Nguyên lý cơ bản 1 (Triết học)

0
109268
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


This Content Is Only For Subscribers

Please subscribe to unlock this content.

Câu 6: Trình bày khái niệm tồn tại xã hội và ý thức xã hội?

Trả lời:

  • Khái niệm tồn tại xã hội:
  • Tồn tại xã hội là khái niệm dùng để chỉ phương diện sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội.
  • Kết cấu: các yếu tố cấu thành tồn tại xã hội:

+ Phương thức sản xuất: là yếu tố cơ bản nhất.

+ Điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh địa lý.

+ Dân số và mật độ dân số

  • Ý thức xã hội:
  • Ý thức xã hội dùng để chỉ phương tiện sinh hoạt tinh thần của xã hội, nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại trong những giai đoạn phát triển nhất định.
  • Kết cấu: tùy theo góc độ xem xét, ng ta có thể phân ý thức xã hội thành các dạng sau:

+ Theo nội dung và lĩnh vực phản ánh đời sống xã hội, ý thức xã hội gồm: ý thức chính trị, ý thức pháp quyền, ý thức đạo đức, ý thức tôn giáo, ý thức thẩm mĩ, ý thức khoa học.

+ Theo trình độ phản ánh của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội, ý thức xã hội được phân thành: ý thức thông thường, ý thức lí luận, tâm lý xã hôi, hệ tư tưởng.

Quảng Cáo

Câu 7: Trình bày khái niệm con người?

Trả lời:

Con người là 1 thực thể tự nhiên mang tính đặc tính xã hội; có sự thống nhất biện chứng giữa phương diện tự nhiên và xã hội.

  • Bản chất tự nhiên của con người:
  • Con người là kết quả tiến hóa và lâu dài của giới tự nhiên.
  • Con người là bộ phận của giới tự nhiên và đồng thời giới tự nhiên cũng “là thân thể vô cơ của con người”.
  • Bản chất xã hội của con người:
  • Xét từ góc độ hình thành con người thì không chỉ có sự tiến hóa, phát triển vật chất tự nhiên mà còn có nguồn gốc xã hội của nó và trước hết và cơ bẩn nhất là nhân tố lao động. Chính nhờ có lao động mà con người có khả năng vượt qua loài động vật để tiến hóa và phát triển thành người.
  • Xét từ góc độ tồn tại và phát triển của con người, loài ng sự tồn tại của nó luôn bị chi phối bởi các nhân tố xã hội và các quy luật xã hội.
  • Hai phương diện tự nhiên và xã hội của con người tồn tại trong tính thống nhất của nó, quy định lẫn nhau, tác động lẫn nhau, làm biến đổi lẫn nhau, nhờ đó tạo ra khả năng sáng tạo của con người rong quá trình làm ra lịch sử của chính mình.

Câu 8: Nêu và phân tích định nghĩa của Lênin? Ý nghĩa khoa học của định nghĩa đó?

Trả lời:

  • Định nghĩa vật chất của Lênin: “Vật chất là 1 phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác chụp lại, chép lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”.
  • Phân tích định nghĩa trên cho thấy:
  • Thứ nhất cần phân biệt khái niệm vật chất với tư cách phạm trù triết học với khái niệm vật chất được sử dụng trong các khoa học chuyên ngành.
  • Thứ hai, thuộc tính cơ bản nhất, phổ biến nhất của mọi dạng vật chất là thuộc tính tồn tại khách quan, tức là thuộc tính tồn tại ngoài ý thức, độc lập, không phụ thuộc vào ý thức của con người cho dù con người có nhận thức được hay chưa nhận thức được nó.
  • Thứ ba, vật chất là cái có thể gây lên cảm giác ở con người khi nó trực tiếp hay gián tiếp tác động đến giác quan của con người. ý thức con người là sự phản ánh đối với vật chất, còn vật chất là cái được ý thức phản ánh
  • Ý nghĩa của định nghĩa:
  • Chống chủ nghĩa duy tâm dưới mọi hình thức.
  • Chống thuyết bất khả tri cho rằng con người chỉ nhận thức được bề ngoài của sự vật chứ không nhận thức được bản chất của sự vật hiện tượng. Lênin khẳng định: con người có thể nhận thức được bản chất của thế giới.
  • Khắc phục những hạn chế của chủ nghĩa duy vật trước Mác (đó là quan điểm siêu hình, máy móc quy vật chất nói chung về những dạng cụ thể của vật chất).
  • Là thế giới quan, phương pháp luận cho các ngành khoa học hiện đại tiếp tục phát triển.

Câu 9: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa cái riêng và cái cái chung? Rút ra ý nghĩa phương pháp luận?

