Môi trường đầu tư quốc tế, những giải pháp để hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm gia tăng khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

0
1963
Môi trường đầu tư quốc tế, những giải pháp để hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm gia tăng khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Môi trường đầu tư quốc tế, những giải pháp để hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm gia tăng khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]

Kéo xuống để Tải ngay bản PDF đầy đủ: Sau “mục lục” và “bản xem trước”

(Nếu là bài nhiều công thức nên mọi người nên tải về để xem tránh mất công thức)

Bài liên quan:Tiểu luận Thu hút vốn đầu tư nước ngoài và bảo hộ các nhà đầu tư trong nước


Tải ngay bài bản PDF tại đây: Môi trường đầu tư quốc tế, những giải pháp để hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm gia tăng khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Quảng Cáo

Môi trường đầu tư quốc tế, những giải pháp để hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm gia tăng khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

       I.            Những hiểu biết về môi trường đầu tư :

1.      Khái niệm :

Môi trường đầu tư là tổng thể các yếu tố về pháp luật, kinh tế, xã hội, văn hóa và các yếu tố cơ sở hạ tầng, năng lực thị trường, cả các lợi thế của một quốc gia có liên quan. Ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động đầu tư của nhà đầu tư trong và ngoài nước.

2.      Kết cấu :

  • Môi trường chính trị và pháp luật.
  • Môi trường văn hóa
  • Môi trường kinh tế và tài nguyên
  • Môi trường tài chính
  • Môi trường cơ sở hạ tầng
  • Môi trường lao động.

   II.            Vai trò của nghiên cứu môi trường đầu tư :

1.      Đối với những người quản lý nhà nước :

Theo nhóm em, những người quản lý nhà nước khi nghiên cứu môi trường đầu tư sẽ hoàn thiện về những văn bản luật (Luật Đầu Tư,Luật Doanh nghiệp …) tạo nhiều điều kiện, chính sách ưu đãi hơn để thu hút vốn đầu tư.Cải thiện tình trạng cơ sở hạ tầng,giao thông.Ngoài ra còn tạo khả năng cho các doanh nghiệp đầu tư ra nước khác.Tăng khả năng phát triển kinh tế và hội nhập với nền kinh tế Thế giới.Tăng khả năng cạnh tranh với các nền kinh tế của các nước khác, phát huy lợi thế.

2.      Đối với các nhà đầu tư :

Khi họ nghiên cứu môi trường đầu tư thì sẽ biết những ngành(nghề),lĩnh vực hoặc sản phẩm mà họ muốn đầu tư hoặc kinh doanh.

Họ sẽ biết được những thuận lợi và khó khăn ở môi trường đầu tư đó để có những kế hoạch hoạt động hoặc có những quyết định có nên đầu tư (tiếp tục đầu tư) hay ko?

III.            Thứ hạng về môi trường đầu tư của Việt Nam :

 

Việt nam và các nước trong khu vực.

 

Nền kinh tế Xếp hạng “Dễ dàng thực hiện kinh doanh” Bắt đầu kinh doanh Đăng ký giấy phép Tuyển nhân viên Đăng ký tài sản
Viet nam 104 97 25 104 34
Thailand 18 28 3 46 18
Malaysia 25 71 137 38 66
Philippines 126 108 113 118 98
Indonesia 135 161 131 140 120
Campuchia 143 159 159 124 100
 Lao PDR 159 73 130 71 148
Timor 174 160 173 115 172

(Nguồn của Bộ Tài Chính)

Để biết rõ chi tiết về thứ hạng môi trường kinh doanh ở Việt Nam, ta hãy xem bảng sau :

Vietnam
Region: East Asia & Pacific
Income category: Low income
Population: 82,966,000
GNI per capita (US$): 620.00
Country laws: see our Law Library
 
Ease of… 2006 rank 2005 rank Change in rank
Doing Business 104 98 -6
Starting a Business 97 89 -8
Dealing with Licenses 25 28 +3
Employing Workers 104 137 +33
Registering Property 34 30 -4
Getting Credit 83 76 -7
Protecting Investors(bảo vệ cho nhà  đầu tư) 170 170 0
Paying Taxes 120 116 -4
Trading Across Borders(buôn bán qua biên giới) 75 68 -7
Enforcing Contracts(hiệu lực của những hợp đồng) 94 90 -4
Closing a Business(đóng cửa doanh nghiệp) 116 105 -11

Starting a Business (2006)

The challenges of launching a business are shown below. Included are: the number of steps entrepreneurs can expect to go through to launch, the time it takes on average, and the cost and minimum capital required as a percentage of gross national income (GNI) per capita.

