Phân Tích Hoạt Động Kinh Tế

0
7755
đề cương kinh tế ngoại thương
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Phân Tích Hoạt Động Kinh Tế

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]

Tổng hợp các đề cương đại học hiện có của Đại Học Hàng HảiĐề Cương VIMARU 

Kéo xuống để Tải ngay đề cương bản PDF đầy đủ: Sau “mục lục” và “bản xem trước”

(Nếu là đề cương nhiều công thức nên mọi người nên tải về để xem tránh mất công thức)

Đề cương liên quanQUAN HỆ KINH TẾ THẾ GIỚI

Mục Lục

Quảng Cáo

Tải ngay đề cương bản PDF tại đây: Phân Tích Hoạt Động Kinh Tế


Câu 1 : Hệ thống chỉ tiêu và nhân tố ảnh hưởng trong phân tích

  1. Hệ thống chỉ tiêu trong phân tích

Hệ thống chỉ tiêu là tập hợp các chỉ tiêu có liên quan cùng đáp ứng mục đích nghiên cứu nào đó đối với hiện tượng nghiên cứu

1.1 Khái niệm chỉ tiêu

Chỉ tiêu là tiêu thức phản ánh nội dung, phạm vi của kết quả kinh doanh, hiện tượng kinh tế cụ thể

1.2 Phân loại chỉ tiêu

  1. Theo nội dung kinh tế
  • Chỉ tiêu biểu hiện kết quả (doanh thu, lợi nhuận, giá thành)
  • Chỉ tiêu biểu hiện điều kiện (lao động, tổng máy móc thiết bị, tổng số vốn, vật tư)
  1. Theo tính chất của chỉ tiêu
  • Chỉ tiêu khối lượng (số lượng) là chỉ tiêu phản ánh quy mô kết quả hay điều kiện kinh doanh như tổng khối lượng hành hóa luân chuyển, tổng số lao động, tổng số vốn
  • Chỉ tiêu chất lượng là chỉ tiêu phản ánh hiệu suất sử dụng các yếu tố hay hiệu suất kinh doanh, vd: hiệu suất sử dụng vốn, năng suất lao động, giá thành sản phẩm
  1. Theo phương pháp tính toán
  • Chỉ tiêu tuyệt đối: thường dùng để đánh giá quy mô sản xuất và kết quả kinh doanh tại thời gian và không gian cụ thể
  • Chỉ tiêu tương đối: thường dùng trong phân tích các quan hệ kinh tế giữa các bộ phân (cơ cấu) hay xu hướng phát triển của chỉ tiêu
  • Chỉ tiêu bình quân: nhằm phản ánh trình độ phổ biến của hiện tượng nghiên cứu
  1. Theo cách biểu hiện
  • Chỉ tiêu biểu hiện đơn vị hiện vật: chỉ tiêu có đơn vị tính phù hợp với đặc điểm vật lý
  • Chỉ tiêu biểu hiên đơn vị giá trị: là chỉ tiêu có đơn vị tính là tiền tệ
  • Chỉ tiêu biểu hiện đơn vị thời gian: là chỉ tiêu có đơn vị tính là thời gian
  1. Nhân tố ảnh hưởng trong phân tích

2.1 Khái niệm

Nhân tố ảnh hưởng là những yếu tố bên trong của hiện tượng và quá trình mà mỗi biến động của nó tác động trực tiếp đến độ lớn, tính chất, xu hướng và mức độ xác định của chỉ tieu phân tích

Hoặc nhân tố là những nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh mà có thể tính toán được, lượng hóa được mức độ ảnh hưởng

