Nghiệp Vụ Ngân Hàng

0
4200
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Câu 16: Theo quan niệm ở Việt Nam, bao thanh toán là gì? Nhìn chung tham gia hay liên quan trong dịch vụ bao thanh toán gồm những bên nào? Vai trò của các bên này ra sao?

– KN: Bao thanh toán là 1 hình thức cấp tín dụng của tổ chức tín dụng cho bên bán hàng thông qua việc mua lại các khoản phải thu phát sinh từ việc mua, bán hàng hóa đã được bên bán hàng và bên mua hàng thỏa thuận trong hợp đồng mua, bán hàng hóa.

– Bao thanh toán liên quan đến 2 bên:

+ Tổ chức tín dụng thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán: là các tổ chức tín dụng thành lập và hoạt động theo Luật Các Tổ chức tín dụng.

+Khách hàng là tổ chức tín dụng được bao thanh toán: là các tổ chức kinh tế VN và nước ngoài cung ứng hàng hóa và được thụ hưởng theo các khoản phải thu phát sinh từ việc mua, bán hàng hóa theo thỏa thuận giữa bên bán hàng và bên mua hàng tại hợp đồng mua, bán hàng.

Câu 17: Phân biệt sự khác nhau giữa các loại bao thanh toán sau: bao thanh toán trong nước và bao thanh toán quốc tế, bao thanh toán ứng trước và bao thanh toán đến hạn, bao thanh toán truy đòi và bao thanh toán miễn truy đòi.

  • Bao thanh toán trong nước và bao thanh toán quốc tế

-Bao thanh toán trong nước: Là việc bao thanh toán dựa trên hợp đồng mua bán hàng,trong đó bên bán hàng vè bên mua hàng là người cư trú trong cùng 1 quốc gia theo quy đinh của pháp luật

-Bao thanh toán quốc tế :là bao thanh toán dựa trên hợp đồng XNK  , dịch vụ BTT được cung cấp cho người xuất khẩu và người nhập khẩu ở hai quốc gia khác nhau, có hoạt động mua bán hàng vượt qua biên giới của một quốc gia.

Quảng Cáo

Về cơ bản, trình tự của dịch vụ của BTT quốc tế cũng như trình tự BTT trong nước. Điểm khác biệt là khả năng có sự tham gia của hệ thống hai đại lí (hai đơn vị BTT đúng ra làm đại lí cho nhau để cung cấp dịch vụ cho người xuất khẩu và người nhập khẩu). Các đại lí thường có trụ sở tại nước của người xuất khẩu và nước nhập khẩu. BTT quốc tế thường được chia làm 2 loại: BTT xuất khẩu và BTT nhập khẩu.

  • Bao thanh toán ứng trước và bao thanh toán đến hạn

– – BTT ứng trước(BTT chiết khấu ): là loại hình BTT theo đó đơn vị BTT chiết khấu các khoản phải thu trước ngày đáo hạn và ứng trước tiền cho đơn vị bán hàng (có thể đến 80% giá trị hóa đơn).

– BTT khi đến hạn: là BTT theo đó đơn vị BTT sẽ trả cho các khách hàng của mình (người bán hàng) số tiền bằng giá mua của các khoản BTT khi đáo hạn.

So với bao thanh toán đáo hạn ,bao thanh toan ứng trc là dịch vụ bao thanh toán bao gồm luôn cả việc dịch vụ cung ứng

  • Bao thanh toán truy đòi và bao thanh toán miễn truy đòi

-Bao thanh toán truy đòi : Là loại nghiệp vụ BTT theo đó nếu người mua hàng không trả đc nợ hoặc không thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì người bán hàng có trách nhiệm hoàn trả lại khoản tiền đã đc ứng trc cho đơn vị BTT

-Bao thanh toán miễn truy đòi:  là loại nghiệp vụ bao thanh toán mà đơn vị BTT phải chịu mợi rủi ro về tín dụng và ko đc đòi lại khoản tiền đã ứng trc cho người bán hàng ,trong trường hợp người mua hàng không thực hiện nghĩa vụ trả nợ .

So với bao thanh toán truy đòi,bao thanh toán miễn truy đòi bao gồm luôn cả bảo hiểm rủi ro trả nợ

Câu 18: Bao thanh toán trong nước và bao thanh toán xuất- nhập khẩu có những lợi ích gì xét trên góc độ của mỗi bên tham gia thanh toán.

