Lý Luận Chung Về Nhà Nước Và Pháp Luật

0
13362
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Các bạn có thể tải Full đề cương bản pdf tại link sau: Lý Luận Chung Về Nhà Nước Và Pháp Luật

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]

Đề cương liên quan: Triết học 1Triết học 2

Câu 36: Thế nào là vi phạm pháp luật?

  • Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi của chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý (có khả năng chịu trách nhiệm pháp lý), đã xâm hại tới quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
  • Những đặc trưng của vi phạm pháp luật:
  • Là hành vi của con người, thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động.
  • Là hành vi của con người mà hành vi đó trái pháp luật, vi phạm những quy định định các QPPL.
  • Là hành vi trái pháp luật có chứa đựng lỗi của chủ thể.
  • Là hành vi trái pháp luật, có lỗi của chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý.

Câu 37: Tóm tắt nội dung các dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật.

  • Vi phạm pháp luật là hành vi của con người, thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động. Mọi suy nghĩ của con người dù tốt dù xấu cũng không thể coi là hành vi vi phạm pháp luật.
  • Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Tính trái pháp luật thể hiện ở chỗ: làm không đúng điều pháp luật cho phép, không làm hoặc làm không đầy đủ điều pháp luật bắt buộc phải làm, làm điều pháp luật ngăn cấm.
  • Vi phạm pháp luật là hành vi có lỗi. Nhưng không phải tất cả các hành vi trái pháp luật đều là vi phạm pháp luật mà chỉ hành vi trái pháp luật nào được chủ thể thực hiện 1 cách cố ý hoặc vô ý mới được coi là vi phạm pháp luật. Lỗi là trạng thái tâm lý, thể hiện thái độ tiêu cực của chủ thể đối với hậu quả hành vi trái pháp luật của mình và đối với hành vi trái pháp luật ấy ở thời điểm chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật.
  • Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi của chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý. Chủ thể của hành vi trái pháp luật có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Tổ chức phải luôn luôn có năng lực trách nhiệm pháp lý. Cá nhân phải là người đã đến tuổi chịu trách nhiệm pháp lý về hành vi trái pháp luật của mình và có sự phát triển bình thường về thể chất và tinh thần, có khả năng nhận thức trước được hậu quả và điều khiển được hành vi của mình.

Câu 38: Phân tích dấu hiệu lỗi của vi phạm pháp luật?

  • Lỗi là trạng thái tâm lý, thể hiện thái độ tiêu cực của chủ thể đối với hậu quả hành vi trái pháp luật của mình và đối với hành vi trái pháp luật ấy ở thời điểm chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật.
  • Lỗi gồm 2 loại: cố ý và vô ý.
  • Lỗi cố ý lại gồm 2 loại: cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp.
  • Lỗi cố ý trực tiếp: chủ thể thấy trước được hậu quả xấu trong hành vi trái pháp luật của mình và mong muốn cho hậu quả đó xảy ra.
  • Lỗi cố ý gián tiếp: chủ thể thấy trước được hậu quả xấu trong hành vi trái pháp luật của mình, tuy không mong muốn hậu quả xấu đó xảy ra nhưng để mặc cho nó xảy ra.
  • Lỗi vô ý gồm 2 loại: vô ý vì cẩu thả và vô ý vì quá tự tin.
  • Vlỗi vô ý vì cẩu thả: chủ thể không nhìn thấy trước hậu quả xấu trong hành vi trái pháp luật của mình mà lẽ ra phải nhìn thấy trước trong điều kiện có thể nhìn thấy trước.
  • Lỗi vô ý vì quá tự tin: chủ thể thấy trước được hậu quả xấu trong hành vi trái pháp luật của mình nhưng tin chắc rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra, mà nếu nó xảy ra thì có thể ngăn chặn được.

Câu 39: Trách nhiệm pháp lý là gì?

  • Trách nhiệm pháp lý là sự gánh chịu những hậu quả bất lợi về vật chất hoặc tinh thần của chủ thể vi phạm pháp luật, do cơ quan nhà nước hoặc cá nhân có thẩm quyền đã áp dụng biện pháp cưỡng chế có tính chất trừng phạt đối với chủ thể đó, mà biện pháp cưỡng chế ấy được quy định trong phần chế tài của QPPL.
  • Đặc điểm:
  • Chỉ được áp dụng khi có vi phạm pháp luật xảy ra.
  • Được áp dụng bởi cơ quan nhà nước hoặc cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
  • Được áp dụng theo thủ tục, trình tự do pháp luật quy định.
  • Luôn gắn liền với biện pháp cưỡng chế có tính trừng phạt.
  • Việc áp dụng trách nhiệm pháp lý luôn có mục đích rõ ràng và cụ thể.
  • Gồm có: trách nhiệm pháp lý hình sự, trách nhiệm pháp lý dân sự, trách nhiệm pháp lý hành chính, v kỷ luật nhà nước, trách nhiệm vật chất.

Câu 40: Các căn cứ để truy cứu trách nhiệm pháp lý?

  • Cơ sở pháp lý:
  • Xác định vi phạm pháp luật
  • Xác định thời hiệu giải quyết vụ việc đó
  • Xác định thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc đó, các biện pháp mà pháp luật quy định có thể áp dụng với chủ thể vi phạm.
  • Xác định hậu quả bất lợi mà chủ thể phải gánh chịu.
  • Cơ sở thực tế:
  • Mặt khách quan: là những dấu hiệu biểu hiện ra bên ngoài thế giới khách quan của vi phạm pháp luật. Gồm:
  • Hành vi trái pháp luật: thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động, trái pháp luật gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho xã hội.
  • Sự thiệt hại của xã hội: là những thiệt hại về vật chất và tinh thần do hành vi trái pháp luật gây ra cho xã hội.
  • Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả nguy hiểm cho xã hội: hành vi trái pháp luật là nguyên nhân trực tiếp, sự thiệt hại của xã hội là kết quả tất yếu.
  • Mặt chủ quan: là trạng thái tâm lý bên trong của chủ thể khi thực hiện hành vi trái pháp luật. Nó bao gồm các yếu tố: lỗi, động cơ, mục đích vi phạm pháp luật.
  • Lỗi là trạng thái tâm lý hay thái độ của chủ thể đối với hành vi của mình và đối với hậu quả của hành vi đó gây ra cho xã hội.
  • Động cơ là động lực tâm lý bên trong thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật.
  • Mục đích là kết quả cuối cùng mà chủ thể vi trái pháp luật mong muốn đạt được.
  • Chủ thể của vi phạm pháp luật là cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lý và đã thực hiện hành vi trái pháp luật.
  • Khách thể của vi phạm pháp luật là quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ nhưng bị xâm hại bởi hành vi trái pháp luật.

Tải xuống tài liệu học tập PDF miễn phí

 Tải Xuống Tại Đây  


LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here