Nghiệp Vụ Ngân Hàng

0
6610
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Các bạn có thể tải Full đề cương bản pdf tại link sau: Nghiệp vụ ngân hàng 

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]

Đề cương liên quan: 

  1. Kho hàng
  2. Luật Tài Chính
  3. Quản Trị Tài Chính
  4. Logic học
  5. Quản Trị Nhân Sự

Câu 11: Thuê tài sản nói chung mang lại những lợi ích gì đối với người đi thuê? Ngoài những lợi ích chung vừa kể, thuê tài chính có lợi ích riêng nào khác mà các loại thuê khác không có.

Thuê tài sản mang lại một số lợi ích đối với người đi thuê:

  • Người đi thuê không phải mua sắm tài sản nhưng vẫn có quyền sử dụng tài sản trong một khoảng thời gian nhất định
  • Với quyết định thuê tài sản công ty cùng một lúc đưa ra 2 quyết định vừa quyết định đầu tư vừa quyết định nguồn vốn
  • Việc cho thuê tài sản giúp công ty vừa có tài sản để sử dụng trong điều kiện nguồn vốn hạn chế

Ngoài những lời ích vừa kể trên, thuê tài chính có lợi ích riêng mà các loại thuê khác không có đó là

  • Đối với các khoản vốn vay trung và dài hạn ngân hàng thường yêu cầu tài sản đảm bảo (thế chấp và cầm cố) và chỉ cho vay tối đa là 80% tổng chi phí thực hiện dự án nhưng đối với thuê tài chính doanh nghiệp không cần phải ký quý đảm bảo hoặc tài sản thế chấp mà còn được tài trợ 100% vốn đầu tư. Lãi suất hoàn toàn dựa trên sự thỏa thuận của hai bên
  • Kênh tín dụng này cũng cho phép doanh nghiệp chủ dộng trong việc lựa chọn máy móc, thiết bị, nhà cung cấp cũng như mẫu mã chủng loại phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp mình.
  • Ngoài ra nếu doanh nghiệp đã đầu tư mua tài sản mà thiếu vốn lưu động vẫn có thể bán lại cho công ty cho thuê tài chính và sau đó công ty sẽ cho doanh nghiệp thuê lại. Như vậy doanh nghiệp vừa có vốn lưu động để sản xuất kinh doanh vừa sử dụng tài sản
  • Kết thúc thời hạn thuê, doanh nghiệp được quyền ưu tiên mua lại tài sản với giá trị danh nghĩa thấp hơn giá trị thực tế của tài sản thời điểm mua lại.
  • Một ưu điểm vô cùng quan trọng mà hình thức cho thuê tài chính này đem lại đó là thuế. Tài sản cho thuê tài chính vẫn thuộc quyền sở hữu của bên cho thuê nên bên cho thuê có quyền được khấu hao tài sản đó, làm giảm thuế thu nhập phải nộp. Mặt khác bên đi thuê phải nộp chi phí thuê, chi phí đó được khấu trừ trước thuế nên cũng giảm thuế thu nhập mà doanh nghiệp phải nộp. Như vậy cả hai bên cả bên cho thuê và bên thuê đều được hưởng lợi ích từ thuế

Câu 12: Cho thuê tài sản có phải là một hình thức cấp tín dụng hay không? Giải thích tại sao?

Cho thuê tài sản cũng được coi là hình thức cấp tín dụng của NHTM. Bởi vì cho thuê tài sản là hoạt động tín dụng trung và dài hạn thông qua việc cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác trên cở sở hợp đồng cho thuê giữa bên cho thuê và bên thuê. Bên cho thuê cam kết mua máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển theo yêu cầu  của bên thuê và nắm giữ quyền sở hữu với tài sản cho thuê. Bên thuê sử dụng tài sản thuê và thanh toán tiền thuê trong suốt thời gian thuê đã được hai bên thỏa thuận. Kết thúc thời hạn bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã được thỏa thuật trong hợp đồng.