Indicator Vietnam Region OECD
Procedures (number) 11 8.2 6.2
Time (days) 50 46.3 16.6
Cost (% of income per capita) 44.5 42.8 5.3
Min. capital (% of income per capita) 0.0 60.3 36.1
  • Để khởi sự một doanh nghiệp, nhà kinh doanh phải trải qua 11 bước thủ tục, mất 50 ngày và một khoản chi phí tương đương với 44,5% thu nhập bình quân đầu người. Các con số tương ứng trong khu vực là 8,2 bước thủ tục, 46,3 ngày và 42,8% thu nhập bình quân. Ưu điểm của Việt Nam trong tiêu chí này là không đòi hỏi mức vốn tối thiểu cần có khi thành lập doanh nghiệp

Dealing with Licenses (2006)

Shown below are the procedures, time, and costs to build a warehouse, including obtaining necessary licenses and permits, completing required notifications and inspections, and obtaining utility connections.

Indicator Vietnam Region OECD
Procedures (number) 14 17.6 14.0
Time (days) 133 147.4 149.5
Cost (% of income per capita) 56.4 207.2 72.0
  • Giải quyết giấy phép :Các bước thủ tục, thời gian và chi phí bỏ ra để giải quyết các giấy phép hoạt động kinh doanh ở Việt Nam tương đối gọn nhẹ so với khu vực nhờ những nỗ lực cải cách hành chính liên tục trong lĩnh vực kinh doanh. Nhà đầu tư mất 14 bước thủ tục, 133 ngày và 56% thu nhập bình quân đầu người; trong khi mức bình quân toàn khu vực là 17,6 bước thủ tục, 147,4 ngày và 207,2% mức thu nhập bình quân. Việc thực hiện tiêu chí này ở Việt Nam thậm chí còn tốt hơn các nước phát triển trong khối OECD và đã tăng ba bậc, từ hạng 28 lên hạng 25

Employing Workers (2006)

The difficulties that employers face in hiring and firing workers are shown below. Each index assigns values between 0 and 100, with higher values representing more rigid regulations. The Rigidity of Employment Index is an average of the three indices.

Indicator Vietnam Region OECD
Difficulty of Hiring Index 0 23.7 27.0
Rigidity of Hours Index 40 25.2 45.2
Difficulty of Firing Index 70 19.6 27.4
Rigidity of Employment Index 37 23.0 33.3
Nonwage labor cost (% of salary) 17.0 9.4 21.4
Firing costs (weeks of wages) 86.7 41.7 31.3
  • Thuê mướn nhân công :Những khó khăn khi thuê mướn và sa thải công nhân, tập trung ở sáu yếu tố:độ khó khi thuê người, tính cứng nhắc của giờ giấc làm việc, độ khó khi sa thải, độ linh hoạt của việc sử dụng lao động, chi phí tuyển dụng (tỷ lệ so với tiền lương) và chi phí sa thải (số tuần lương phải bồi hoàn). So sánh với các nước trong khu vực, Việt Nam là nơi dễ tuyển lao động nhất, nhưng năm yếu tố còn lại đều khó khăn hơn. Ví dụ độ khó trong việc sa thải lao động ở các nước trong khu vực là 19,6% trong khi ở Việt Nam là 70%, chi phí sa thải lao động tương đương 41,7 tuần lương trong khi ở Việt Nam là 86,7 tuần lương. Tuy nhiên, so với năm ngoái tiêu chí này đã tăng 33 bậc, từ hạng 137 lên 104.

Registering Property (2006)

The ease with which businesses can secure rights to property is shown below. Included are the number of steps, time, and cost involved in registering property.

Indicator Vietnam Region OECD
Procedures (number) 4 4.2 4.7
Time (days) 67 85.8 31.8
Cost (% of property value) 1.2 4.0 4.3
  • Đăng ký tài sản :Doanh nghiệp có dễ dàng bảo đảm quyền sở hữu tài sản hay không? Ở Việt Nam doanh nghiệp cần trải qua bốn bước thủ tục, mất 67 ngày và tốn 1,2% giá trị tài sản để có được sự bảo đảm này. Các chỉ số này tốt hơn so với mức bình quân khu vực (4,2 bước thủ tục, 85,5 ngày và 4% giá trị tài sản) nhưng tiêu tốn nhiều thời gian hơn các nước phát triển.