  • Bao thanh toán trong nước

*Đối với khách hàng

-Có thể thu tiền hàng ngày thay vì phải đợi đến khi khoản phải thu đến hạn thanh toán

-Có thể tăng nguồn vốn lưu động phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh nhờ  không phải kẹt vốn đầu tư vào khoản phải thu

-Được sử dụng khoản phải thu để đảm bảo 1 phần hoặc toàn bộ khoản ứng trc ,do đó ,có thể sử dụng  tín dụng của ngân hàng mà khỏi phải phụ thuộc vào tài sản thế chấp.

-Tiết kiệm thời gian và chi phí trong việc theo dõi và thu hồi khoản phải thu hay là dòng tiền vảo phải thu

-Được ngân hàng hỗ trỡ đánh giá tình hình kinh doanh và uy tín tín dụng của bên mua hàng trc khi giao hàng

-Được ngân hàng bảo hiểm rủi ro bán chịu hàng hóa đối với người bán chịu hàng hóa ,nếu sử dụng hình thức bao thanh toán miễn truy đòi

*Đối với đơn vị BTT

– Thu được phí, lãi và các khoản phí khác.

-Đa dạng hóa sản phẩm.

-Duy trì mở rộng thị phần, nâng cao uy tín thanh toán trong nước và quốc tế.

  • Bao thanh toán xuất- nhập khẩu

*Đối với nhà xuất khẩu

Giảm được các khoản phải thu còn tồn đọng và giảm chi phí cho việc thu hồi nợ

Xuất khẩu đc hàng trong trường hợp bên NK muốn NK hàng theo phương thức thanh toán T/T trả chậm

Nắm đc chính xác uy tín tín dụng thực tế của bên NK thông qua việc thẩm định thường xuyên của ngân hàng hoặc các đơn vị thẩm định chuyên nghiệp

Đc ứng trc tiền hàng đến 80-90% giá trị hóa đơn

Không mất thời gian và chi phí trong việc quản lí và thu hồi các khoản phải thu

Được bảo đảm rủi ro tín dụng 100% giá trị hóa đơn

*Đối với nhà NK

-Giúp có nhiều cơ hội đc mua hàng trả chậm từ phái đối tác,nhờ vậy nhu cầu mua hàng hóa tăng lên mà không cần dùng đến các hạn mức tín dụng hiện có

-Các khó khăn về ngôn ngữ sẽ đc giải quyết bởi đơn vị BTT

-Không phải mất thời gian để mở L/C cho từng lần nhập hàng ,không phải kí quỹ

-Đc nhận hàng và sử dụng hàng mà chưa cần phải thanh toán tiền ngay

-Chỉ thanh toán tiền hàng khi hàng hóa đáp ứng đc các yêu cầu của hợp đồng mua bán

-Không phải trả bất kì khoản phí thanh toán nào

*Đối với đơn vị bao thanh toán

-Thu đc các loại phí,lệ phí,cung cấp thêm các dihj vụ kèm theo

-Tăng doanh số và lợi nhuận hoạt động

-Kiểm soát đc các khoản phải thu giúp giảm thiểu rủi ro thu hồi nợ

-Đối vs ngân hàng làm chức năng của đơn vị BTT thì sẽ giữ đc khách hàng

Câu 19: Trình bày các bước tiến hành trong quy trình thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán trong nước. Cách tính toán xác định chi phí và số tiền ứng trước cho khách hàng, trong nghiệp vụ bao thanh toán trong nước được thực hiện như thế nào

1,Các bước tiến hành

  1. a) Người bán và người mua tiến hành thương lượng trên hợp đồng mua bán.
  2. b) Người bán đề nghị đơn vị BTT tài trợ với tài sản đảm bảo chính là khoản phải thu trong tương lai từ hợp đồng mau bán hàng hóa.
  3. c) Đơn vị BTT tiến hành thẩm định khae năng thanh toán tiền hàng của người mua.
  4. d) Nếu xét thấy có thể thu được tiền hàng từ người mua theo đúng hạn như hợp đồng mau bán, đơn vị BTT sẽ báo đồng s tài trợ cho người bán.
  5. e) Người bán hàng giao hàng cho người mua theo đúng thỏa thuận trong hợp đòng mua bán.
  6. f) Người bán chuyển nhượng hóa đơn, chứng từ bán hàng và các chứng từ khác liên quan đến các khoản phải thu cho đơn vị BTT.
  7. g) Đơn vị BTT ứng trước một phần tiền hàng cho người bán theo thỏa thuận trong hợp đồng BTT.
  8. h) Khi đến hạn thanh toán, đơn vị BTT tiến hành thu hồi nợ từ người mua.
  9. i) Người mua thanh toán tiền hàng cho cho đơn vị BTT.
  10. j) Sau khi đã thu hồi tiền hàng từ phía người mua, đơn vi BTT thanh toán nốt tiền chuyển nhượng khoản phải thu cho người bán.