Quảng Cáo

Câu 13: Phân biệt thuê vận hành (thuê hoạt động) và thuê tài chính?

  Thuê vận hành

(thuê hoạt động)

Thuê tài chính

(thuê vốn)

Điều kiện kết thúc hợp đồng Người cho thuê được quyền kết thúc hợp đồng trước thời hạn Người cho thuê không được kết thúc hợp đồng trước thời hạn
Thời gian thuê Thường rất ngắn so với toàn bộ thời gian tồn tại hữu ích của tài sản Thường chiếm phần thời gian tồn tại hữu ích của tài sản

Chi phí thuê ·        Chi phí thuê thường bao hàm cả hao mòn tài sản, chi phí bảo dưỡng, bảo hiểm và mức lợi nhuận của bên cho thuê

·        Chi phí thường cao vì bên cho thuê chịu nhiều rủi ro đối với sự lạc hậu và giảm giá thị trường của tài sản

·        Đối với thuê trọn gói: chủ cho thuê sẽ chịu trách nhiệm bảo trì và bảo hiểm trang thiết bị, thuế tài sản phát sinh

·        Đối với thuê trần : người thuê đồng ý thực hiện việc bảo trì, bảo hiểm, và các khoản thuế đánh trên tài sản thuê

Câu 14: Theo quan niệm ở Việt Nam, bao thanh toán là gì? Nhìn chung tham gia hay liên quan trong dịch vụ bao thanh toán gồm những bên nào? Vai trò của các bên này ra sao?

Trong qui chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng, Ngân hang Nhà nước Việt Nam đã đưa ra định nghĩa về bao thanh toán như sau:

“Bao thanh toán là hình thức cấp tín dụng của tổ chức tín dụng cho bên bán hàng thông qua việc mua lại các khoản phải thu phát sinh từ việc mua bán hàng hóa đã được bên bán hàng và bên mua hàng thỏa thuận trong hợp đồng mua, bán hàng hóa” (Quyết định số 1096/QĐ-NHNN).

Bao thanh toán liên quan đến hai bên : Tổ chức tín dụng thực hiện bao thanh toán (factor) và khách hàng được tổ chức tín dụng bao thanh toán.

  • Tổ chức tín dụng thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán: là các tổ chức tín dụng thành lập và hoạt động theo Luật Các Tổ chức tín dụng bao gồm Ngân hàng thương mại Nhà nước, Ngân hàng thương mại cổ phần, Ngân hàng liên doanh, Ngân hàng 100% vốn nước ngoài, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài, và Công ty tài chính.
  • Khách hàng được tổ chức tín dụng bao thanh toán: là các tổ chức kinh tế Việt Nam và nước ngoài cung ứng hàng hóa và được thụ hưởng từ các khoản phải thu phát sinh từ việc mua bán hàng hóa theo thỏa thuận giữa bên bán hàng và bên mua hàng tại hợp đồng mua, bán hàng.

Câu 15: Trình bày các bước tiến hành trong quy trình thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán xuất- nhập khẩu. Cách tính toán xác định chi phí và số tiền ứng trước cho khách hàng trong nghiệp vụ bao thanh toán xuất- nhập khẩu được thực hiện như thế nào.

