hàng hóa theo nhóm hàng, mặt hàng để đánh giá thuận lợi, khó khăn, tồn tại trong tổ chức thu mua ở từng mặt hàng.
  • Tìm hiểu nguyên nhân ảnh hưởng đến mức độ, kế hoạch thực hiện mua hàng. Nghiên cứu các nhân tố chủ quan, khách quan tác động đến hoạt động thu mua ở từng mặt hàng chủ lực của công ty.
  • Đề xuất giải pháp cụ thể đối với từng mặt hàng để tổ chức tốt hơn công tác thu mua hàng phục vụ kế hoạch xuất khẩu hàng hóa.
  • Để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch theo các mặt hàng ta tính tỷ lệ hoàn thành kế hoạch theo các mặt hàng:
Trong đó: : Số lượng thực tế đảm bảo trong giới hạn kế hoạch
  n: Số nhóm mặt hàng chủ yếu

– Cách thức phân tích:

  • Đánh giá chung tình hình thực hiện theo nhóm, mặt hàng mua.
  • Xác định mức độ ảnh hưởng và các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động tổng khối lượng hàng hóa thu mua theo các mặt hàng. Phân tích chi tiết mặt hàng, nêu nguyên nhân biến động, phân loại nguyên nhân khách quan, chủ quan, tích cực, tiêu cực.
  • Trên cơ sở nguyên nhân chủ quan, tiêu cực, đề xuất các biện pháp để đảm bảo thực hiện tốt kế hoạch đảm bảo hàng xuất khẩu.

– Bảng mẫu: Bảng quan hệ tổng số.

STT Mặt hàng Kỳ gốc Kỳ nghiên cứu So sánh Chêch lệch MĐAH đến … (%)
Số lượng TT(%) Số lượng TT (%)
1                
2                
3                
               
Tổng cộng   100,00   100,00      
  1. Phân tích tình hình đảm bảo hàng hóa xuất khẩu theo nguồn hàng

– Mục đích:

  • Đánh giá những thuận lợi, khó khăn, yếu kém ở từng phương thức thu mua hàng.
  • Nghiên cứu các nhân tố tác động khách quan và chủ quan đến từng phương thức thu mua. Phân tích nhằm tìm ra các nguyên nhân khác quan và chủ quan ảnh hưởng đến tình hình thực hiện kế hoạch mua hàng XNK.
  • Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả mua hàng: đủ số lượng , đúng quy cách chủng loại, chất lượng tốt, kịp thời về thời gian với chi phí thu mua thấp nhất, trên cơ sở đó đề ra những biện pháp nâng cao hiêu quả KD.

– Cách thức phân tích: giống phân tích tình hình đảm bảo hàng hóa xuất khẩu theo mặt hàng.

– Bảng mẫu: Bảng quan hệ tổng số.

STT Nguồn hàng mua Kỳ gốc Kỳ nghiên cứu So sánh Chêch lệch MĐAH đến … (%)
Số lượng TT(%) Số lượng TT (%)
1                
2                
3                
               
Tổng cộng   100,00   100,00      

 

 

Câu 9: Trình bày mục đích, cách thức phân tích, mẫu bảng phân tích tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa?

  1. Phân tích tình hình xuất khẩu hàng hóa
  2. Phân tích tình hình xuất khẩu hàng hóa theo phương thức kinh doanh xuất khẩu.

– Mục đích:

  • Đánh giá để nêu lên những thành công và hạn chế trong việc sử dụng các phương thức kinh doanh xuất khẩu.
  • Nghiên cứu những nhân tố tác động đến việc sử dụng các phương thức kinh doanh xuất khẩu của DN.
  • Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng các phương thức kinh doanh xuất khẩu, nắm chắc hơn năng lực kinh doanh xuất khẩu, từ đó xây dựng chiến lược kinh doanh xuất khẩu mang tính toàn diện.

– Cách thức phân tích:

  • Đánh giá chung tình hình thực hiện xuất khẩu hàng hóa theo phương thức kinh doanh xuất khẩu.
  • Xác định mức độ ảnh hưởng và các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động tổng khối lượng hàng hóa xuất khẩu hàng hóa theo các phương thức kinh doanh xuất khẩu. Phân tích chi tiết từng phương thức kinh doanh xuất khẩu, phân loại nguyên nhân khách quan, chủ quan, tích cực, tiêu cực.
  • Trên cơ sở các nguyên nhân chủ quan, tiêu cực, đề xuất các biện pháp để đảm bảo thực hiện tốt xuất khẩu hàng hóa theo các phương thức kinh doanh xuất khẩu.

– Bảng mẫu: Bảng quan hệ tổng số.