Getting Credit (2006)

Measures on credit information sharing and the legal rights of borrowers and lenders are shown below. The Legal Rights Index ranges from 0-10, with higher scores indicating that those laws are better designed to expand access to credit. The Credit Information Index measures the scope, access and quality of credit information available through public registries or private bureaus. It ranges from 0-6, with higher values indicating that more credit information is available from a public registry or private bureau.

Indicator Vietnam Region OECD
Legal Rights Index 4 5.0 6.3
Credit Information Index 3 1.9 5.0
Public registry coverage (% adults) 2.7 3.2 8.4
Private bureau coverage (% adults) 0.0 10.1 60.8
  • Đi vay :Tiêu chí này xem xét các biện pháp chia sẻ thông tin tín dụng, quyền lợi hợp pháp của người vay và người cho vay. Ở Việt Nam, quyền lợi hợp pháp này chỉ được đánh giá ở mức điểm 4/10, nghĩa là sự tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp còn bị hạn chế trong khi mức bình quân của khu vực là 5/10 và ở các nước OECD là 6,3/10. Doanh nghiệp khó thu nhận được thông tin về quy mô, cách tiếp cận và chất lượng của tín dụng thông qua các văn phòng đăng ký công cộng. Chỉ số thông tin tín dụng ở Việt Nam là 3/6; cao so với khu vực (1,9/6) nhưng rất thấp so với khối OECD (5/6). Văn phòng tư nhân trong lĩnh vực thông tin tín dụng gần như không tồn tại.

Protecting Investors (2006)

The indicators below describe three dimensions of investor protection: transparency of transactions (Extent of Disclosure Index), liability for self-dealing (Extent of Director Liability Index), shareholders’ ability to sue officers and directors for misconduct (Ease of Shareholder Suits Index) and Strength of Investor Protection Index. The indexes vary between 0 and 10, with higher values indicating greater disclosure, greater liability of directors, greater powers of shareholders to challenge the transaction, and better investor protection.

Indicator Vietnam Region OECD
Disclosure Index 4 5.2 6.3
Director Liability Index 0 4.4 5.0
Shareholder Suits Index 2 6.1 6.6
Investor Protection Index 2.0 5.2 6.0
  • Bảo vệ nhà đầu tư :Tâm lý ngần ngại khi đầu tư vào Việt Nam thể hiện trong các chỉ số này. Tiêu chí 6 xem xét ba phương diện bảo vệ nhà đầu tư gồm có tính minh bạch trong giao dịch, trách nhiệm pháp lý của giám đốc và khả năng của cổ đông kiện các nhà quản trị có hành vi sai trái. Tính tổng thể Việt Nam chỉ đạt 2/10 trong khi khu vực là 5,2/10 và khối OECD là 6/10. Yếu kém nhất là chỉ số về trách nhiệm của giám đốc (0/10), quyền khiếu kiện của cổ đông và tính minh bạch đều thấp (2/10 và 4/10). So với năm ngoái, thứ hạng của tiêu chí này không thay đổi.

Paying Taxes (2006)

The data below shows the tax that a medium-size company must pay or withhold in a given year, as well as measures of the administrative burden in paying taxes. These measures include the number of payments an entrepreneur must make; the number of hours spent preparing, filing, and paying; and the percentage of their profits they must pay in taxes.

Indicator Vietnam Region OECD
Payments (number) 32 29.8 15.3
Time (hours) 1,050 290.4 202.9
Profit tax (%) 21.6 19.7 20.7
Labor tax and contributions (%) 19.7 10.9 23.7
Other taxes (%) 0.2 11.6 3.5
Total tax rate (% profit) 41.6 42.2 47.8
  • Thuế khóa :Thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam không nặng, mức chính thức là 28% nhưng tính ra doanh nghiệp phải chi đến 41,6% lợi nhuận cho thuế thu nhập doanh nghiệp, có thể vì ngành thuế không chấp nhận nhiều khoản chi phí khấu trừ. Mức này chưa bằng mức 42,2% của khu vực và 47,8% ở các nước OECD. Nhưng thủ tục thuế nhiêu khê, làm mất nhiều thời gian của doanh nghiệp là vấn đề đáng lưu ý. Bình quân doanh nghiệp phải nộp 32 lần và mất 1.050 giờ làm việc trong khi ở các nước trong khu vực là 29,7 lần nộp và 290,4 giờ làm việc. So với năm ngoái giảm bốn bậc, từ 116 xuống 120.

