Nguyên lý cơ bản 1 (Triết học)

0
109168
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


This Content Is Only For Subscribers

Please subscribe to unlock this content.

Câu 16: Phân tích nguyên tắc cơ bản được rút ra từ nguyên lý về mối liên hệ phổ biến? Liên hệ thực tiễn?

Trả lời:

  1. Quan điểm toàn diện:
  • Cơ sở lý luận: nguyên lý về mối liên hệ phổ biến.
  • Yêu cầu:
  • Xem xét sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ biện chứng qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật, hiện tượng và trong sự tác động qua lại giữa sự vật, hiện tượng đó và sự vật hiện tượng khác.
  • Không xem xét phiến diện, siêu hình trong nhận thức và thực tiễn.
  • Biết phân biệt từng mối liên hệ, thấy được vị trí, vai trò của từng mối liên hệ đó đối với đối tượng đang được xem xét.
  • Vận dụng yêu cầu: Nếu vận dụng đúng và đầy đủ các yêu cầu sẽ cho ta thêm hiểu biết chi tiết hơn về sự vật, hiện tượng đang xét.
  • Liên hệ thực tiễn: Bên cạnh những nội dung đề ra chủ trương, đường lối lãnh đạo đất nước thì có 1 nhiệm vụ mà Đảng ta rất quan tâm thực hiện đó là việc đấu tranh phê bình và tự phê bình trong tập thể và trong Đảng. Việc làm này với mục đích là đi đến sự thống nhất. Không chỉ đưa ra những sai lầm cần khắc phục mà đồng thời còn đưa ra các giải pháp hợp lí. Góp ý giúp cá nhân bị phê bình thấy được khuyết điểm, khắc phục bản thân tiến bộ đồng thời thúc đẩy sự phát triển của tập thể. Đặc biệt việc đấu tranh phê bình và tự phê bình trong Đảng giúp Đảng tìm ra những cá nhân yếu kém, những vấn đề tồn đọng từ đó đề ra đường lối đổi mới giúp đất nước bền vững và phát triển.
  1. Quan điểm lịch sử cụ thể:
  • Cơ sở lý luận: nguyên lí về mối liên hệ phổ biến và nguyên lí về sự phát triển.
  • Yêu cầu:
  • Trong hoạt động nhận và hoạt động và hoạt động thực tiễn phải đặt đối tượng trong các mối liên hệ cụ thể gắn liền với điều kiện lịch sử cụ thể của không gian và thời gian.
  • Phải lấy được những tính chất đặc thù của đối tượng nhận thức hay đối tượng trong hoạt động thực tiễn.
  • Tránh và khắc phục quan điểm triết trung, ngụy biện.
  • Liên hệ thực tiễn: VN sau giải phóng nền kinh tế đất nước bị khủng hoảng trầm trọng, nghèo nàn, lạc hậu và chịu ảnh hưởng nặng nề sau chiến tranh. Trong tình hình đó, tại đại hội Đảng VI, Đăng đã quyết định đổi mới về quan hệ hợp tác theo hướng mở tăng cường hội nhập, kêu gọi hợp tác và đầu tư nước ngoài. Điều này không chỉ là cơ hội thay đổi đất nước mà còn đặt VN trước những thách thức khó khăn. Từ đó đến nay VN mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều quốc gia như Anh, Pháp, Hàn Xẻng… và tham gia tổ chức như WHO, ASEAN, UPU, APEC… Nhờ vậy mà VN có cơ hội tiếp xúc với những nền KH-KT tiên tiến, những phát minh mới và hiện tại đồng thời hàng hóa nước nhà cũng dần có mặt trên toàn thế giới và có một chỗ đứng vững vàng. Tuy nhiên cũng đặt VN trước những thách thức và khó khăn. Mở rộng hội nhập đòi hỏi lao động VN phải năng động, sáng tạo và tư duy nhạy bén, nhớ rõ khẩu hiệu “Hòa nhập nhưng không hoà tan” để tránh mất đi những nét truyền thống vốn có của dân tọc hay biến hóa thái quá những giá trị tốt đẹp của đất nước.

