Nguyên lý cơ bản 2 (Triết học)

0
36618
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Câu 11: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa?

Trả lời: Những yếu tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa:

Tất cả những yếu tố ảnh hưởng tới thời gian lao động xã hội cần thiết đều ảnh hưởng tới lượng giá trị của hàng hóa. Chúng ta xem xét ba yếu tố cơ bản: năng suất lao động, cường độ lao động và mức độ giản đơn hay phức tạp của lao động.

  • Năng suất lao động là sức sản xuất của lao động. Nó được đo bằng lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc lượng thời gian lao động hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. Năng suất lao động tăng lên có nghĩa là cũng trong một thời gian lao động, nhưng khối lượng hàng hóa sản xuất ra tăng lên làm cho thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra một đơn vị hàng hóa giảm xuống. Do đó, khi năng suất lao động tăng lên thì giá trị của một đơn vị hàng hóa sẽ giảm xuống và ngược lại. Như vậy, giá trị của hàng hóa tỷ lệ nghịch với năng suất lao động.
  • Cường độ lao động là đại lượng chỉ mức độ hao phí sức lao động trong một đơn vị thời gian. Nó cho thấy mức độ khẩn trương, nặng nhọc hay căng thẳng của lao động. Cường độ lao động tăng lên tức là mức hao phí sức cơ bắp, thần kinh trong một đơn vị thời gian tăng lên, mức độ khẩn trương, nặng nhọc hay căng thẳng của lao động tăng lên. Nếu cường độ lao động tăng lên thì số lượng (hoặc khối lượng) hàng hóa sản xuất ra tăng lên và sức hao phí lao động cũng tăng lên tương ứng, vì vậy giá trị của một đơn vị hàng hóa vẫn không đổi. Tăng cường độ lao động thực chất cũng như kéo dài thời gian lao động cho nên hao phí lao động trong một đơn vị sản phẩm không đổi.
  • Mức độ phức tạp của lao động cũng ảnh hưởng nhất định đến lượng giá trị của hàng hóa. Theo mức độ phức tạp của lao động, có thể chia lao động thành lao động giản đơn và lao động phức tạp. Lao động giản đơn là lao động mà một người lao động bình thường không cần phải trải qua đào tạo cũng có thể thực hiện được. Lao động phức tạp là lao động đòi hỏi phải được đào tạo, huấn luyện mới có thể tiến hành được. Trong cùng một thời gian, lao động phức tạp tạo ra nhiều giá trị hơn lao động giản đơn. Lao động phức tạp thực chất là lao động giản đơn được nhân lên.

Câu 12: Phân tích ưu thế của sản xuất hàng hóa?

Trả lời: Ưu thế của sản xuất hàng hóa:

  • SX hàng hóa do dựa trên sự phân công lao động, chuyên môn hóa sản xuất nên khai thác hiểu quả những lợi thế vè tự nhiên, xã hội, kỹ thuật của từng người, từng cơ sở, từng vùng, từng địa phương cũng như của đất nước… Ngược lại, sự phát triển của sản xuất hàng hóa lại tác động trở lại, thúc đẩy sự phát triển của phân công lao động xã hội, chuyên môn hóa lao động ngày càng tăng, mối liên hệ giữa các ngành, vùng ngày càng trở nên sâu sắc. sản xuất hàng hóa phá vỡ tính độc lập tự túc, trì trệ, lạc hậu, làm tăng nhu cầu trao đổi hàng hóa trong xã hội, làm cho năng suất lao động tăng lên, sản phẩm nhiều hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của xã hội.
  • Dưới tác động của các quy luật trong nền sản xuất hàng hóa buộc ng sản xuất hàng hóa phải luôn năng động, linh hoạt, có chiến lược kế hoạch dài hạn, cải tiến kỹ thuật, tổ chức sản xuất hợp lí, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, đáp ứng tốt nhu cầu của ng dân. Đồng thời tạo ra những nhà kinh doanh giỏi, những người lao động lành nghề.
  • Trong nền sản xuất hàng hóa, quy mô sản xuất không bị giới hạn bởi nhu cầu và nguồn lực mang tính hạn hẹp của mỗi cá nhân, mỗi tập thể, mỗi vùng mà nó được mở rộng, dựa trên cơ sở nhu cầu và nguồn lực xã hội. Điều đó tạo điều kiện và thúc đẩy việc nghiên cứu và ứng dụng những thành tựu nghiên cứu khoa học vào sản xuất, qua đó thúc đẩy sản xuất phát triển.
  • SX hàng hóa là mô hình kinh tế mở, thúc đẩy giao lưu kinh tế, giao lưu văn hóa, tạo đk nần cao, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của xã hội.

