Phác Đồ Điều Trị Viêm Tai Giữa Mãn Tính

0
2728
Phác Đồ Điều Trị Viêm Tai Giữa Mãn Tính
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Phác Đồ Điều Trị Viêm Tai Giữa Mãn Tính

1. ĐỊNH NGHĨA

Viêm Tai giữa mãn tính là VTG kéo dài trên 3 tháng.

2. CÁC THỂ LÂM SÀNG

2.1. VTG mãn tính xuất tiết

– Là viêm tai xơ, không chảy nước ra ngoài tai, ít khi thủng nhĩ, còn gọi là xơ nhĩ.

– Triệu chứng lâm sàng:

  • Điếc : tăng dần, có tính chất dẫn truyền.
  • Ù tai, giọng trầm.
  • Khám tai: màng nhĩ, đục, lõm.

– Điều trị:

  • Giải quyết các nguyên nhân ở mũi và vòm.
  • Thông khí tai giữa.

2.2. VTG mãn tính tiết nhày mủ

– Nguyên nhân do mũi xoang, vòm (VA) kèm thêm bệnh tích ở sào bào, thượng nhĩ gây chảy mủ tai kéo dài.

– Lâm sàng :

Quảng Cáo
  • Vàng nhạt hoặc trong quánh, không thối.
  • Lỗ thủng màng nhĩ trước dưới.
  • Không bao giờ có cholestéatoma.
  • Xương chũm không đặc ngà.

– Thính lực đồ : điếc dẫn truyền nhe

– X quang : Xương chũm kém thông bào.

– Điều trị:

  • Chăm sóc tai
  • Điều trị nguyên nhân ở mũi và vòm.
  • Phẫu thuật: nên mở thượng nhĩ khi có chỉ định.

2.3. VTG mãn tính mủ

– Hay gặp, thường kèm bệnh tính xương chũm.

– Lâm sàng:

  • Chảy mủ tai vàng hoặc xanh thối.
  • Điếc: kiểu dẫn truyền.
  • Đau: ít gặp, nhưng khi có là dấu hiệu có giá trị, đáng lưu ý
  • Khám tai: lỗ thủng nguy hiểm khi ở 1/4 sau sau trên ngoạm vào xương, thủng hoặc sùi ở màng chùn.
  • Đôi khi có thể thấy cholesteatoma là 1 khối mềm trắng giống bã đậu gồm những tế bào biểu mô lẫn với mỡ và cholesterine, rất nguy hiểm, có thể gây biến chứng nội sọ.

2.4. VTXC mãn tính

– Lâm sàng

  • Nhức dầu
  • Chảy mủ tai: thối
  • Điếc
  • Khám tai: lỗ thủng góc trên sau ngoạm xương.

– Thể lâm sàng:

  • VTXC mãn tính có lỗ dò sau tai, dò Gellé.
  • VTXC mãn tính có cholesteatoma : nguy hiểm, có thể có BCNS.
  • Thể diễn biến ở bệnh nhân lao hoặc giang mai.

– Điều trị:

  • Nội khoa: ít tác dụng.
  • Phẫu thuật: hiện nay thường giải quyết tiệt căn viêm xương và có phối hợp

chỉnh hình tai giữa, chỉnh hình chuỗi xương con.

3. ĐIỀU TRỊ

Kháng sinh:

Có thể sử dụng 1 trong các loại sau

– Augmentine

– Ceíuroxime (Zinnat; Zinmax;…)

– Cetíxime (Cexim;…)

– Clindamycine(Tidact, Neotacine, Dalacin)

– Ciproũoxacine (Serviũox, Ciprobay;…)

– Sparloxacine (Spardac;…)

Kháng viêm:

Có thể sử dụng 1 trong các loại sau

– Steroide:

+ Prednisolone 5mg:

+ Methylprednisolone (Medrol 4mg,16mg)

– Non-Steroid:

+ Diclofenac (Neo-pyrazone 50mg)

– Enzyme:

+ Lysozyme (Noflux 90mg)

+ Serratiopeptidase (Garzen lOmg)

Giảm đau:

Có thể sử dụng 1 trong các thuốc sau

– Paracetamol (Acemol 0,325g; Panadol 0,5g; Efferalgan 0,5g; Dafalgan 0,15g;…) 30 – 40 mg/kg/24giờ

– Di-antalvic: lv X 3-41ần/24 giờ

Kháng Histamine:

Có thể sử dụng 1 trong các thuốc sau

– Chlopheniramin

– Actifed

– Fexofenadine (Teliast 60mg, Altiva 60mg)

– Cetirizine (Zyrtec lOmg)

– Loratadine (Clarityne lOmg)

Phác Đồ Điều Trị Viêm Tai Giữa Mãn Tính

Xem thêm Phác đồ Bệnh viện Tai Mũi Họng

  1. Phác Đồ Điều Trị Phác Đồ Điều Trị Viêm Họng Mạn Tính
  2. Phác Đồ Điều Trị Thuốc Điều Trị Nhọt Ống Tai Ngoài
  3. Phác Đồ Điều Trị Viêm Họng – Amiđan Cấp
  4. Phác Đồ Điều Trị Viêm Mũi Mãn Tính
  5. Phác Đồ Điều Trị Viêm Tai Giữa Cấp Tính

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here