2.2 Phân loại

  1. Căn cứ theo nội dung kinh tế
  • Nhân tố thuộc về điều kiện kinh doanh: là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như số lượng lao động, máy móc thiết bị, vật tư, tiền vốn
  • Nhân tố thuộc về kết quả kinh doanh: thường ảnh hưởng dây chuyền, từ khâu cung ứng đến sản xuất, đến tiêu thụ và từ đó ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp như giá cả các yếu tố đầu vào, khối lượng hàng hóa sản xuất, tiêu thụ
  1. Căn cứ theo tính tất yếu của nhân tố
  • Nhân tố chủ quan: là nhân tố mà nó phát triển theo hướng nào, mức độ bao nhiêu, phụ thuộc vào bản thân doanh nghiệp như trình độ sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn, tiết kiệm hao phí nguyên vật liệu
  • Nhân tố khách quan: là nhân tố phát sinh và tác động như một tất yếu ngoài sự chi phối của bản thân doanh nghiệp: giá cả thị trường, thuế suất…
  1. Căn cứ theo tính chất của nhân tố
  • Nhân tố số lượng: phản ánh quy mô sản xuất và kết quả kinh doanh
  • Nhân tố chất lượng: phản ánh hiệu suất kinh doanh
  1. Căn cứ theo xu hướng tác động
  • Nhân tố tích cực: là nhân tố có tác động tốt làm tăng quy mô kết quả sản xuất kinh doanh
  • Nhân tố tiêu cực: là nhân tố phatsinh và tác động làm ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh (giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh)

 

 

Câu 2: Nội dung phương pháp so sánh trong phân tích kinh doanh

  1. Phương pháp so sánh

Là phương pháp được vận dụng phổ biến trong phân tích nhằm xác định vị trí và xu hướng biến động của hiện tượng, đánh giá kết quả. Có thể có các trường hợp so sánh sau:

  • So sánh giữa hiện tượng với kế hoạch để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch
  • So sánh giữa kì này với kì trước để xác định nhịp độ, tốc độ phát triển của hiện tượng
  • So sánh giữa đơn vị này và đon vị khác để xác định mức độ tiến triển hoạc lạc hậu giữa các đơn vị
  • So sánh giữa thực tế với định mức, khả năng với nhu cầu.

Chú ý: Khi so sánh phải đảm bảo nguyên tắc so sánh được thống nhất về nội dung, đơn vị, phương pháp tính.

  • So sánh bằng số tuyệt đối

Cho biết quy mô, khối lượng của hiện tượng nghiên cứu đạt, vượt, hụt giữa hai kì.

Mức biến động tuyệt đối ( chênh lệch tuyệt đối ) : Δy =

Trong đó:

: Mức độ của hiện tượng nghiên cứu kì thực tế, kì gốc

Δy : Mức độ biến động tuyệt đối của hiện tượng nghiên cứu

  • So sánh bằng số tương đối

Cho ta thấy xu hướng biến động, tốc độ phát triển, kết cấu của tổng thể, mức độ phổ biến của hiện tượng.

  1. Số tương đối kế hoạch

+ Số tương đối kế hoạch dạng giản đơn:

Trong đó:

: Mức độ của hiện tượng nghiên cứu kì thực tế, kì kế hoạch

+ Số tương đối kế hoạch dạng liên hệ

Tỉ lệ hoàn thành kế hoạch : Ki tích cần liên hệ với một chỉ tiên nào đó có liên quan

Tỉ lệ HTKH =

Hệ số tính chuyển  =

+ Số tương đối kế hoạch dạng kết hợp

Mức biến động tương đối của chi tiêu nghiên cứu =

  1. Số tương đối động thái

Dùng để biểu hiện xu hướng biến động, tốc độ phát triển của hiện tượng theo thời gian.

t =

  1. Số tương đối kết cấu

Để xác định tỉ trọng của bộ phận so với tổng thể: d =

ybp: mức độ của bộ phận

: mức độ của tổng thể

  • So sánh bằng số bình quân

Cho biết mức độ mà đơn vị đạt được so với số bình quân chung của tổng thể, của ngành. Cho phép đánh giá sự biến động chung về số lượng, chất lượng của các mặt hoạt động nào đó của quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.

