Phác Đồ Điều Trị: U Vùng Mũi Họng

0
1820
Phác Đồ Điều Trị: U Vùng Mũi Họng
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Phác Đồ Điều Trị: U Vùng Mũi Họng

  1. Đại cương
    1 / Định nghĩa :
    1.1. Đại cương:

Hơn 20 năm gần đây, với sự tiến bộ của gây mê hồi sức, các kỹ thuật mổ tiên tiến và các phương pháp tạo hình cải tiến, đã cho phép thực hiện những phẫu thuật u vùng mũi họng phức tạp mà trước đây chưa thể làm tốt được.
Các loại u có thể gặp ở vùng mũi hong:

✓ U lành:

* u lành: u xơ mạch họng mũi vị thành niên, u xương, u sợi thần kinh …
* các u bẩm sinh (như u bì, u thần kinh đệm …)
* các u do viêm (như u nhày, u nấm, cholesterol granuloma …)
* các u do bất thường mạch máu (như phình mạch, dị dạng mạch …)

✓ U ác:

* ung thư biểu mô (các carcinoma …)
* ung thư không biểu mô (các sarcoma …)
* ung thư lưới-lympho (lymphoma …)

1.2. Định nghĩa:

Quảng Cáo

U vùng mũi họng là một nhóm bệnh lớn với các u lành và u ác ở các vị trí giải phẫu như sau:
❖ Các u ở vùng hốc mũi và tháp mũi.
❖ Các u ở vùng xoang cạnh mũi như: xoang sàng, xoang bướm, xoang trán và xoang hàm.
❖ Các u ở vùng họng mũi, họng miệng và hạ họng.

  1. Tiêu chuẩn chẩn đoán: dựa vào
    2.1. Bệnh sử:

♦ Các u lành có diễn tiến bệnh chậm, u thường phát triển trong
thời gian dài, nhiều tháng hay nhiều năm.
♦ Các u ác có diễn tiến nhanh, xâm lấn vào các cơ quan lân cận,
có thể cho di căn gần (hạch cổ) hay di căn xa.

2.2. Lâm sàng:
2.2.1. Triệu chứng cơ năng:

❖ Các u vùng mũi và họng mũi:
* nghẹt mũi một bên,
* chảy máu mũi một bên,
* chảy mũi một bên,
* có thể có nhức đầu.
Diễn tiến nặng:
♦ u xâm lấn vào hốc mắt gây lồi mắt, liệt vận nhãn, hay mù mắt.
♦ u xâm lấn hố chân bướm hàm gây há miệng hạn chế hay khít hàm.
♦ u có thể xâm lấn nội sọ gây triệu chứng liệt các dây thần kinh sọ số I, II, III, IV và VI.
❖ Các u vùng họng miệng và hạ họng có triệu chứng:
* nuốt vướng, nuốt nghẹn, nuốt khó,
* nói giọng ngậm hạt thị.

2.2.2. Triệu chứng thực thể:

* Nội soi mũi trước và mũi sau (dùng ống cứng 0o hay 30o): để đánh giá kích thước, hình dạng, tính chất, sự lan rộng của các u vùng hốc mũi và họng mũi.
* Nội soi họng miệng và hạ họng (dùng ống cứng 90o): để đánh giá kích thước, hình dạng, tính chất, sự lan rộng của các u vùng họng.

2.3. Cận lâm sàng:
2.3.1. CT-scan vùng họng mũi (axial, coronal và sagittal): để xác định chính xác vị trí u, kích thước, mức độ xâm lấn vào các phần xương lân cận.

