Nguyên lý cơ bản 1 (Triết học)

0
109243
nguyen-ly-co-ban-mac-leinin1
nguyên lý cơ bản mác lenin 1
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


This Content Is Only For Subscribers

Please subscribe to unlock this content.

Đề cương Đại Học Hàng Hải (Vimaru)

Nguyên lý cơ bản 1 (Triết học)

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]

Tổng hợp các đề cương hiện có của Đại Học Hàng Hải: CLICK HERE

Tải ngay đề cương này bản PDF tại đây: CLICK HERE (Dự Phòng: CLICK HERE)


Tải ngay đề cương bản PDF tại đây: Nguyên lý cơ bản 1 (Triết học)

Quảng Cáo

Câu 1: Vấn đề cơ bản của triết học là gì? Cách giải quyết vấn đề đó của CNDV, CNDT?

Trả lời:

  1. Vấn đề cơ bản của triết học:
  • Theo Ph.Ăng ghen: “Vấn đề cơ bản của mọi triết học, đặc biệt là triết học hiện đại là mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại”. Nói cách khác, nó là mối quan hệ giữa vật chất và ý thức.
  • Vấn đề cơ bản của triết học có 2 mặt, mỗi mặt trả lời 1 câu hỏi lớn:
  • Mặt thứ nhất: Giữa vật chất và ý thức thì cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào.
  • Mặt thứ hai: Con người có khả năng nhận thức được thế giới không?
  1. Cách giải quyết mặt thứ nhất của CNDV,CNDT:
  • Theo chủ nghĩa duy vật:

+ Bản chất của thế giới là vật chất, vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức.

+ Chủ nghĩa duy vật có nguồn gốc từ sự phát triển của khoa học và thực tiễn, đồng thời gắn với lợi ích của giai cấp và lực lượng tiến bộ trong xã hội.

+ Chủ nghĩa duy vật có 3 hình thức chính: CNDV chất phác, CNDV siêu hình, CNDV biện chứng.

  • Theo chủ nghĩa duy tâm:

+ Ý thức có trước, vật chất có sau, ý thức quyết định vật chất.

+ CNDT có nguồn gốc nhận thức và xã hội là sự xem xét phiến diện, tuyệt đối hóa 1 mặt của nhận thức và gắn với lợi ích của giai cấp và tầng lớp bóc lột.

+ CNDT có 2 hình thức chính: CNDT khách quan, CNDT chủ quan.

  1. Cách giải quyết mặt thứ hai của CNDV,CNDT: Nhiều nhà triết học, cả duy vật lẫn duy tâm đều cho rằng con người có thể nhận thức được thế giới, chỉ có 1 số ít các nhà triết học phủ nhận khả năng nhận thức của con người về thế giới.

Câu 2: Trình bày khái niệm mối liên hệ, mối liên hệ phổ biến?

Trả lời:

  • Mối liên hệ là khái niệm dùng để chỉ sự quy định, sự tác động, chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng, hay giữa các mặt, các yếu tố của mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới.

VD: sự tác động, ảnh hưởng của các hạt điện tích trong nguyên tử, giữa các tế bào trong cơ thể, giữa các cá nhân trong xã hội,…  là các mối liên hệ.

  • Mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng của thế giới, đồng thời cũng dùng để chỉ các mối lien hệ tồn tại ở nhiều sự vật, hiện tượng của thế giới.
  • Mối liên hệ phổ biến nhất tồn tại ở mọi sự vật, mọi hiện tượng của thế giới. Mối liên hệ phổ biến nhất là đối tượng nghiên cứu của phép biện chứng. Đó là mối liên hệ giữa các mặt đối lập, lượng và chất, nguyên nhân và kết quả,….
  • Giữa các sự vật, hiện tượng của thế giới vừa tồn tại những mối liên hệ đặc thù, vừa tồn tại những mối liên hệ phổ biến trọng phạm vi nhất định và tồn tại cả những mối liên hệ phổ biến nhất.
  • Toàn bộ những mối liên hệ đặc thù và phổ biến tạo nên tính thống nhất trong tính đa dạng và ngc lại tính đa dạng trong tính thống nhất của các mối liên hệ trong giới tự nhiên, xã hội, tư duy.

Câu 3: Trình bày khái niệm chất?