 

Câu 3: Nội dung phương pháp thay thế liên hoàn trong phân tích kinh doanh

  1. Phương pháp thay thế liên hoàn

Phương pháp này được vận dụng trong trường hợp các nhân tố có mối quan hệ tích, kết hợp cả tích số và thương số, tổng các tích số, hoặc kết hợp tổng hiệu thương tích với chỉ tiêu kinh tế.

+ Nội dung:

  • Phải xác định số lượng các nhân tố ảnh hưởng, mối quan hệ của chúng với chỉ tiêu nghiên cứu, từ đó xác định công thức của chỉ tiêu đó.
  • Cần sắp xếp các nhân tố theo trình tự nhất định, nhân tố số lượng đứng trước, nhân tố số lượng đứng sau. Trong trường hợp có nhiều nhân tố số lượng, nhân tố chất lượng thì nhân tố chủ yếu xếp trước, nhân tố thứ yếu xếp sau, hoặc theo mối quan hệ nhân quả không được đảo lộn trật tự này.
  • Tiến hành lần lượt thay thế từng nhân tố theo một trình tự nói trên. Nhân tố nào được thay thế rồi thì lấy giá trị thực tế từ đó. Nhân tố nào chưa được thay thế phải giữ nguyen giá trị kì gốc hoặc kì kế hoạch. Thay thế xong một nhân tố phải tính ra kết quả cụ thể của lần thay thế đó. Sau đó, lấy kết quả này so với kết quả của lần thay thế trước. Chênh lệch tính được chính là ảnh hưởng của nhân tố dược thay thế.
  • Có bao nhiêu nhân tố thì thay thế bấy nhiêu lần. Cuối cùng tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố so với chênh lệch của chỉ tiêu nghiên cứu.

+ Khái quát :

Chỉ tiêu tổng thể: y

Các nhân tố : a, b, c

+ Phương trình kinh tế: y =abc

Giá trị chỉ tiêu kì gốc :

Giá trị chỉ tiêu kì NC :

+ Xác định đối tượng phân tích: Δy =    =

+ Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích:

  • Ảnh hưởng của nhân tố thứ nhất ( a ) đến y:

Thay thế lần 1:

Ảnh hưởng tuyệt đối :  Δ =    =

Ảnh hưởng tương đối  : ð

  • Ảnh hưởng của nhân tố thứ hai ( b ) đến y:

Thay thế lần 2 :

Ảnh hưởng tuyệt đối :  Δ =    =

Ảnh hưởng tương đối  : ð

  • Ảnh hưởng của nhân tố thứ ba ( c ) đến y:

Thay thế lần 3 :

Ảnh hưởng tuyệt đối :  Δ =    =

Ảnh hưởng tương đối  : ð

Tổng  ảnh hưởng của các nhân tố:

Δ + ΔΔ = Δy

ðð +  ð = ð = (Δy.100)/

Câu 4: Trình tự và nội dung phân tích

Trình tự tiến hành phân tích

  1. Xây dựng công thức phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh và xây dựng các bảng biểu phân tích

+ Lập phương trình kinh tế

+ Xác định đối tượng phân tích: Chính là chênh lệch chỉ tiêu phân tích giữa hai kì

+ Xác định mức độ ảnh hưởng và lập bảng phân tích

  1. Phân tích

+ Đánh giá chung

+ Phân tích chi tiết các nhân tố ảnh hưởng: Phân tích nguyên nhân chủ quan, khách quan, ảnh hưởng tích cực, tiêu cực đến kết quả kinh doanh

+ Kết luận – kiến nghị

  • Tổng hợp các nguyên nhân, nêu bật những nguyên nhân chủ yếu, chủ quan, những mặt mạnh, mặt tồn tại, nêu các tiềm năng chưa khai thác hết.
  • Trên cơ sở những nguyên nhân chủ quan tiêu cực và khả năng xuất hiện và tác động của các nguyên nhân, đề xuất các biện pháp cụ thể nhằm khai thác hết khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp, xây dựng định hướng phát triển trong thời gian tới nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Câu 5: Nội dung phân tích chất lượng sản phẩm