Câu 17: Phân tích nguyên tắc cơ bản được rút ra từ quan hệ biện chứng giữa chất và lượng? Liên hệ thực tiễn?

Trả lời:

  1. Nguyên tắc cơ bản được rút ra:
  • Cơ sở lí luận: Quan hệ biện chứng giữa chất và lượng
  • Yêu cầu:

+ Cần phải coi trọng cả hai loại chỉ tiêu về phương diện chất và lượng của sự vật, hiện tượng

+ Phải biết tích lũy về lượng và làm biến đổi về chất theo quy luật

+ Tùy theo mục đích cụ thể cần từng bước tích lũy về lượng để có thể làm thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng, đồng thời có thể phát huy tác động của chất mới theo hướng làm thay đổi về lượng của sự vật, hiện tượng.

+ Cần phải khắc phục tư tưởng bảo thủ hữu khuynh, không dám thực hiện bước nhảy mặc dù lượng đã tích lũy tới điểm nút

Quảng Cáo

+ Cần phải có sự vận dụng linh hoạt các hình thức của bước nhảy cho phù hợp với từng điều kiện, tuefng lĩnh vực cụ thể

  1. Liên hệ: Là sinh viên, ai cũng trải qua quá trình học tập ở bậc phổ thông kéo dài suốt 12 năm. Trong 12 năm đó, học sinh được trang bị những kiến thức cơ bản của các môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Bên cạnh đó mỗi chúng ta đều trang bị cho mình những hiểu biết riêng về kĩ năng, cuộc sống, tự nhiên và xã hội. Quy luật lượng chất thể hiện ở chỗ: việc tích lũy kiến thức sẽ được đánh giá qua các kì thi học kì và kì thi tốt nghiệp, việc tích lũy đủ lượng kiến thức cần thiết giúp học sinh vượt qua kì thi và chuyển sang 1 giai đoạn học mới. Một trọng những điểm nút quan trọng nhất đánh dấu bước nhảy vọt về chất và lượng của học sinh là kì thi đại học. “Bước nhảy” này đã mở ra 1 thời kì phát triển mới của chất và lượng, từ chất học sinh chuyển thành chất sinh viên. Do đó, muốn phát triển bản thân và chuyển sang chất mới được hiệu quả, mỗi cá nhân phải tích cực trong quá trình học tập để tích lũy kiến thức, không chủ quan, nóng vội cũng như không được duy trì tư duy trì trệ.

 

Câu 18: Phân tích quan điểm của CNDVLS về cai trò quết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội? Liên hệ thực tiễn?

Trả lời:

  1. Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, ý thức xã hội là sự phản ánh tồn tại xã hội, phụ thuộc vào tồn tại xã hội. Mỗi khi tồn tại xã hội, nhất là PTSX thay đổi thì những tư tưởng muộn cũng biến đổi theo.
  2. Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội không phải 1 cách trực tiếp giản đơn mà thường thông qua các khâu trung gian. không phải bất cứ tư tưởng quan niệm, lý luận, hình thái ý thức xã hội nào cũng phản ánh rõ ràng và trực tiếp những quan hệ kinh tế của thời đại, mà chỉ khi nào xét đến cùng thì chúng ta mới thấy rõ những mối quan hệ kinh tế đó được phản ánh bằng cách này hay cách khác trong tư tưởng ấy.
  3. Liên hệ: Ở nước ta hiện nay muốn ngăn chặn suy thoái và tiến tới nâng cao đạo đức xã hội cần phải trước hết điều chỉnh, đổi mới về phương diện sinh hoạt vật chất và điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội (qua việc điều chỉnh trong đường lối của đảng, luật pháp và chính sách của nhà nước về kinh tế, chính trị, giáo dục,….) sao cho mối quan hệ vật chất giữa ng với người trong xã hội là nền tảng khách quan phát sinh mối quan hệ tinh thần tốt đẹp giữa ng với ng trong xã hội.

Câu 19: Tại sao nói: “ Sự phát triển của các hình thái kinh tế-xã hội là 1 quá trình lịch sử-tự nhiên”? Liên hệ thực tiễn?