Trading Across Borders (2006)

The costs and procedures involved in importing and exporting a standardized shipment of goods are detailed under this topic. Every official procedure involved is recorded – starting from the final contractual agreement between the two parties, and ending with the delivery of the goods.

Indicator Vietnam Region OECD
Documents for export (number) 6 6.9 4.8
Time for export (days) 35 23.9 10.5
Cost to export (US$ per container) 701 885 811
Documents for import (number) 9 9.3 5.9
Time for import (days) 36 25.9 12.2
Cost to import (US$ per container) 887 1,037 883
  • Buôn bán xuyên biên giới :Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa ở Việt Nam đã cải thiện nhiều, chi phí và thủ tục đã giảm nhưng vẫn còn mất thời gian. Để xuất một container hàng, doanh nghiệp phải có sáu loại hồ sơ, mất 35 ngày và tốn 701 đô la. Con số này ở các nước trong khu vực là 6,9 loại hồ sơ, 23,9 ngày và 885 đô la. Tương tự để nhập khẩu một container, doanh nghiệp cần có chín loại hồ sơ, mất 36 ngày và 887 đô la. Con số tương tự ở khu vực là 9,3 loại hồ sơ, 25,9 ngày và 1.037 đô la.

Enforcing Contracts (2006)

The ease or difficulty of enforcing commercial contracts in is measured below. This is determined by following the evolution of a payment dispute and tracking the time, cost, and number of procedures involved from the moment a plaintiff files the lawsuit until actual payment.

Indicator Vietnam Region OECD
Procedures (number) 37 31.5 22.2
Time (days) 295 477.3 351.2
Cost (% of debt) 31.0 52.7 11.2
  • Thực hiện hợp đồng :Ở Việt Nam, việc cưỡng chế thực hiện hợp đồng thương mại tương đối thuận lợi. Doanh nghiệp chỉ phải trải qua 37 bước thủ tục tốn 295 ngày và 31% giá trị món nợ là hợp đồng được thi hành, trong khi ở khu vực bình quân phải qua 31,5 bước thủ tục, tốn 477,3 ngày và 52% giá trị khoản nợ.

Closing a Business (2006)

The time and cost required to resolve bankruptcies (phá sản) is shown below. The data identifies weaknesses in existing bankruptcy law and the main procedural (thủ tục) and administrative bottlenecks (tắc nghẽn) in the bankruptcy process. The recovery rate, expressed in terms of how many cents on the dollar claimants recover from the insolvent firm, is also shown.

Indicator Vietnam Region OECD
Time (years) 5.0 2.4 1.4
Cost (% of estate) 14.5 23.2 7.1
Recovery rate (cents on the dollar) 18.0 27.5 74.0

(Theo nguồn của World Bank)

  • Đóng cửa doanh nghiệp :Việc phá sản doanh nghiệp ở Việt Nam còn nhiêu khê. Thủ tục phá sản phải mất ít nhất năm năm, tốn kém đến 14,5% giá trị tài sản của doanh nghiệp. Đối với những doanh nghiệp vỡ nợ thì cứ 1 đồng tiền đầu tư chỉ thu hồi được 18 xu. Ở các nước, thủ tục phá sản chỉ cần 2,4 năm, chi tiêu 23,2% giá trị tài sản doanh nghiệp và thu hồi được 27,5 xu cho mỗi đồng đầu tư.

 IV.            Những thành công và những hạn chế trong môi trường đầu tư ở Việt Nam :

1.      Thành công :

  • Việt Nam đã tổ chức thành công APEC, gia nhập WTO và được Quốc hội Hoa Kỳ chấp thuận trao Quy chế quan hệ mậu dịch bình thường vĩnh viễn (PNTR). Những thành quả này đã thúc đẩy những tiến bộ của môi trường thương mại và đầu tư Việt Nam, được minh chứng do những kết quả xuất sắc về nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), số lượng dự án ODA và tăng trưởng thương mại quốc tế.
  • GDP (danh nghĩa) : ước khoảng 60 tỷ USD,tức là khỏang 974 ngàn tỷ đồng tăng trưởng GDP ở mức 7,5-8%.
  • Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2006: đạt : 8.17%.
  • VN cải thiện 3 bậc trong bảng xếp hạng về tham nhũng.
  • VN đã đạt điểm tiến bộ hơn khi từ hạng 13 năm ngoái (7,91 điểm) nhảy lên hạng 10 (7,54 điểm, với điểm 0 là tốt nhất và điểm 10 là tham nhũng nhất), theo kết quả xếp hạng mức độ tham nhũng của Trung tâm Tư vấn rủi ro về chính trị và kinh tế (PERC, trụ sở tại Hong Kong) công bố ngày 13-3.

