Phác Đồ Điều Trị Rối Loạn Ám Ảnh Cưỡng Bức

0
1703
Phác Đồ Điều Trị Rối Loạn Ám Ảnh Cưỡng Bức
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN ÁM ẢNH CƯỠNG BỨC (OCD)

I/ Chẩn Đoán:

Theo ICD 10, để chẩn đoán xác định, các triệu chứng ám ảnh hoặc hành vi cưỡng chế, hoặc cả hai, phải hiện diện trong hầu hết các ngày trong ít nhất 2 tuần liên tiếp và là nguồn gốc gây đau khổ hoặc trở ngại cho hoạt động của người bệnh. Các triệu chứng ám ảnh phải có những đặc điểm sau đây:

(a) . Chúng phải được thừa nhận là các ý nghĩ hoặc xung động của chính người bệnh.

(b) . Phải có ít nhất một ý nghĩ hoặc hành động mà bệnh nhân vẫn còn chống lại một cách vô hiệu, dù rằng có thể có các ý nghĩ hoặc hành động khác mà bệnh nhân không còn chống lại nữa.

(c) .Ý nghĩ về thực hiện hành động tự nó phải không mang lại thích thú (sự giảm căng thẳng hoặc lo âu đơn thuần không được xem là thích thú theo nghĩa này).

(d) . Các ý nghĩ, hình ảnh, hoặc xung động phải lặp đi lặp lại một cách khó chịu.

II/ Các Trắc Nghiệm Tâm Lý Hỗ Trợ

• Thang lượng giá trầm cảm – lo âu

Quảng Cáo

• Trắc nghiệm nhân cách

III/ Điều Trị

Xác định các mục tiêu điều trị và các rối loạn đi kèm, các tình trạng lạm dụng rượu và lạm dụng chất

III.1. Tâm Lý Trị Liệu:

Liệu Pháp Hành Vi Nhận Thức, Liệu Pháp Hành Vi, Liệu Pháp Gia Đình, Trị Liệu Giải Mẩn Cảm

III.2. Hóa Dược:

-Thuốc chống trầm cảm: Lựa chọn ưu tiên SSRI (thuốc và liều dùng xem phụ lục)

– Thuốc tăng tuần hoàn não và bồi bổ thần kinh (thuốc và liều dùng xem phụ lục)

Nếu đáp ứng một phần hoặc không đáp ứng:

III.3. Phối Hợp Tâm Lý Liệu Pháp Và Hóa Dược.

Nếu các triệu chứng chỉ đáp ứng 1 phần với SSRI sau 10 đến 12 tuần điều trị có thể kết hợp tâm lý liệu pháp.

Nếu các triệu chứng không đáp ứng với SSRI hoặc không dung nạp các tác dụng phụ của thuốc có thể chuyển sang thuốc khác trong nhóm SSRI (vd: Fluvoxamine hoặc paroxetine) hoặc SNRI (venlafaxine). Hay phối hợp với các thuốc chống trầm cảm

Cần đánh giá hội chứng ngưng thuốc Nguy cơ tự sát

Nếu các triệu chứng không đáp ứng với SSRI hoặc SNRI có thể sử dụng các thuốc chống loạn thần

Khi xuất hiện tác dung phụ của thuốc cần xem xét:

• Tiếp tục theo dõi các triệu chứng (nếu các tác dụng phụ nhẹ và người bệnh có thể chấp nhận)

• Giảm liều thuốc

• Ngưng thuốc và chuyển sang thuốc khác hoặc tâm lý liệu pháp. Khi ngưng thuốc, giảm liều từ từ. Nếu các triệu chứng tái lại sau khi giảm liều, tăng liều thuốc lại hoặc thêm liệu pháp hành vi nhận thức.

Tài liệu tham khảo

1. Ashok B.Raj, David V.Sheehan: Medical Evaluation of the Anxious Patient, Psychiatric Annals 18(3), pp.176-178, 1988.

2. Dan J.Stein, Eric Hollander: Textbook of Anxiety Disorders, American Psychiatric Publishing: pp.109-403, 2002.

3. Kaplan and Sadock (2007), Synopsis of Psychiatry, Lippincott Williams and Wilkins, pp. 976-1126

4. The ICD-10, Classification of Mental and Behavioural Disorders (1992), World Health Organisation Geneva, pp. 141

Phác Đồ Điều Trị Rối Loạn Ám Ảnh Cưỡng Bức

Xem thêm Phác đồ điều Trị Bệnh Viện Tâm Thần (Hồ Chí Minh):

  1. Phác Đồ Điều Trị Rối Loạn Lo Âu Lan Tỏa
  2. Phác Đồ Điều Trị Rối Loạn Lưỡng Cực
  3. Phác Đồ Điều Trị Rối Loạn Nhân Cách
  4. Phác Đồ Điều Trị Rối Loạn Phát Triển Lan Tỏa (Tự Kỷ, Hội Chứng Rett)
  5. Phác Đồ Điều Trị Rối Loạn Tâm Thần Trên Trẻ Chậm Phát Triển Tâm Thần

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here