STT Phương thức Kỳ gốc Kỳ nghiên cứu So sánh Chêch lệch MĐAH đến … (%)
Số lượng TT(%) Số lượng TT (%)
1                
2                
3                
               
Tổng cộng   100,00   100,00      
  1. Phân tích xuất khẩu hàng hóa theo cơ cấu ngành hàng xuất khẩu.

– Mục đích: Đánh giá tình hình thực hiện, đưa ra kết luận doanh nghiệp thực hiện hợp đồng xuất khẩu ở mức độ nào đối với từng mặt hàng. Các mặt hàng xuất khẩu đã cho phép sử dụng hết năng lực sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp hay chưa. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện các mặt hàng, đề xuất các biện pháp tổ chức tốt hơn hợp đồng xuất khẩu đối với từng mặt hàng.

­– Cách thức phân tích: Giống phân tích tình hình xuất khẩu hàng hóa theo phương thức kinh doanh xuất khẩu.

– Bảng mẫu: Bảng quan hệ tổng số.

STT Mặt hàng Kỳ gốc Kỳ nghiên cứu So sánh Chêch lệch MĐAH đến … (%)
Số lượng TT(%) Số lượng TT (%)
1                
2                
3                
               
Tổng cộng   100,00   100,00      
  1. Phân tích tình hình xuất khẩu hàng hóa theo thị trường.

­­- Mục đích:

  • Đánh giá được thuận lợi và khó khăn trong hoạt động xuất khẩu trên thị trường mà DN triển khai xâm nhập.
  • Nghiên cứu các nhân tố tác động hiện tại và tương lai đến khả năng xuất khấu của công ty trên từng thị trường.
  • Đề xuất những giải pháp duy trì và phát triển thị trường.

­– Cách thức phân tích: Giống phân tích tình hình xuất khẩu hàng hóa theo phương thức kinh doanh xuất khẩu.

– Bảng mẫu: Bảng quan hệ tổng số.

 

STT Thị trường Kỳ gốc Kỳ nghiên cứu So sánh Chêch lệch MĐAH đến … (%)
Số lượng TT(%) Số lượng TT (%)
1                
2                
3                
               
Tổng cộng   100,00   100,00      

 

 

  1. Phân tích tình hình xuất khẩu hàng hóa theo tình hình ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu.

– Mục đích:

  • Đánh giá tình hình ký kết và thực hiện hợp đồng đã ký.
  • Nghiên cứu các nhân tố tác động đến khả năng ký kết và thực hiện hợp đồng đã ký, đánh giá những mặt được và những hạn chế của DN trong công tác ký kết hợp và tổ chức thực hiện hợp đồng đã ký.
  • Tìm kiếm những giải pháp để tăng khả năng ký kế hợp đồng và tổ chức thực hiện tốt các hợp đồng XK đã ký.

­– Cách thức phân tích: Giống phân tích tình hình xuất khẩu hàng hóa theo phương thức kinh doanh xuất khẩu.

– Bảng mẫu: Bảng quan hệ tổng số.

STT Các loại hợp đồng Kỳ gốc Kỳ nghiên cứu So sánh Chêch lệch MĐAH đến … (%)
Số lượng TT(%) Số lượng TT (%)
1                
2                
3                
               
Tổng cộng   100,00   100,00      
  1. Phân tích tình hình xuất khẩu hàng hóa theo đơn vị.

– Mục đích: Giống phân tích tình hình xuất khẩu hàng hóa theo phương thức kinh doanh xuất khẩu.

­– Cách thức phân tích: Giống phân tích tình hình xuất khẩu hàng hóa theo phương thức kinh doanh xuất khẩu.

– Bảng mẫu: Bảng quan hệ tổng số.

STT Đơn vị Kỳ gốc Kỳ nghiên cứu So sánh Chêch lệch MĐAH đến … (%)
Số lượng TT(%) Số lượng TT (%)
1                
2                
3                
               
Tổng cộng   100,00   100,00      
  1. Phân tích tình hình xuất khẩu hàng hóa theo phương thức thanh toán quốc tế sử dụng.

– Mục đích: Giống phân tích tình hình xuất khẩu hàng hóa theo phương thức kinh doanh xuất khẩu.

­– Cách thức phân tích: Giống phân tích tình hình xuất khẩu hàng hóa theo phương thức kinh doanh xuất khẩu.

– Bảng mẫu: Bảng quan hệ tổng số.

STT Phương thức Kỳ gốc Kỳ nghiên cứu So sánh Chêch lệch MĐAH đến … (%)
Số lượng TT(%) Số lượng TT (%)
1                
2                
3                
               
Tổng cộng   100,00   100,00      
  1. Phân tích tình hình nhập khẩu hàng hóa

– Mục đích:

  • Đánh giá mặt tốt, mặt hạn chế của hoạt đồng nhập khẩu.
  • Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động nhập khẩu.
  • Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu kinh doanh của hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp.