Trả lời:

  1. Hình thái kinh tế-xã hội là 1 phạm trù của CNDV lịch sử dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định, với 1 kiểu QHXh đặc trưng cho xã hội đó phù hợp với trình độ nhất định của LLSX và 1 kiểu kiến trúc thượng tầng được xây dựng trên những QHXH ấy.
  2. “ Sự phát triển của các hình thái kinh tế-xã hội là 1 quá trình lịch sử-tự nhiên” bởi lẽ:
  • Sự vận động và phát triển của xã hội không diễn ra theo ý chí chủ quan mà tuân theo các quy luật khách quan đó là:

+ Quy luật QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX (quy luật quan trọng nhất).

+ Quy luật biện chứng giữa CSHT và KTTT.

+ Quy luật đấu tranh giai cấp (trong xã hội có đối kháng giai cấp).

  • Nguồn gốc của mọi sự vận động, phát triển của xã hôi, của lịch sử nhân loại… suy đến cùng đều có nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp từ sự phát triển của LLSX của xã hội đó.
  • Quá trình vận động phát triển của các hình thái KT-XH do sự tác động của rất nhiều nguên nhân. Song, nguyên nhân quan trọng nhất đóng vai trò quyết định chính là sự tác động của các quy luật khách quan.
  • Quá trình lịch sử tự nhiên của sự phát triển xã hội chẳng những diễn ra bằng con đường phát triển tuần tự,mà còn bao hàm cả sự bỏ một hoặc vài hình thái KT-XH nào đó trong những điều kiện nhất định.
  1. Liên hệ: Lịch sử nước ta đã tiến lên xã hội phong kiến sơ khai từ xã hội cộng sản nguyên thủy “bỏ qua” hình thái kinh tế-xã hội chiếm hữu nô lệ (hình thành nhà nước Văn Lang của các vua Hùng do 15 bộ lạc hợp thành) điều này là 1 quá trình lịch sử-tự nhiên.

Câu 20: Phân tích quan điểm của CNDVLS về vai trò của quần chúng nhân dân? Liên hệ thực tiễn?

Trả lời:

  1. Theo quan điểm của CNDVLS, quần chúng nhân dân là chủ thể sáng tạo ra lịch sử, lực lượng quyết định sự phát triển của lịch sử. Do đó, lịch sử trước hết và căn bản là lịch sử hoạt động của quần chúng nhân dân trên tất cả các lĩnh vực của đời sống KT-XH.
  2. Vai trò quyết định lịch sử của quần chúng nhân dân được biểu hiện ở ba nội dung:
  • Thứ nhất, quần chúng nhân dân là lực lượng sản xuất cơ bản của xã hội, trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của con người, của xã hội-đây là nhu cầu quan trọng bậc nhất của mọi xã hội ở mọi thời đại, mọi giai đoạn lịch sử.
  • Thứ hai, quần chúng nhân dân cũng đồng thời là lực lượng trực tiếp hay gián tiếp sáng tạo ra những giá trị văn hóa tinh thần của xã hội; là lực lượng trực tiếp hay gián tiếp “kiểm chứng” các giá trị tinh thần đã được các thế hệ và các cá nhân sáng tạo ra trong lịch sử.
  • Thứ ba, quần chúng nhân dân là động lực cơ bản của mọi cuộc CMXh. Lịch sử nhân loại đã chứng minh rằng không có một cuộc cách mạng hay cuộc cải cách xã hội nào có thể thành công nếu không xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân.

–> Tóm lại, xét từ kinh tế đến chính trị, từ họt dộng vật chất đến hoạt động tinh thần, quần chúng nhân dân luôn đóng vai trò quyết định trong lịch sử.

  1. Liên hệ: Ở nước ta việc xây dựng, ban hành đường lối, chính sách cần phải xuất phát từ nhu cầu, lợi ích của người dân, từ điều kiện sinh hoạt của người dân, làm sao cho dân được bàn, được làm, được kiểm tra (Ví dụ đối với các dự án dân sinh, các kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa xã hội có liên quan đến người dân) có như vậy mới phát huy được sức mạnh, vai trò của quần chúng nhân dân.

Tải xuống tài liệu học tập PDF miễn phí

 Tải Xuống Tại Đây


LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here