Nguyên lý cơ bản 1 (Triết học)

0
109168
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


This Content Is Only For Subscribers

Please subscribe to unlock this content.

Câu 11: Phân tích quan điểm của CNDVBC về vai trò của thực tiễn đối với nhận thức? Rút ra ý nghĩa phương pháp luận?

Trả lời:

  • Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử, xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội.
  • Nhận thức là quá trình phản ánh, tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách quan vào trong đầu óc con người trên cơ sở thực tiễn.
  1. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức:
  • Thực tiễn là cơ sở, động lực của nhận thức:
  • Nó là điều kiện, tiền đề để đề ra nhu cầu, nhiệm vụ, cảnh thức và khuynh hướng vận động, phát triển của nhận thức.
  • Mọi sự hiểu biết của con người dù là cảm tính hay lý tính, kinh nghiệm hay lý luận thông thường hay khoa học xét đến cùng đều nảy sinh và bắt nguồn từ thực tiễn.
  • Nhờ có hoạt động thực tiễn mà các giác quan của con người ngày càng được hoàn thiện, năng lực tư duy logic không ngừng được củng cố và phát triển; các phương tiện nhận thức ngày càng tinh vi, hiện đại, có tác dụng nối dài các giác quan của con người trong việc nhận thức thế giới.
  • Hoạt động thực tiễn luôn làm nảy sinh tình huống có vấn đề, đòi hỏi con người cần lý giải và làm sáng tỏ về nó. Khi tình huống được làm rõ, nhận thức của con người được đẩy lên 1 nấc thang mới cao hơn.
  • Thực tiễn là mục đích của nhận thức:
  • Nếu nhận thức thoát li và tách rời thực tiễn thì không có vai trò gì đối với con người nó chỉ thực sự có vai trò và ý nghĩa khi phải được hiện thực hóa trong thực tiễn.
  • Thực tiễn luôn là mục đích cho nhận thức hướng tới
  • Thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý:
  • Tri thức của con người muốn biết được là đúng hay sai phải dựa vào thực tiễn kiểm tra.
  • Sự kiểm tra của thực tiễn đối với nhận thức của con người vừa mang tính tương đối vừa mang tính tuyệt đối.
  1. Ý nghĩa phương pháp luận:
  • Việc nhận thức phải luôn xuất phát từ thực tiễn, dựa trên thực tiễn, đi sâu vào thực tiễn, coi trọng công tác tổng kết thực tiễn.
  • Công tác lý luận phải gắn liền với thực tiễn-học đi đôi với hành.
  • Xa rời thực tiễn sẽ rơi vào chủ nghĩa giáo điều, chủ quan, duy ý chí; tuyệt đối hóa thực tiễn sẽ rơi vào chủ nghĩa thực dụng và chủ nghĩa kinh nhiệm.

Câu 12: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất?

Trả lời:

  • Lực lượng sản xuất là tổng hợp các yếu tố vật chất và tinh thần tổng hợp thành yếu tố thực tiễn cải biến giới tự nhiên theo nhu cầu sinh tồn, phát triển của con người.
  • Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa ng với ng trong quá trình sản xuất.
  • Mối quan hệ biện chứng giữa LLSX và QHSX:
  1. Mối liên hệ giữa LLSX và QHSX là mối quan hệ thống nhất biện chứng, trong đó LLSX quyết định QHSX và QHSX tác động trở lại LLSX:
  • Sự thống nhất: LLSX và QHSX là 2 mặt cơ bản, tất yếu của quá trình sản xuất, chúng không thể tách rời nhau. Trong đó LLSX là nội dung vật chất quả quá trình sản xuất, còn QHSX là hình thức xã hội của quá trình đó.
  • Sự quyết định của LLSX đối với QHSX:
  • Tương ứng với 1 trình độ phát triển của LLSX tất yếu đòi hỏi có 1 QHSX phù hợp với nó trên cả 3 phương diện: sở hữu, tổ chức, phân phối.
  • Khi LLSX thay đổi tất yếu QHSX phải thay đổi theo.
  • Sự tác động trở lại của QHSX đối với LLSX. QHSX có khả năng tác động trở lại LLSX theo 2 hướng: thúc đẩy hoặc kìm hãm:
  • Khi QHSX phù hợp với LLSX sẽ thúc đẩy cho LLSX phát triển.
  • Khi QHSX không phù hợp với LLSX sẽ kìm hãm sự phát triển của LLSX.
  1. Mối quan hệ giữa LLSX và QHSX là mối quan hệ thống nhất có bao hàm khả năng chuyển hóa thành các mặt đối lập và phát sinh mâu thuẫn:
  • LLSX và QHSX luôn gắn bó mật thiết với nhau trong mỗi PTSX, sự phù hợp giữa chúng chỉ diễn ra ở giai đoạn đầu của PTSX đó.
  • LLSX không ngừng thay đổi còn QHSX tương đối ổn định do đó nó tạo thành khả năng phá vỡ sự thống nhất, phù hợp giữa chúng để hình thành sự đối lập và làm nảy sinh mâu thuẫn.
  • Mâu thuẫn và sự vận động của mâu thuẫn giữa LLSX và QHSX chính là nội dung cơ bản của quy luật QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX. Sự tác động của quy luật này tạo ra nguồn gốc và động lực cơ bản nhất đối với sự vận động, phát triển của PTSX và do đo trở thành nguồn gốc động lực đối với sự vận động, phát triển của toàn bộ động lực xã hội.