  1. Các bước tiến hành trong qui trình thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán xuất – nhập khẩu:
  • Đơn vị xuất khẩu và nhập khẩu ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa.
  • Đơn vị xuất khẩu yêu cầu tín dụng đối với đơn vị bao thanh toán
  • Đơn vị bao thanh toán tại nước xuất khẩu yêu cầu tín dụng từ đơn vị bao thanh toán tại nước nhập khẩu
  • Đơn vị bao thanh toán nhập khẩu kiểm tra uy tín về mặt tín dụng của nhà nhập khẩu
  • Đơn vị bao thanh toán nhập khẩu trả lời tín dụng cho đơn vị bao thanh toán xuất khẩu
  • Đơn vị bao thanh toán ký hợp đồng bao thanh toán với đơn vị xuất khẩu
  • Đơn vị xuất khẩu giao hàng
  • Đơn vị xuất khẩu chuyển nhượng hóa đơn cho đơn vị bao thanh toán xuất khẩu và đơn vị bao thanh toán xuất khẩu chuyển nhượng hóa đơn cho đơn vị bao thanh toán nhập khẩu
  • Đơn vị bao thanh toán ứng trước tiền cho đơn vị xuất khẩu
  • Vào ngày đáo hạn hoặc sau ngày đáo hạn một thời gian, đơn vị bao thanh toán đòi nợ đơn vị nhập khẩu
  • Đơn vị nhập khẩu thanh toán tiền cho đơn vị bao thanh toán
  • Đơn vị bao thanh toán nhập khẩu thanh toán tiền cho đơn vị bao thanh toán xuất khẩu
  • Đơn vị bao thanh toán xuất khẩu thanh toán phần còn lại cho đơn vị xuất khẩu.
  1. Xác định chi phí và số tiền ứng trước
  • Xác định chi phí

BTT xuất nhập khẩu:

Phí BTT XNK= ( tỷ lệ phí của EF + tỷ lệ phí của IF) * giá trị các khoản phải thu được BTT                                                                                                                          Phí BTT quốc tế trong hệ thống hai đại lí thường do người xuất khẩu thanh toán cho đại lí BTT xuất khẩu và được phân chia giữa đại lí BTT xuất khẩu và đại lí BTT nhập khẩu.

Trên cơ sở những loại phí trên, đơn vị BTT xuất khẩu sẽ tính ra một mức phí cho bên bán. Mức phí này gồm.:

– Đơn vị BTT NK: phí bảo hiểm rủi ro + phí xử lý hóa đơn + phí NH (1)

– Đơn vị BTT xuất khẩu: phí quản lý

Phí BTT quốc tế thường cao hơn phí BTT trong nước

  • Số tiền ứng trước các khoản phải thu:

Tỷ lệ ứng trước được xác định dựa trên các yếu tố sau:

-Mặt hàng mua bán, điều kiện thanh toán, phương thức thanh toán.

– Các thỏa thuận khác: giảm giá, chiết khấu, các khoản giảm trừ…

Số tiền ứng trước: ST ứng trước = Tỷ lệ ứng trước * Giá trị phải thu

Câu 16: Bảo lãnh ngân hàng là gì? Tham gia hợp đồng bảo lãnh gồm những bên nào?

  1. Khái niệm bảo lãnh: là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng (bên bảo lãnh) với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thya cho khách hàng (bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh.
  2. Tham gia hợp đồng bảo lãnh gồm những bên sau:
  • Bên bảo lãnh: là các tổ chức tín dụng bao gồm NH thương mại Nhà nước, NHTM cổ phần, ngân hàng đầu tư, ngân hàng phát triển, ngân hàng chính sách, ngân hàng liên doanh, chi nhánh NH nước ngoài tại Việt Nam, ngân hàng hợp tác, các loại hình ngân hàng khác và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng thàng lập và hoạt động theo Luật Các Tổ chức tín dụng (gọi chung là tổ chức tín dụng)
  • Bên được bảo lãnh: Là khách hàng bao gồm
  • Các doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam như doanh nghiệp Nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thể
  • Các tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật Các Tổ chức tín dụng
  • Hợp tác xã và các tổ chức khác có đủ điều kiện quy định tại Điều 94 của Bộ Luật Dân sự
  • Các tổ chức kinh tế nước ngoài tham gia các hợp đồng hợp tác liên doanh và tham gia đấu thầu các dự án đầu tư tại Việt Nam hoặc vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư tại Việt nam
  • Bên nhận bảo lãnh: là các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có quyền thụ hưởng các cam kết bảo lãnh của các tổ chức tín dụng.

Tải xuống tài liệu học tập PDF miễn phí

Tải Xuống Tại Đây  


LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here