Trả lời:

  • Khái niệm chất dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng, là sự thống nhất hữu cơ giữa các yếu tố cấu thành nó, phân biệt nó với cái khác.
  • Chất bao gồm nhiều thuộc tính cơ bản thay đổi thì chất của sự vật thay đổi.
  • Một sự vật có thể có nhiều chất khác nhau tù thuộc vào mối liên hệ của nó với cái khác.
  • Chất của sự vật luôn được biểu hiện qua các thuộc tính của nó, được xác định bởi kết cấu của các yếu tố tạo thành sự vật.
  • Chất không tồn tại thuần túy tách dời sự vật, hiện tượng, nó biểu hiện tính ổn định tương đối của sự vật, hiện tượng.
  • Chất của sự vật, hiện tượng không những được quy định bởi chất của những yếu tố cấu thành mà còn bởi phương thức liên kết giữa chúng (kết cấu của sự vật, hiện tường) thông qua các mối liên hệ cụ thể.

Câu 4: Trình bày khái niệm thực tiễn và các hoạt động thực tiễn cơ bản?

Trả lời:

  • KN: Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử-xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội. Trong khái niệm thực tiễn cần làm rõ các nội dung sau:
  • Hoạt động thực tiễn là hoạt động vật chất.
  • Hoạt động thực tiễn mang tính lịch sử, xã hội.
  • Hoạt động thực tiễn là hoạt động có mục đích.
  • Các hình thức hoạt động thực tiễn cơ bản:
  • Hoạt động sản xuất vật chất là hình thức hoạt động cơ bản đầu tiên của thực tiễn, là hoạt động mà con người sử dụng những công cụ lao động tác động vào giới tự nhiên để tạo ra của cải, vật chất, các điều kiện cần thiết nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển của mình. VD: sản xuất lương thực, thực phẩm; xây nhà máy, nhà ở,…
  • Hoạt dộng chính trị xã hội là hoạt động của các tổ chức, cộng đồng khác nhau trong xã hội nhằm cải biến những mối quan hệ chính trị-xã hội để thúc đẩy xã hội phát triển. VD: Hoạt động đàm phán, phiên họp của các tổ chức.
  • Hoạt động thực nghiệm khoa học là một hình thức hoạt động đặc biệt của thực tiễn. Đay là hoạt động tiến hành trong những điều kiện do con người tạo ra gàn giống hoặc lặp lại những trạng thái của tự nhiên và xã hội, nhằm xác định những quy định biến đổi, phát triển của đối tượng nghiên cứu. VD: nghiên cứu sự biến đổi của trái đất, sự phát triển của sâu bướm…
  • Các hình thức hoạt động thực tiễn có mối quan hệ biện chứng với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, trong đó hoạt động sản xuất ra của cải, vật chất là hoạt động cơ bản nhất, đóng vai trò quyết định đối với các hoạt động thực tiễn khác.

Câu 5: Trình bày khái niệm lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất?

Trả lời:

  1. Lực lượng sản xuất:
  • LLSX là tổng hợp các yếu tố vật chất và tinh thần tạo thành sức mạnh thực tiễn cải biến giới tự nhiên theo nhu cầu sinh tồn, phát triển của con người.
  • Như vậy, LLSX là nhân tố cơ bản, tất yếu tạo thành nội dung vật chất của quá trình sản xuất.
  • Kết cấu: LLSX bao gồm ng lao động với kỹ năng lao động của họ và TLSX, trước hết là công cụ lao động. Trong quá trình sản xuất, sức lao động của con ng và TLSX kết hợp với nhau thành LLSX.

+ Trong các yếu tố của LLSX, yếu tố hàng đầu là ng lao động. Song, TLSX cũng có sự ảnh hưởng trở lại đối với ng lao động.

+ ngày nay, khoa học phát triển, trở thành nguyên nhân trực tiếp của nhiều biến đổi to lớn trong sản xuất, trong đời sống và trở thành “LLSX trực tiếp”.

  1. Quan hệ xã hội:
  • QHSX là quan hệ giữa ng với ng trong quá trình sản xuất.
  • Kết cấu: QHSX gồm 3 mặt:

+ Quan hệ sở hữu đối với TLSX: là quan hệ xuất phát, quan hệ cơ bản đặc trưng cho QHSX rong từng xã hội, quy định và chi phối 2 quan hệ còn lại.

+ Quan hệ tổ chức và quản lí SảN XUấT.

+ Quan hệ trong phân phối sản phẩm sản xuất ra.

  • Chúng thống nhất nhau, tạo thành hệ thống mang tính ổn định tương đối so với LLSX.
  • QHSX là hình thức xã hội của sản xuất, nó do con người tạo ra, nhưng lại hình thành 1 cách khách quan trong quá trình sản xuất, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here