Câu 13: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng?

Trả lời:

  • Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những QHSX hợp thành cơ cấu kinh tế của 1 hình thái kinh tế- xã hội nhất định.
  • Kiến trúc thượng tầng dùng để chỉ toàn bộ hệ thống kết cấu các hình thái YTXH cùng với các thiết kế chính trị-xã hội tương ứng, được hình thành trên 1 CSHT nhất định.
  • Mối quan hệ biện chứng giữa CSHT và KTTT:
  1. Vai trò quyết định của CSHT đối với KTTT:
  • Mỗi CSHT sẽ hình thành nên 1 KTTT tương ứng với nó. Tính chất của KTTT do tính chất của CSHT quyết định.
  • CSHT thay đổi thì sớm hay muộn, KTTT cũng thay đổi theo. Tuy nhiên, sự thay đổi KTTT diễn ra rất phức tạp:

+ Có yếu tố thay đổi nhanh chóng cùng thay đổi của CSHT.

+ Có những yếu tố thay đổi rất chậm.

+ Có những yếu tố vẫn được kế thứa trong xã hội mới.

Quảng Cáo
  1. Vai trò tác động trở lại của KTTT đối với CSHT:
  • Tất cả các yếu tố của KTTT đều có tác động đến CSHT sự tác động đó thông qua nhiều phương thức:
  • Trong trường hợp KTTT không có yếu tố nhà nước, phương thức tác động phụ thuộc vào bản chất của mỗi yếu tố trong KTTT.
  • Trong trường hợp KTTT có yếu tố nhà nước thì phương thức tác động phải thông qua yếu tố nhà nước mới có thể phát huy vai trò thực tế của nó.
  • Sự tác động của KTTT không phải bao giờ cũng tuân theo một xu hướng mà diễn ra theo 2 chiều hướng:
  • Nếu KTTT tác động cùng chiều với CSHT thì thúc đẩy CSHT phát triển.
  • Nếu KTTT tác động ngc chiều với CSHT thì kìm hãm hay hủy diệt CSHT đã sản sinh ra nó.
  • Sự tác động trở lại của KTTT đối với CSHT dù diễn ra với những xu hướng và mức độ khác nhau nhưng xét đến cùng thì CSHT vẫn đóng vai trò quyết định.

Câu 14: Phân tích tính độc lập tương đối của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội?

Trả lời:

  1. Ý thức xã hội thường lạc hậu so với tồn tại xã hội:
  • Nhiều khi xã hội cũ đã mất đi, thậm chí đã mất rất lâu nhưng ý thức xã hội do xã hội đó sinh ra vẫn tồn tại dai dẳng.
  • Nguyên nhân:
  • Do trí thức không bắt kịp cuộc sống.
  • Do ý thức xã hội là sự phản ánh về tồn tại xã hội, nên tồn tại xã hội phải xuất hiện trước rồi ý thức xã hội mới xuất hiện, để phản ánh về nó.
  • Do sức mạnh của thói quen, truyền thống, tập quán cũng như do tính lạc hậu, bảo thủ của một số hình thái ý thức xã hội.
  • Ý thức xã hội luôn gắn với lợi ích của những nhóm, những tập đoàn người, những giai cấp nhất định trong xã hội. Vì vậy, những tư tưởng cũ lạc hậu thường được các lực lượng xã hội phản tiến bộ lưu giữ và truyền bá nhằm chống lại các lực lượng xã hội tiến bộ.
  1. Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội:
  • Trong những điều kiện nhất định, tư tưởng của con người, đặc biệt là những tư tưởng khoa học tiến bộ có thể vượt trước sự phát triển của tồn tại xã hội, dự báo được tương lai và có tác dụng tổ chức, chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con người.
  • Tính vượt trước của YTXH có 2 dạng:

+ Vượt trước hiện thực.

+ Vượt trước ảo tưởng.

  1. Ý thức xã hội có tính kế thừa trong sự phát triển của mình:
  • Những quan điểm lý luận của mỗi thời đại không xuất hiện trên mảnh đất trống không mà được tạo ra trên cơ sở kế thừa những tài liệu lý luận của thời đại trước.
  • Trong xã hội có giai cấp, những giai cấp khác nhau kế thừa những nội dung ý thức khác nhau của các thời đại trước.
  • Tính kế thừa của YTXH có 2 dạng:

+ Kế thừa nguyên si.

+ Kế thừa có cách tân.