Dưới đây là xếp hạng về tham nhũng của 13 nền kinh tế châu Á:

(Theo nguồn www.tuoitre.com.vn ngày 14/03/2007)

Nước Xếp hạng
Singapore 1
Hong Kong 2
Nhật Bản 3
Ma Cau 4
Đài Loan 5
Malaysia 6
Trung Quốc 7
Hàn Quốc 8
Ấn Độ 9
Việt Nam 10
Indonesia 11
Thái Lan 12
Philippines 13
  • Hệ thống cơ sở hạ tầng, nhất là cảng biển, đường hàng không, đường bộ tại Việt Nam đang được cải thiện và mở rộng tới nhiều trung tâm kinh tế trong khu vực.
  • Tăng trưởng kinh tế mạnh, quá trình công nghiêp hóa nhanh, chính trị ổn định.
  • Xếp hạng rủi ro kinh tế, chính trị: VN xếp thứ 7/12 nền kinh tế châu Á : Theo báo cáo so sánh độ rủi ro các quốc gia năm 2007 (CCRR) vừa được Tổ chức Tư vấn rủi ro kinh tế và chính trị (PERC) công bố, VN là một trong những nước châu Á có độ rủi ro về kinh tế, chính trị và xã hội ở mức thấp. Đây là kết quả khảo sát do PERC thực hiện trên gần 1.500 doanh nghiệp tại 12 quốc gia và vùng lãnh thổ châu Á, cùng với Mỹ và Úc.
  • dự trữ ngoại hối của Việt Nam trong những tháng đầu năm 2007 đã tăng thêm 3 tỷ USD, đạt mức 15 tỷ USD”.

2.      Hạn chế :

  • Việc thực hiện các chính sách đều hành vĩ mô đối với môi trường kinh doanh còn yếu kém, làm mất nhiều thời gian của các nhà kinh doanh .
  • Nạn tham nhũng, quyền sở hữu trí tuệ, tính minh bạch và có thể dự báo của hệ thống pháp luật, chất lượng hệ thống giáo dục và cơ sở hạ tầng.
  • Vẫn còn nạn thất thoát, lãng phí, đầu tư dàn trải, nợ tồn đọng vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
  • Tình hình giáo dục, y tế, an toàn giao thông đang là vấn đề cấp bách nhưng chưa được giải quyết triệt để
  • Chưa giải quyết vấn đề nhà ở cho người nước ngoài đến đầu tư tại Việt Nam .

    V.            Những giải pháp hoàn thiện môi trường đầu tư :

  • Chính phủ tăng cường hỗ trợ thông tin về thương mại, tài chính, công nghệ cho doanh nghiệp thông qua cho phép hình thành Trung tâm Thông tin độc lập ứng dụng công nghệ truyền thông đa phương tiện để doanh nghiệp có thể nắm bắt thông tin thị trường một cách nhanh nhất, nhằm đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh.
  • Việt Nam cần phải cải thiện hệ thống giáo dục vì giáo dục trực tiếp ảnh hưởng đến các chọn lựa và tiềm năng của thế hệ tương lai.
  • Nâng cao bảo vệ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ.
  • Sớm có các qui định hướng dẫn thực hiện luật.
  • Nâng cao điều kiện cơ sở hạ tầng,và hiệu quả làm việc của hệ thống hành chính.
  • Cải thiện tình hình giáo dục, y tế, an toàn giao thông và giải quyết vấn đề nhà ở cho người nước ngoài đến đầu tư tại Việt Nam, để nhằm biến Việt Nam thành một điểm đến đầu tư thân thiện và hấp dẫn hơn.

Tải xuống tài liệu học tập PDF miễn phí

[sociallocker id=”19555″] Tải Xuống Tại Đây [/sociallocker]

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here