2.3.2. MRI vùng họng mũi (axial, coronal và sagittal): để xác định mức độ xâm lấn vào các phần mềm lân cận.
2.3.3. Chụp mạch máu cản quang (thẳng và nghiêng): để xác định mạch
máu phân bố đến u họng mũi.
2.3.4. Sinh thiết u, có nhiều cách:
❖ Sinh thiết mũi-xoang dưới nội soi hốc mũi bằng ống cứng (0o hay 30 o).
❖ Sinh thiết mở: rạch da, bóc tách đến phần u lan ra dưới da.
❖ Sinh thiết bằng kim chọc hút.
3. Điều trị:
3.1. Nội khoa: dùng trong số ít trường hợp
3.1.1. Khối u có kèm nhiễm trùng: dùng thuốc kháng sinh thích hợp, thuốc chống viêm, nâng đỡ thể trạng.
3.1.2. Dùng kích thích tố: như thuốc ức chế thụ thể testosterone (Flutamide, Bicalutamide) để làm chậm sự phát triển của u xơ mạch họng mũi vị thành niên .
3.1.3. Xạ trị và hóa trị liệu: trong các trường hợp u ác hay các u xơ mạch quá to
xâm lấn vào những vị trí không thể mổ tới được (chuyển BV. Ung bướu).
3.2. Ngoại khoa: đối với các u vùng họng mũi lành tính
3.2.1. Hội chẩn các chuyên khoa (CK) trước mổ:
❖ CK. Tai-mũi-họng: đảm trách chính trong việc chuẩn bị và phẫu thuật u vùng mũi họng.
❖ CK. Mắt: đảm trách theo dõi đánh giá tình trạng mắt và vận nhãn trong trường hợp u to có xâm lấn vào hốc mắt.
❖ CK. Răng hàm mặt: đảm trách việc tái tạo, phục hồi biến dạng răng hàm mặt (nếu có) do phẫu thuật.
❖ CK. Phẫu thuật-Gây mê hồi sức: đảm trách công tác gây mê hạ huyết áp chỉ huy trong lúc mổ.
❖ CK. Ngoại thần kinh: đảm trách cuộc mổ khi có tình trạng dò dịch não tủy lúc mổ.
❖ CK. Nhi và CK hồi sức tích cực-chống độc (nếu bệnh nhân là trẻ em): đảm trách công tác hồi sức sau mổ.
❖ CK. Cấp cứu: cho mượn máy thở Benett (nếu cần).
3.2.2. Chuẩn bị trước mổ:
* Xét nghiệm tiền phẫu.
* Thực hiện tắc mạch trước mổ (ở Trung tâm Medic- Hòa Hảo).
* Chuẩn bị máu dự trữ để sử dụng khi cần thiết.
3.2.3. Phẫu thuật:
Có nhiều đường mổ và kỹ thuật mổ khác nhau tùy theo vị trí, kích thước, mức độ xâm lấn của các khối u.
☆ Đường mổ nội soi qua mũi: cần máy nội soi và các dụng cụ mổ nội soi chuyên dùng.
☆ Đường mổ xuyên qua khẩu cái.
☆ Đường mổ Denker.
☆ Đường mổ di chuyển mặt.
☆ Đường mổ cắt bỏ phần trong xương hàm trên: đường rạch da cạnh mũi, đường Weber-Ferguson, đường Lynch.
3.2.4. Hậu phẫu:
❖ Thời gian nằm viện từ 1 đến 2 tuần.
❖ Các thuốc dùng sau mổ: kháng sinh phòng ngừa nhiễm trùng, thuốc cầm máu, giảm đau, chống phù nề.
❖ Điều trị nâng đỡ: dinh dưỡng qua dịch truyền, truyền máu.
❖ Theo dõi phát hiện và xử trí các biến chứng (nếu có).
3.2.5. Điều trị biến chứng:
✓ Chảy máu sau mổ: thuốc cầm máu, cầm máu mũi trước, cầm máu mũi sau, tắc mạch tại chỗ hay tắc mạch từ xa …
✓ Nhiễm trùng vết mổ: dùng kháng sinh và dẫn lưu tốt.
✓ Chảy dịch não tủy sau mổ:
♦ Nếu chảy ít: điều trị bảo tồn, nằm nghỉ, chọc dò tủy sống.
♦ Nếu chảy nhiều hay chảy kéo dài hơn 3-5 ngày: cần mổ vá lỗ dò dịch não tủy.

Phác Đồ Điều Trị: U Vùng Mũi Họng

Xem thêm: Phác đồ Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương HCM

  1. Phác Đồ Xử Trí Vỡ Tạng Đặc
  2. Phác Đồ Điều Trị Sỏi Tiết Niệu
  3. Phác Đồ Điều Trị Tăng Sinh Lành Tính Tuyến Tiền Liệt
  4. Phác Đồ Điều Trị Ung Thư Tuyến Tiền Liệt
  5. Phác Đồ Điều Trị Ung Thư Tế Bào Thận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here