Câu 13: Phân tích quá trình sản xuất giá trị thặng dư?

Trả lời: Quá trình sản xuất giá trị thặng dư:

  • Mục đích của sản xuất TBCN không phải là giá trị sử dụng, mà là giá trị thặng dư. Nhưng để sản xuất giá trị thặng dư. Nhưng để sản xuất giá trị thặng dư, trước hết nhà TB phải sản xuất ra 1 giá trị sử dụng nào đó. Vì thế, quá trình sản xuất TB chủ nghĩa là sự thống nhất giữa quá trình sản xuất giá trị sử dụng với quá trình sản xuất giá trị thăng dư. Cho nên, để sản xuất giá trị thặng dư nhà TB phải mua các yếu tố của quá trình sản xuất giá trị sử dụng là TLSX và SLĐ.
  • Đặc điểm của quá trình sản xuất giá trị thặng dư:
  • ông nhân làm việc dưới sự kiểm soát của nhà TB, lao động của anh ta thuộc về nhà TB giống như những yếu tố khác của sản xuất và được nhà TB sử dụng sao cho hiệu quả nhất.
  • Sản phẩm là do lao động của ng công nhân làm ra nhưng nó không thuộc về công nhân mà thuộc sở hữu của nhà TB.
  • Quá trình sản xuất giá trị thặng dư đã giải quyết được mâu thuẫn trong công thức chung của TB và chứng minh được sự chuyển hóa tiền thành TB.

Câu 14: Phân tích phương pháp sản xuất giá tri thặng dư tuyệt đối?

Trả lời:

  • Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối là giá trị thặng dư thu được do kéo dài ngày lao động vượt quá thời gian lao động tất yếu, trong khi năng suất lao động xã hội, giá trị sức lao động và thời gian lao động tất yếu không đổi.
  • Cách thức:
  • Kéo dài ngày lao động, tăng cường độ lao động hoặc áp dụng cả 2 mức trên cùng lúc.
  • Việc kéo dài ngày lao động không thể vượt quá thời hạn sinh lý của công nhân. Tuy nhiên ngày lao động cũng không thể rút ngắn đến mức chỉ bằng thời gian lao động cần thiết vì như thế sẽ không có giá trị thặng dư và không còn CNTB nữa.
  • Giới hạn ngày lao động: thời gian lao động cần thiết < ngày lao động < 24h
  • Áp dụng phổ biến trong giai đoạn đầu của CNTB.

Câu 15: Phân tích sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân?

Trả lời: Sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân:

Quảng Cáo
  • Cạnh tranh giữa các ngành là cạnh tranh giữa các xí nghiệp TB kinh doanh trong các ngành sản xuất khác nhau, nhằm tìm nơi đầu tư có lợi nhuận.
  • Nguyên nhân cạnh tranh: trong các ngành sản xuất khác nhau, do đặc điểm từng ngành, đk sản xuất cảu các ngành khác nhau nên P’ của từng ngành là khác nhau, các nhà TB phải tìm ngành có P’ cao hơn để đầu tư.
  • Biện pháp cạnh tranh: tự do di chuyển TB từ ngành này sang ngành khác.
  • Kết quả: hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân và giá trị hàng hóa chuyển thành giá cả sản xuất
  • Tỷ suất lợi nhuận bình quân là con số trung bình của tất cả các tỷ suất lợi nhuận bình quân là tỷ số theo phần trăm giữa tổng giá trị thặng dư và tổng TBXã hội đã đầu tư vào các ngành trong nền sản xuất TBCN. Ký hiệu: P’.

P’= ∑m / ∑(c+v) x 100%        Hay     P’= (P1+P2+……+Pn) / n

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here