Phân Tích Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh (Ngành Kinh Tế Ngoại Thương)

0
5272
đề cương kinh tế ngoại thương
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Đề Cương Môn Phân Tích Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]

Tổng hợp các đề cương đại học hiện có của Đại Học Hàng HảiĐề Cương VIMARU 

Kéo xuống để Tải ngay đề cương bản PDF đầy đủ: Sau “mục lục” và “bản xem trước”

(Nếu là đề cương nhiều công thức nên mọi người nên tải về để xem tránh mất công thức)

Đề cương liên quan: Đề cương Luật Vận Tải Biển


Mục Lục

Quảng Cáo

Tải ngay đề cương bản PDF tại đây: Đề Cương Môn Phân Tích Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh

Câu 1: Trình bày khái niệm, đối tượng, ý nghĩa, mục đích, nội dung và nguyên tắc phân tích?

  1. Khái niệm về phân tích hoạt động kinh tế

– Phân tích là quá trình phân chia, phân giải các hiện tượng và kết quả kinh doanh thành nhiều bộ phận cấu thành rồi dùng các phương pháp liên hệ, so sánh đối chiếu và tổng hợp lại nhằm rút ra tính quy luật và xu hướng vận động và phát triển của hiện tượng nghiên cứu.

  1. Đối tượng nghiên cứu

– Đối tượng nghiên cứu phân tích hoạt động kinh tế là các quá trình và kết quả sản xuất kinh doanh được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu kinh tế gắn liền với các nhân tố ảnh hưởng.

  1. Ý nghĩa phân tích hoạt động kinh tế

– Phân tích hoạt động kinh tế với một vị trí là công cụ quan trọng của nhận thức, nó trở thành một công cụ quan trọng để quản lý khoa học có hiệu quả các hoạt động kinh tế. Nó thể hiện chức năng tổ chức và quản lý kinh tế của Nhà nước.

  1. Mục đích phân tích

– Đánh giá kết quả hoạt động kinh tế, kết quả của việc thực hiện các nhiệm vụ được giao, đánh giá việc chấp hành các chế độ, chính sách của Nhà nước,…

– Xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố. Xác định nguyên nhân dẫn đến sự biến động các nhân tố làm ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ và xu hướng của hiện tượng kinh tế.

– Đề xuất các biện pháp và phương hướng để cái tiến phương pháp kinh doanh, khai thác các khả năng tiềm tàng trong nội bộ doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.

  1. Nguyên tắc phân tích

– Đảm bảo tính khách quan: tôn trọng sự thật khách quan, phản ánh đúng sự thật khách quan, không vì lợi ích cá nhân mà bóp méo xuyên tạc sự thật khách quan.

– Xuất phát từ việc đánh giá chung, sau đó mới đi sâu phân tích từng nhân tố.

– Đảm bảo tính sâu sắc, toàn diện, triệt để.

– Phải đặt hiện tượng kinh tế tượng trong trạng thái hoạt động không ngừng và trong mối quan hệ mật thiết giữa các hiện tượng kinh tế khác.

– Tùy theo nguồn lực và yêu cầu với phân tích mà lựa chọn quy mô phù hợp đồng thời linh hoạt trong việc lựa chọn các phương pháp phân tích.

  1. Nội dung phân tích

– Phân tích các chỉ tiêu về kết quả kinh doanh như khối lượng hàng  hóa nhập khẩu, doanh thu, giá thành lợi nhuận.

– Phân tích các chỉ tiêu kết quả kinh doanh trong mối liên hệ với các chỉ tiêu về điều kiện (yếu tố) của quá trình sản xuất kinh doanh như lao động, vật tư, tiền vốn, đất đai,…

Câu 2: Chỉ tiêu phân tích là gì? Phân loại chỉ tiêu phân tích?

  1. Chỉ tiêu phân tích

– Chỉ tiêu phân tích là tiêu thức phản ánh nội dung, phạp vi của kết quả kinh doanh, hiện tượng kinh tế cụ thể.

– Hệ thống chỉ tiêu phân tích là tập hợp các chỉ tiêu có liên quan cùng đáp ứng mục đích nghiên cứu nào đó đối với hiện tượng nghiên cứu.