– Cách thức phân tích:

  • Đánh giá khái quát tình hình nhập khẩu của DN trong kỳ kinh doanh trên các mặt.
  • Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch nhập khẩu so với dự kến, tốc độ tăng trưởng về NK so với năm trước.
  • Xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến khả năng nhập khẩu của DN
  • Đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp.

– Bảng mẫu: Giống phân tích tình hình xuất khẩu hàng hóa.

­­- Các mặt của phân tích hình nhập khẩu hàng hóa:

  • Phân tích tình hình nhập khẩu hàng hóa theo mặt hàng chủ yếu.
  • Phân tích tình hình nhập khẩu hàng hóa theo các phương thức.
  • Phân tích tình hình bán hàng nhập khẩu.
  • Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc bán hàng nhập khẩu

Câu 10: Chi phí là gì? Phân loại chi phí trong kinh doanh thương mại?

  1. Khái niệm chi phí: Là toàn bộ chi phí lưu thông hàng hóa thương mại được biểu hiện dười dạng tiền tệ của lượng hao phí lao động phát sinh trong quá trình lưu chuyển hàng hóa để thực hiện thương mại
  2. Phân loại chi phí trong kinh doanh thương mại

– Căn cứ theo chức năng hoạt động chi phí:

  • Chi phí mua hàng.
  • Chi phí bán hàng.
  • Chi phí quản lý.

– Căn cứ theo phạm vi lãnh thổ phát sinh:

  • Chi phí kinh doanh trong nước: là những khoản chi phí có liên quan đến hoạt động thương mại diễn ra trên thị trường nội địa bao gồm chi phí tổ chức thu mua hàng hóa, chi phí chọn lọc đón gói, chi phí vận tải nội địa, chi phí bảo quản hàng hóa, chi phí tổ chức bán hàng trong nước, quảng cáo tiếp thị,…
  • Đối với hàng xuất khẩu, bao gồm các khoản chi phí: CP vận chuyển, bảo quản; CP làm thủ tục xuất khẩu; CP giám định số lượng, chất lượng hàng hóa; CP kiểm định động- thực vật; CP lập bộ chứng từ thanh toán; CP làm thủ tục hải quan; CP lãi suất vay ngân hàng.
  • Đối với hàng nhập khẩu: là những khoản chi phí phát sinh trong nội địa, kể từ thời điểm thanh toán tiền nhập khẩu đối với khách hàng và những khoản chi phí trong quá trình giao nhận ở cảng, biên giới của nước nhập khẩu cho đến khi thu được tiền bán hàng nhập khẩu nội địa.
  • Chi phí lưu thông ngoài nước của hàng hóa xuất nhập khẩu: là những khoản chi phí phát sinh phục vụ cho quá trình lưu chuyển hàng hóa XNK từ trong nước ra nước ngoài và từ nước ngoài về trong nước chủ yếu trả bằng ngoại tệ.

– Căn cứ theo sự biến động quy mô sản xuất (mức lưu chuyển hàng hóa):

  • Chi phí cố định: lệ phí, giấy phép kinh doanh XNK, KHTS.
  • Chi phí biến đổi: chi phí vận tải, chi phí thu mua hàng hóa,…

– Căn cứ theo nội dung kinh tế: phân chia các yếu tố chi phí:

  • Chi phí tiền lương.
  • Chi phí khấu hao tài sản cố định.
  • Chi phí công cụ, dụng cụ.
  • Chi phí trả lãi tiền vay.
  • Chi phí vận chuyển, quảng cáo, xếp dỡ.
  • Chi phí dịch vụ mua ngoài.
  • Chi phí bằng tiền khác.

– Căn cứ theo mục đích:

  • Chi phí vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản hàng hóa trong quá trình mua bán.
  • Chi phí phân loại, chọn lọc, đóng gói hàng hóa.
  • Chi phí làm thủ tục XNK.
  • Chi phí hao hụt tự nhiên trong định mức trong quá trình vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản hàng hóa.
  • Chi phí khác có liên quan đến tiêu thụ hàng hóa: quảng cáo, tiếp thị, bảo hành sản phẩm.

– Căn cứ theo bản chất kinh tế:

  • Chi phí bổ sung: là những chi phí gắn liền với những hao phí lao động để tiếp tục và hoàn thành sản xuất trong lĩnh vực lưu thông như chi phí vận chuyển, bảo quản, phân loại, chọn lọc, đóng gói, chỉnh lý hàng hóa.
  • Chi phí thuần túy: những chi phí này liên quan tới sự thay đổi hình thái giá trị của hàng hóa như chi phí bán hàng hóa XNK, quảng cáo tiếp thị,…

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here