Trả lời:

  • Phạm trù cái riêng, cái chung:
  • Phạm trù cái riêng dùng để chỉ 1 sự vật, 1 hiện tượng, 1 quá trình riêng lẻ nhất định.
  • Phạm trù cái chung dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính, những yếu tố, những quan hệ,…  lặp lại phổ biến ở nhiều sự vật, hiện tượng.
  • Phạm trù cái đơn nhất dùng để chỉ những nét, những mặt, những thuộc tính,… chỉ có ở 1 sự vật, hiện tượng, 1 kết cấu vật chất nhất định mà không lặp lại ở sự vật, hiện tượng, kết cấu vật chất khác.
  • Quan hệ biện chứng giữa cái riêng và cái chung:
  • Thứ nhất: cái riêng, cái chung và cái đơn nhất đều tồn tại khách quan. Trong đó, cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng thông qua cái riêng mà biểu hiện được sự tồn tại của mình. không có cái chung nào thuần túy tồn tại bên ngoài cái riêng.
  • Thứ hai: cái riêng chỉ tồn tại trong mối quan hề với cái chung. không có cái riêng nào tuyệt đối độc lập, không liên hệ với cái chung.
  • Thứ ba: cái riêng là cái toàn bộ, phong phú hơn cái chung, cái chung là cái bộ phận nhưng sâu sắc bản chất hơn cái riêng.
  • Thứ tư: cái đơn nhất và cái chung có thể chuyển hóa lẫn nhau trong những điều kiện xác định.
  • Ý nghĩa phương pháp luận:
  • Vì cái chung là cái sâu sắc, bản chất hơn cái riêng, do đó trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải biết phát hiện ra cái chung, vận dụng cái chung để cải tạo cái riêng. Nếu không hiểu biết cái chung sẽ rơi vào tình trạng mò mẫm, mù quáng.
  • Vì cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, nên bất kì cái chung nào khi áp dụng vào trường hợp riêng cũng cần được chú ý đến các đặc điểm cụ thể, nếu không sẽ rơi vào bệnh dập khuôn, giáo điều. ngược lại, nếu xem thường cái chung, tuyệt đối hóa cái riêng sẽ rơi vào bệnh cục bộ, địa phương chủ nghĩa.
  • Cần phải tạo điều kiện cho cái đơn nhất và cái chung chuyển hóa lẫn nhau theo chiều hướng tiến bộ có lợi.

Câu 10: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa các mặt đối lập trong mâu thuẫn biện chứng? Rút ra ý nghĩa phương pháp luận?

Trả lời:

  1. Mối quan hệ biện chứng:
  • Trong mỗi mâu thuẫn, các mặt đối lập vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau:

+ Khái niệm thống nhất của các mặt đối lập dùng để chỉ sự liên hệ, ràng buộc, không tách rời nhau, quy định lẫn nhau của các mặt đối lập, mặt này lấy mặt kia làm tiền đề tồn tại cho mình.

+ Khái niệm đấu tranh của các mặt đối lập dùng để chỉ khuynh hướng tác động qua lại, bài trừ, phủ định nhau của các mặt đối lập.

  • Hình thức đấu tranh của các mặt đối lập rất phong phú, đa dạng, tùy thuộc vào tính chất, mối quan hệ và điều kiện cụ thể của sự vật, hiện tượng.

+ Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là hai xu hướng tác động khác nhau của các mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn. Chúng không tách rời nhau trong quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.

+ Trong sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập, sự đấu tranh giữa chúng là tuyệt đối còn sự thống nhất giữa chúng chỉ là tương đối, có điều kiện, tạm thời, trong sự thống nhất đã có sự đấu tranh, đấu tranh trong tính thống nhất của chúng.

  • Sự tác động qua lại giữa thống nhất và đấu tranh dẫn đến chuyển hóa giữa các mặt đối lập, sự chuyển hóa đó là 1 quá trình:

+ Lúc mới xuất hiện, mâu thuẫn thể hiện ở sự khác biệt và sau đó phát triển thành 2 mặt đối lập.

+ Khi hai mặt đối lập của mâu thuẫn xung đột với nhau gay gắt và khi điều kiện đã chín muồi, quá trình chuyển hóa của 2 mặt đối lập đã diễn ra, mâu thuẫn được giải quyết. Mâu thuẫn cũ mất đi, mâu thuẫn mới được hình thành và quá trình tác động, chuyển hóa giữa 2 mặt đối lập lại tiếp diễn, làm cho sự vật, hiện tượng luôn luôn vận động, phát triển.

+ Thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập không tách dời nhau. Quá trình vận động, phát triển là sự thống nhất giữa tính ổn định và tính thay đổi, nó do sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập quy định. Do vậy, sự liên hệ, chuyển hóa giữa các mặt đối lập là nguồn gốc động lực của sự vận động và phát triển trong thế giới.

  1. Ý nghĩa phương pháp luận:
  • Trong nhận thức và thực tiễn cần phải tôn trọng mâu thuẫn phát hiện mâu thuẫn, phân tích đầy đủ các mặt đối lập, nắm được bản chất, nguồn gốc, khuynh hướng của sự vận động và phát triển.
  • Để thúc đẩy sự phát triển của sự vật, hiện tượng phải tìm cách giải quyết mâu thuẫn, không được điều hòa mâu thuẫn.
  • Trong việc nhận thức và giải quyết mâu thuẫn cần phải có quan điểm lịch sử-cụ thể tức là biết phân tích từng loại mâu thuẫn trong từng hoàn cảnh và có biện pháp giải quyết phù hợp.
  • Giải quyết mâu thuẫn khi có đủ điều kiện chín muồi và trên cơ sở tôn trọng quy luật khách quan.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here