Phác Đồ Điều Trị Răng Khôn Lệch, Ngang, Ngầm Biến Chứng

0
1518
Phác Đồ Điều Trị Răng Khôn Lệch, Ngang, Ngầm Biến Chứng
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Phác Đồ Điều Trị Răng Khôn Lệch, Ngang, Ngầm Biến Chứng

1. CHẨN ĐOÁN:

1.1. Chẩn đoán sơ bộ:

1.1.1. Lâm sàng:

– Mặt sưng nề, mất cân xứng, đau nhẹ hay đau nhiều.

– Há miệng hạn chế.

– Vùng răng liên hệ sưng đỏ, đau, có mủ.

– Bệnh nhân có thể thấy sốt nhẹ.

1.1.2. Cận lâm sàng:

Quảng Cáo

– X-Quang: Panorex, cận chóp.

– Trên phim thấy hình ảnh răng khôn lệch, ngang, ngầm biến chứng.

1.2. Chẩn đoán xác định:

Biến chứng răng khôn: lệch, ngang, ngầm.

2. ĐIỀU TRỊ:

2.1. Chỉ định:

– Răng khôn lệch, ngang, ngầm.

2.2. Chống chỉ định:

– Bệnh nhân tiểu đường, tim mạch, các bệnh lý về máu…(muốn phẫu thuật phải xin ý kiến Bác sĩ chuyên khoa).

– Trong giai đoạn điều trị ung thư (xạ trị).

– Phụ nữ có thai: 3 tháng đầu, 3 tháng cuối của thai kỳ.

2.3. Phác đồ điều trị:

2.3.1. Phương pháp điều trị: Khám và làm bệnh án.

– Xét nghiệm máu: công thức máu, TS, TC (có thể có TQ, TCK, thử đường huyết nếu cần) (tùy theo cơ địa bệnh nhân mà có chỉ định cần thiết)

– X-Quang.

– Phẫu thuật được tiến hành các bước như sau:

  • Sát trùng tại chỗ bằng Povidone Iodine 10%.
  • Gây tê vùng gai Spix, gây tê tại chỗ.
  • Rạch vạt hình tam giác hoặc tứ giác.
  • Bóc tách niêm mạc, bộc lộ răng 8 mặt ngoài, mặt xa.
  • Khoan xương ổ răng + tạo điểm tựa, cắt chia răng.
  • Nạo dũa, bơm rửa, kiểm tra vết thương.
  • Khâu vết thương.

Thuốc dùng trong điều trị: Tùy thực tế trên lâm sàng, có thể lựa chọn thuốc điều trị cho phù hợp.

– KHÁNG SINH:

  • Clindamycin (viên nang 150mg , 300mg):

o Đối với người lớn:

❖ 150 – 300 mg, uống mỗi 6 giờ 1 lần.

❖ Nhiễm khuẩn nặng: 450 mg, uống mỗi 6 giờ 1 lần. o Đối với trẻ em:

❖ 3 – 6 mg/kg thể trọng, uống mỗi 6 giờ 1 lần.

❖ Trẻ em dưới 1 tuổi hoặc cân nặng dưới 10 kg: 3,75mg, uống mỗi 8 giờ/lần.

❖ Dùng 5 đến 7 ngày tùy từng trường hợp.

  • Hoặc Cephalexin (viên nang 250mg, 500mg):

o Đối với người lớn:

❖ Liều thường dùng: 250 – 500 mg, uống mỗi 6 giờ một lần.

❖ Liều có thể lên tới 4g/ngày. Nhưng khi cần liều cao hơn, cần cân nhắc dùng một cephalosporin tiêm.

o Đối với trẻ em:

❖ Liều thường dùng: 25 – 60mg/kg thể trọng trong 24 giờ, chia thành 2 – 3 lần uống.

❖ Trường hợp nhiễm khuẩn nặng, liều tối đa là 100mg/kg thể trọng trong 24 giờ.

o Dùng 5 đến 7 ngày tùy từng trường hợp.

  • Hoặc Ciprofloxacin (viên nén 200mg, 500mg):

o Chỉ dùng cho người lớn: Liều thường dùng 500 mgx 2 lần/ngày (uống).

o Dùng 5-7 ngày tùy từng trường hợp nhiễm trùng nặng nhẹ.

o Chống chỉ định: Quá mẩn cảm với Ciprofloxacin hay các loại Quinolone khác, trẻ em thiếu niên, phụ nữ có thai, cho con bú.

– KHÁNG VIÊM:

  • Dexamethasone (viên nén 0,5mg):

o Người lớn: 1 viên x 3 lần/ngày (uống). o Dùng 3 – 6 ngày tùy từng trường hợp nhiễm trùng nặng hay nhẹ.

o Chống chỉ định: Loét dạ dày, tá tràng, cao huyết áp, bệnh tuyến giáp… .thận trọng khi dùng đối với trẻ em.

  • Hoặc Acid Tiaprofenic (viên nén 100mg):

o Người lớn:

❖ Liều tấn công: 2 viên X 3 lần/ngày (uống).

❖ Liều duy trì: Tính từ ngày thứ 4: 3 – 4 viên/ngày.

o Chỉ dùng cho trẻ em trên 3 tuổi: 10mg/ kg/ ngày, chia làm 3 – 4 lần uống.

o Nên uống thuốc vào bữa ăn, thời gian điều trị từ 5 – 10 ngày.

o Chống chỉ định: Quá mẫn với Tiaprofenic Acid. Bệnh nhân lên cơn suyễn hoặc nổi mề đay, loét dạ dày, tá tràng, suy gan, suy thận, phụ nữ có thai 3 tháng cuối.

– GIẢM ĐAU:

  • Paracetamol (viên nén, viên sủi 500mg):

o Đối với người lớn: 1 viên x 3 lần/ngày.

o Đối với trẻ em: Liều dùng: 20 – 30 mg/kg/ngày.

o Dùng khoảng 3 ngày hoặc nhiều ngày hơn tùy từng trường hợp.

  • Hoặc Ibuprofen 200 mg + Paracetamol 325 mg (viên nén ):

o Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Liều thường dùng 1 viên mỗi 6 giờ.

o Chống chỉ định: Hội chứng polyp mũi, tiền sử phù mạnh, loét dạ dày tá tràng.

o Dùng 3-5 ngày tùy từng trường hợp.

2.4. Thời gian điều trị:

– Theo dõi sau phẫu thuật, hẹn sau 1 tuần cắt chỉ.

– Không ngậm nước muối sau nhổ răng, ngậm nước đá lạnh thời gian đầu.

– Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, ăn thức ăn mềm…

2.5. Biến chứng:

– Chảy máu sau nhổ răng khôn: tìm nguyên nhân chảy máu xử lý tại chỗ, khâu cầm máu.

– Phù nề: cắt chỉ mũi rời thoát dịch, bơm rửa ổ răng.

Phác Đồ Điều Trị Răng Khôn Lệch, Ngang, Ngầm Biến Chứng

Xem Thêm: Phác Đồ Điều Trị Răng Hàm Mặt

  1. Phác Đồ Điều Trị Gây Đóng Chóp Cho Răng Vĩnh Viễn Bằng Mta
  2. Phác Đồ Điều Trị Hoại Tử Tủy Cho Răng Vĩnh Viễn (K0.41)
  3. Phác Đồ Điều Trị Khó Thở Cấp – Cấp Cứu
  4. Phác Đồ Điều Trị Loại Bệnh U Nang Vùng Hàm Mặt
  5. Phác Đồ Điều Trị Mòn Cổ Răng

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here