Chất lượng sản xuất là một trong những chỉ tiêu quan trọng, có quyết  định ảnh hưởng đên sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Có nâng cao chất lượng công tác sản xuất, doanh nghiệp mới có dược những sản phẩm tốt, mới hạ được giá thành, tạo điều kiện hạ giá bán sản phẩm, đảm bảo cho sản phẩm của dn có uy thế cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường. Vì vậy sau khi phân tích tình hình sản xuất về khối lượng, cần phân tích tình hình sản xuất về chất lượng

  1. Phân tích đối với những sản phẩm không phân thành thứ hạng phẩm cấp chất lượng

Chỉ tiêu dùng phân tích

  1. Tỷ lệ phế phẩm tính bằng hiện vật:
  2. Tỷ lệ phế phẩm tính bằng giá trị
  • Tỷ lệ phế phẩm cá biệt

x 100 (%)

hi phí thiệt hại của sp i = chi phí SX SP hỏng không được sửa chữa + Chi phí sửa chữa sp hỏng sửa chữa được của sp i

  • Tỉ lệ phế phẩm bình quân
  =
  =

=

  • Cách thức phân tích

+ Phân tích chung:

  • Xem xét sự biến động tỉ lệ phế phẩm của từng sản phẩm

Δ : chất lượng sản phẩm kém đi

Δ  < 0 : chất lượng sản phẩm tốt hơn

Δ chất lượng sản phẩm không thay đổi

  • Xem xét sự biến động tỉ lệ phế phẩm của toàn doanh nghiệp

+ Xác định biến động tỉ lệ phế phẩm bình quân Δ

+ Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến tỉ lệ phế phẩm bình quân. ( nhân tố kết cấu sản phẩm sản xuất, nhân tố tỉ lệ phế phẩm của từng sản phẩm). Căn cứ vào ảnh hưởng của nhân tố tỉ lệ phế phẩm của từng sản phẩm để đánh giá chất lượng sản phẩm của toàn doanh nghiệp.

+ Phân tích nguyên nhân biến động chất lượng sản xuất trên cơ sở đó để đề xuất biện pháp khắc phục cho kì sau.

  1. Phân tích đối với những sản phẩm có phân thành thứ hạng phẩm cấp chất lượng
  2. Hệ số phẩm cấp bình quân

Số lượng từng loại sp

: Đơn giá kế hoạch từng loại sản phẩm

Đơn giá kế hoạch sản phẩm loại I

  • Cách thức phân tích
  • Tính hệ số phẩm cấp kì kế hoạch và kì thực hiện. So sánh hệ số phẩm cấp giữa hai kì để đánh giá xu hướng biến động về chất lượng sp
  • Xác định ảnh hưởng của chất lượng sp đến giá trị sx

Trong đó:

Hệ số phẩm cấp kì thực tế của sp i

Hệ số phẩm cấp kì kế hoạch của sp i

Tổng số lượng thực tế của sp i

Đơn giá kế hoạch phẩm cấp loại I của sp i

Phân tích nguyên nhân thay đổi chất lượng sp

  • Đề xuất biện pháp nâng cao lượng sp
  1. Tỉ trọng từng loại phẩm cấp

Phương pháp này chỉ vận dụng trong trường hợp sản phẩm chỉ có hai loại phẩm cấp

  1. Phương pháp giá bình quân

P =

  • Cách thức phân tích
  • Tính giá bình quân kì kế hoạch và kì thực hiện. So sánh giá bình quân giữa hai kì để đánh giá xu hướng biến động về chất lượng sp
  • Xác định ảnh hưởng của chất lượng sp đến giá trị sx

Trong đó:

Giá bình quân kì thực tế của sp i

Giá bình quân kì kế hoạch của sp i

Tổng số lượng thực tế của sp i

Phân tích nguyên nhân thay đổi chất lượng sp

  • Đề xuất biện pháp nâng cao chất lượng sp

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here