  1. Phân loại chỉ tiêu

– Theo nội dung kinh tế:

  • Chỉ tiêu biểu hiện kết quả: Doanh thu, lợi nhuận, giá thành
  • Chỉ tiêu biểu hiện điều kiện: Lao động, tổng máy móc thiết bị, tổng số vốn, vật tư,…

– Theo tính chất của chỉ tiêu:

  • Chỉ tiêu khối lượng (số lượng): là chỉ tiêu phản ánh quy mô kết quả hay điều kiện kinh doanh như tổng khối lượng hàng hóa luân chuyển, tổng số lao động, tổng số vốn,…
  • Chỉ tiêu chất lượng: là chỉ tiêu phản ánh hiệu suất sử dụng các yếu tố hay hiệu suất kinh doanh như hiệu suất sử dụng vốn, năng suất lao động, giá thánh sản phẩm.

– Theo phương pháp tính toán:

  • Chỉ tiêu tuyệt đối: Thường dùng để đánh giá quy mô sản xuất và kết quả kinh doanh tại thời gian và không gian cụ thể.
  • Chỉ tiêu tương đối: Thường dùng trong phân tích các quan hệ kinh tế giữa các bộ phận (cơ cấu) hay xu hướng phát triển của chỉ tiêu
  • Chỉ tiêu bình quân: Nhằm phản ánh trình độ phổ biến của hiện tượng nghiên cứu.

– Theo cách biểu hiện:

  • Chỉ tiêu biểu hiện đơn vị hiện vật: chỉ tiêu có đơn vị tính phù hợp với đặc điểm vật lý.
  • Chỉ tiêu biểu hiện đơn vị giá trị: chỉ tiêu có đơn vị tính là tiền tệ.
  • Chỉ tiêu biểu hiện đơn vị thời gian: chỉ tiêu có đơn vị tính là thời gian.

Câu 3: Nhân tố là gì? Phân loại nhân tố?

  1. Nhân tố

– Nhân tố là những thành phần “nhỏ” hơn chỉ tiêu và ảnh hưởng đến chỉ tiêu.

– Nhân tố ảnh hưởng là những yếu tố bên trong của các hiện tượng và quá trình mà mỗi biến động của nó tác động trực tiếp đến độ lớn, tính chất, xu hướng và mức độ xác định của chỉ tiêu phân tích.

– Nhân tố là những nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh mà có thể tính toán được, lượng hóa được mức dộ ảnh hưởng.

  1. Phân loại nhân tố

– Căn cứ vào vai trò của nhân tố đối với biến động chỉ tiêu:

  • Nhân tố chủ yếu (nhân tố chính): là những nhân tố mà sự biến động của nó có ảnh hưởng nhiều nhất và quyết định nhiều nhất.
  • Nhân tố thứ yếu (nhân tố phụ): là những nhân tố mà sự biến động của nó có ảnh hưởng không nhiều đến sự biến động của chỉ tiêu.

– Căn cứ theo tính tất yếu của nhân tố:

  • Nhân tố chủ quan: là nhân tố mà nó phát triển theo hướng nào, mức độ bao nhiêu, phụ thuộc vào bản thân doanh nghiệp như trình độ sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn, tiết kiệm hao phí nguyên vật liệu,…
  • Nhân tố khách quan: là nhân tố phát sinh và tác động như một tất yếu ngoài sự chi phối của bản thân doanh nghiệp: giá cả thị trường, thuế suất,…

– Căn cứ theo tính chất của nhân tố:

  • Nhân tố số lượng: phản ánh quy mô sản xuất và kết quả kinh doanh.
  • Nhân tố chất lượng: phản ánh hiệu suất kinh doanh.

– Căn cứ theo xu hướng tác động:

  • Nhân tố tích cực: là nhân tố có tác động tốt làm tăng quy mô kết quả sản xuất kinh doanh.
  • Nhân tố tiêu cực: là nhân tố phát sinh và tác động làm ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh.

– Căn cứ theo nội dung kinh tế:

  • Nhân tố thuộc về điều kiện kinh doanh: là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như số lượng lao động, máy móc thiết bị, vật tư, tiền vốn,…
  • Nhân tố thuộc về kết quả kinh doanh: thường ảnh hưởng dây chuyền, từ khâu cung ứng đến sản xuất, đến tiêu thụ và từ đó đến tình hình tài chính của doanh nghiệp như giá cả yếu tố đầu vào, khối lượng hàng hóa sản xuất, tiêu thụ,…

Câu 4: Trình bày phương pháp so sánh trong phân tích kinh tế doanh nghiệp?