2,Xác định chi phí và số tiền ứng trc

  •  Số tiền ứng trước các khoản phải thu:

Tỷ lệ ứng trước được xác định dựa trên các yếu tố sau:

-Mặt hàng mua bán, điều kiện thanh toán, phương thức thanh toán.

– Các thỏa thuận khác: giảm giá, chiết khấu, các khoản giảm trừ…

Số tiền ứng trước: ST ứng trước = Tỷ lệ ứng trước * Giá trị phải thu

  • Xác định chi phí

Phí được tính trên giá trị khoản phải thu để bù đắp rủi ro tín dụng, chi phí quản lý    sổ sách bán hàng và các chi phí khác.

Hiệp hội BTT quốc tế FCI kiến nghị cơ cấu của phí BTT bao gồm

– Phí bảo hiểm rủi ro tín dụng.

– Phí xử lí hóa đơn.

– Phí ngân hàng

Mỗi thành viên được tự do kết hợp 3 khoản trên theo cách riêng của họ

Phí BTT: BTT trong nước: Phí BTT = Giá trị phải thu * Tỷ lệ phí BT

Phí BTT trong nước thường do người bán thanh toán cho đơn vị BTT trong nước.

Câu 20: Trình bày các bước tiến hành trong quy trình thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán xuất- nhập khẩu. Cách tính toán xác định chi phí và số tiền ứng trước cho khách hàng trong nghiệp vụ bao thanh toán xuất- nhập khẩu được thực hiện như thế nào.

1,Các bước tiến hành

a.Đơn vị XK và NK ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa

b.Đơn vị XK yêu cầu tín dụng đối với đơn vị BTT

c.Đơn vị BTT tại nước XK yêu  cầu tín dụng từ đơn vị BTT tại nc NK

d.Đơn vị BTT NK kiểm tra uy tín về mặt tín dụng của nhà NK

e.Đơn vị BTT NK trả lời tín dụng cho đơn vị BTT XK

f.Đơn vị BTT ký hợp đồng BTT vơi đơn vị XK

g.Đơn vị XK giao hàng

h.Đơn vị XK chuyển nhượng hóa đơn cho đơn vị BTT XK và đơn vị BTT XK chuyển nhượng hóa đơn cho đơn vị bao thanh toán NK

i.Đơn vị BTT ứng trước tiền cho đơn vị XK

k.Vào ngày đáo hạn hoặc sau ngày đáo hạn một thời gian,đơn vị bao thanh toán đòi nợ đơn vị NK

l.Đơn vị NK thanh toán tiền cho đơn vị  bao thanh toán

m.Đơn vị bao thanh toán NK thanh toán tiền cho đơn vị bao thanh toán XK

n.Đơn vị bao thanh toán XK thanh toán phần còn lại cho đơn vị XK

2,Xác định chi phí và số tiền ứng trước

  • Xác định chi phí

BTT xuất nhập khẩu:

Phí BTT XNK= ( tỷ lệ phí của EF + tỷ lệ phí của IF) * giá trị các khoản phải thu được BTT                                                                                                      Phí BTT quốc tế trong hệ thống hai đại lí thường do người xuất khẩu thanh toán cho đại lí BTT xuất khẩu và được phân chia giữa đại lí BTT xuất khẩu và đại lí BTT nhập khẩu.

Trên cơ sở những loại phí trên, đơn vị BTT xuất khẩu sẽ tính ra một mức phí cho bên bán. Mức phí này gồm.:

– Đơn vị BTT NK: phí bảo hiểm rủi ro + phí xử lý hóa đơn + phí NH (1)

– Đơn vị BTT xuất khẩu: phí quản lý

Phí BTT quốc tế thường cao hơn phí BTT trong nước

  •  Số tiền ứng trước các khoản phải thu:

Tỷ lệ ứng trước được xác định dựa trên các yếu tố sau:

-Mặt hàng mua bán, điều kiện thanh toán, phương thức thanh toán.

– Các thỏa thuận khác: giảm giá, chiết khấu, các khoản giảm trừ…

Số tiền ứng trước: ST ứng trước = Tỷ lệ ứng trước * Giá trị phải thu

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here