  1. Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội trong sự phát triển của chúng:
  • Ở mỗi thời đại, tùy theo hoàn cảnh lịch sử cụ thể mà hình thái YTXH nào đó nổi lên hàng đầu và tác động mạnh đến các hình thái ý thức khác.
  • Trong sự tác động lẫn nhau giữa các hình thái YTXH, ý thức chính trị có vai trò đặc biệt quan trọng.
  • Sự tác động qua lại giữa các hình thái YTXH tạo nên sự biến đổi của nó mà sự biến đổi đó không thể giải thích một cách trực tiếp từ tồn tại của xã hội.
  1. Ý thức xã hội tác động trở lại tồn tại xã hội:
  • YTXH phản ánh đúng tồn tại xã hội sẽ thúc đẩy tồn tại xã hội phát triển thông qua hoạt động thực tiễn của con người.
  • YTXH phản ánh sai tồn tại xã hội sẽ kìm hãm sự phát triển của tồn tại xã hội thông qua hoạt động thực tiễn của con người.
  • Sự tác động trở lại của YTXH đối với TTXH phải thông qua hoạt động thực tiễn và phụ thuộc vào:
  • Nội dung của ý thức xã hội.
  • Quá trình tổ chức thực hiện YTXH.
  • Mức độ thâm nhập của YTXH.
  • Điều kiện vật chất và hoàn cảnh lịch sử của YTXH.

Câu 15: Phân tích nguyên tắc cơ bản được rút ra từ quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức? Liên hệ thực tiễn?

Trả lời:

  1. Xuất phát từ thực tế khách quan tôn trọng khách quan:
  • Cơ sở lí luận: Vật chất quyết định ý thức.
  • Yêu cầu:

+ Xuất phát từ sự vật để nhận thức sự vật.

+ Không lấy ý chí áp đặt thực tế.

+ Không lấy tình cảm cá nhân làm xuất phát điểm để đề ra mục tiêu.

+ Trong nhận thức phải luôn luôn có tính trung thực và quy luật.

  • Vận dụng yêu cầu: Khi áp dụng đúng các yêu cầu của quan điểm vào thực tiễn sẽ mang lại hiệu quả tốt và ngược lại.
  1. Phát huy vai trò nhân tố chủ quan:
  • Cơ sở lí luận: Ý thức quyết định vật chất.
  • Yêu cầu:

+ Cần chủ thể phải chủ động, tích cực trong việc học tập, nghiên cứu, nâng cao năng lực, rèn luyện ý chí, hoàn thiện nhân cách.

+ Khắc phục bệnh chủ quan, duy yd chí trong hoạt đông nhận thức và thực tiễn.

+ Tránh chủ nghĩa kinh nghiệm, xem thường tri thức khoa học, xem thường lí luận trong hoạt động nhận thức và thực tiễn.

–     Vận dụng yêu cầu: Tùy vào từng chủ thể mà có các cách vận dụng yêu cầu khác nhau nhưng nếu vận dụng đúng và đầy đủ thì sẽ mang lại kết quả tốt đẹp.

  1. Liện hệ thực tiễn: Sau chiến chống Mỹ 1975, Việt Nam không thực hiện được mục tiêu cơ bản là ổn định kinh tế xã hội, ổn định đời sống nhân dân và gặp nhiều khó khăc do kinh tế trì trệ, hệ thống quản lý kém. Phần lớn do không nhận thức được tình hình hiện tại của đất nước nên đã chủ quan, nóng vội đi lên CNXH, áp đặt hoàn toàn chủ nghĩa xã hội của Liên Xô lên đất nước trong khi đất nước mới được giải phóng, áp dụng mô hình xây dựng CNXH bao cấp, công nghiệp nặng trong khi đất nước ta nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, nhân dân chủ yếu là thuần nông, thiếu lao động có tay nghề chuyên nghiệp và máy móc,… Vì vậy, tại Đại hội Đảng thứ VI năm 1986 Đảng đã đưa ra nguyên nhân, đề ra mục tiêu, đường lối mới như: xóa bỏ nền kinh tế bao cấp, thực hiện cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, đổi mới về cơ chế quản lý kinh tế, cơ chế kế hoạch hóa theo phương thức hoạch toán kinh doanh XHCN, đổi mới về nội dung và cách thức công nghiệp hóa, thực hiện 3 chủ trương kinh tế. Đồng thời đổi mới về quan hệ hợp tác theo hướng mở, kêu gọi hợp tác và đầu tư nước ngoài, đổi mới nội dung và cách thức lãnh đạo của Đảng, đổi mới quản lý và điều hành của nhà nước cho phù hợp với cơ cấu và cơ chế mới kinh tế mở. Nhờ đó đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu nhất định: nền kinh tế dần được phục hồi và phát triển, đời sống nhân dân ấm no, ổn định phát huy vai trò quan trọng của nhân dân trong phát triển kinh tế. Đường lối đổi mới của Đảng năm 1986 chính là sự vận dụng phù hợp, bài học xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here