  1. Khái niệm: Là phương pháp phổ biến trong phân tích nhằm xác định vị trí và xu hướng biến động của hiện tượng, đánh giá kết quả. Có thể có các trường hợp sau:
  • So sánh giữa thực hiện với kế hoạch để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch.
  • So sánh giữa kỳ này với kỳ trước để xác định nhịp độ, tốc độ phát triển của hiện tượng.
  • So sánh giữa hai đơn vị để xác định mức độ tiên tiến hoặc lạc hậu giữa các đơn vị.
  • So sánh giữa thực tế với định mức, khả năng với nhu cầu.

2. So sánh bằng số tuyệt đối:

– Cho biết qui mô, khối lượng của hiện tượng nghiên cứu đạt vượt hay hụt giữa 2 kỳ.

– Mức biến động tuyệt đối (Chênh lệch tuyệt đối):

3. So sánh bằng số tương đối: Cho ta thấy xu hướng biến động, tốc độ phát triển, kết cấu của tổng thể, mức độ phổ biến của hiện tượng.

  1. Số tương đối kế hoạch

– Số tương đối kế hoạch dạng đơn giản: 

Trong đó: y1: Mức độ của hiện tượng nghiên cứu kỳ thực tế
  ykh: Mức độ của hiện tượng nghiên cứu kỳ kế hoạch

– Số tương đối kế hoạch dạng liên hệ

  • Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch: Khi tính cần liên hệ với chỉ tiêu nào đó có liên quan

– Số tương đối kế hoạch dạng kết hợp

  1. Số tương đối động thái: Dùng để biểu hiện xu hướng biến động, tốc độ phát triển của hiện tượng theo thời gian:
  2. Số tương đối kết cấu: Để xác định tỷ trọng của các bộ phận so với tổng thể:
  3. So sánh bằng số bình quân: Cho biết mức độ mà đơn vị đạt được so với số bình quân chung của tổng thể, của ngành. Cho phép đánh giá sự biến động chung về số lượng, chất lượng của các mặt hoạt động nào đó của quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.

 

Câu 5: Trình bày nội dung và ý nghĩa phương pháp chi tiết trong phân tích kinh tế doanh nghiệp?

  1. Chi tiết theo thời gian:

– Kết quả kinh doanh là kết qủa tiến độ thực hiện quá trình trong từng đơn vị thời gian xác định không đồng đều. Vì vậy ta phải chi tiết theo thời gian giúp cho việc đánh giá kết quả được sát, đúng và tìm được các giải pháp có hiệu quả cho công việc kinh doanh.

– Tác dụng:

  • Xác định thời điểm mà hiện tượng kinh tế xảy ra tốt nhất, xấu nhất.
  • Xác định tiến độ phát triển, nhịp điệu phát triển của hiện tượng kinh tế, từ đó giúp doanh nghiệp có biện pháp khai thác các tiềm năng, khắc phục được sự mất cân đối, tính thời vụ thường xảy ra trong quá trình kinh doanh.

– Tùy thuộc vào mục đích của phân tích có thể chia hiện tượng và kết quả kinh tế của năm theo các quý, tháng, tuần, kỳ,…

  1. Chi tiết theo địa điểm:

– Có những hiện tượng kinh tế xảy ra tại nhiều địa điểm khác nhau với những tính chất và mức độ khác nhau, vì vậy cần phân tích chi tiết theo địa điểm.

– Tác dụng:

  • Xác định những đơn vị, cá nhân tiên tiến, lạc hậu, tìm được những nhân tố điển hình, từ đó rút kinh nghiệm cho các đơn vị khác.
  • Xác định sự hợp lý hay không trong việc phân phối nhiệm vụ sản xuất giữa các đơn vị hoặc cá nhân.
  • Đánh giá tình hình hạch toán kinh doanh nội bộ.
  • Giúp cho việc đánh giá đúng đắn kết quả của từng đơn vị thành phần, từ đó có biện pháp khai thác các tiềm năng về sử dụng vật tư, lao động, tiền vốn, đất đai,… phù hợp với từng đơn vị trong kinh doanh.
  1. Chi tiết theo các bộ phận cấu thành: Chi tiết theo các bộ phận cấu thành giúp ta biết quan hệ cấu thành của các hiện tượng và kết quả kinh tế, nhận thức được bản chất của các chi tiêu kinh tế từ đó giúp cho việc đánh giá kết quả của doanh nghiệp được chính xác, cụ thể và xác định được nguyên nhân cũng như trọng điểm của công tác quản lý.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here