Lý Luận Chung Về Nhà Nước Và Pháp Luật

0
13362
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Các bạn có thể tải Full đề cương bản pdf tại link sau: Lý Luận Chung Về Nhà Nước Và Pháp Luật

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]

Đề cương liên quan: Triết học 1Triết học 2

Câu 31: Nội dung của quan hệ pháp luật?

Nội dung quan hệ pháp luật gồm quyền và nghĩa vụ của chủ thể quan hệ pháp luật.

  • Quyền của chủ thể quan hệ pháp luật là khả năng xử sự của chủ thể được pháp luật trao cho. Nói cách khác, đó là khả năng của chủ thể được thực hiện những hành vi nhất định mà pháp luật cho phép.

Chủ thể quan hệ pháp luật có 3 quyền cơ bản:

  • Được thực hiện những hành vi nhất định mà pháp luật cho phép.
  • Được yêu cầu chủ thể kia chấm dứt hành động cản trở mình thực hiện quyền và nghĩa vụ, hoặc thực hiện đúng, đầy đủ và nghiêm chỉnh nghĩa vụ mà pháp luật đã quy định cho họ.
  • Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ lợi ích của mình khi lợi ích đó bị xâm hại.
  • Nghĩa vụ của chủ thể quan hệ pháp luật là sự cần thiết phải xử sự của chủ thể này nhằm đáp ứng quyền và lợi ích của chủ thể kia. Những hành vi mà chủ thể phải thực hiện: tiến hành những hoạt động nhất định để đáp ứng quyền và lợi ích của phía bên kia; tự kiềm chế không phạm vào những điều cấm của pháp luật; phải chịu trách nhiệm pháp lý khi vi phạm pháp luật.

Câu 32: Căn cứ làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật?

  • Căn cứ làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật chính là sự kiện pháp lý. Sự kiện pháp lý là những tình huống, hiện tượng, quá trình xảy ra trong đời sống có liên quan tới sự xuất hiện, thay đổi, chấm dứt các quan hệ pháp luật.
  • Các tình huống, hiện tượng, quá trình này được gọi là sự kiện pháp lý vì:
  • Chúng đã được quy định rõ ràng trong phần giả định của các QPPL và làm cho các quy tắc về hành vi trong phần quy định của các QPPL có hiệu lực.
  • Căn cứ vào những quy định của QPPL, những sự kiện này sẽ làm nảy sinh những hậu quả pháp lý nhất định.
  • Phân loại sự kiện pháp lý:
  • Sự biến là sự kiện xảy ra trong đời sống không lệ thuộc vào ý chí chủ quan của con người.
  • Hành vi là sự kiện xảy ra lệ thuộc vào ý chí chủ quan của con người. Hành vi được thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động, hành vi hợp pháp và hành vi bất hợp pháp.

Câu 33: Thế nào là pháp chế XHCN?

  • Pháp chế XHCN là 1 chế độ đặc biệt của đời sống chính trị xã hội, trong đó tất cả các cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, nhân viên nhà nước, nhân viên các tổ chức xã hội và mọi công dân đều phải tôn trọng và thực hiện pháp luật 1 cách nghiêm chỉnh, triệt để và chính xác.
  • Nội dung của pháp chế:
  • Là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước XHCN.
  • Là nguyên tắc chủ yếu trong tổ chức và hoạt động của các tổ chức chính trị, chính trị xã hội.
  • Là nguyên tắc xử sự quan trọng nhất giữa công dân với nhau.
  • Là cơ sở để xây dựng, củng cố và phát triển nền dân chủ XHCN.
  • Ý nghĩa của pháp chế: pháp chế là điều kiện cơ bản để phát huy dân chủ.
  • Các nguyên tắc cơ bản của pháp chế XHCN
  • Tôn trọng tính tối cao của Hiến pháp và Luật.
  • Đảm bảo tính thống nhất của pháp chế trên quy mô toàn quốc.
  • Các cơ quan xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật, bảo vệ pháp luật phải hoạt động 1 cách tích cực, chủ động và có hiệu quả.
  • Không tách rời pháp chế với văn hóa và văn hóa pháp lý.

Câu 34: Phân tích mối quan hệ giữa pháp chế và pháp luật?

  • Pháp chế gắn bó chặt chẽ với pháp luật. Việc tôn trọng, thực hiện pháp luật 1 cách tự giác, đầy đủ, nghiêm chỉnh, thống nhất phụ thuộc vào mức độ hoàn thiện hệ thống pháp luật theo các tiêu chuẩn: toàn diện, đồng bộ, khoa học, thực tiễn. Do đó, pháp chế cũng lệ thuộc vào pháp luật, được xây dựng, củng cố và phát triển trên cơ sở pháp luật. Pháp luật chỉ “sống” được, phát huy được hiệu lực trong xã hội khi có pháp chế, dựa vào pháp chế; ngược lại, pháp chế chỉ có thể được thiết lập, củng cố, tăng cường trong điều kiện có hệ thống pháp luật hoàn thiện, có tính khả thi cao. Cả hai đều là cơ sở, tiền đề tồn tại và phát triển của nhau.
  • Nhà nước pháp quyền là 1 nhà nước có pháp chế. Trong nhà nước đó, pháp luật được mọi người tôn trọng và thực hiện 1 cách tự giác, đầy đủ, nghiêm chỉnh, thống nhất. Một nền pháp chế thực sự mang tính toàn diện, đầy đủ, vững chắc không chỉ cần có nhà nước pháp quyền mà còn đòi hỏi các tổ chức kinh tế, xã hội công dân đều luôn tôn trọng và thực hiện pháp luật.
  • Sự tôn trọng và thực hiện pháp luật trong bộ máy nhà nước sẽ thúc đẩy việc tôn trọng và thực hiện pháp luật ở ngoài xã hội; ngược lại, sự tôn trọng và thực hiện pháp luật ở ngoài xã hội cũng là tiền đề, điều kiện quan trọng để đảm bảo cho pháp luật được tôn trọng và thực hiện trong bộ máy nhà nước. Do đó, vừa phải xây dựng nhà nước pháp quyền, vừa áp dụng mọi biện pháp để pháp luật được tôn trọng và thực hiện ở ngoài xã hội. Có như vậy mới tạo ra được 1 nền pháp chế XHCH hoàn chỉnh.

Câu 35: Các biện pháp bảo đảm tăng cường pháp chế XHCN?

  • Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác pháp chế (để sửa chữa những sai phạm).
  • Tăng cường công tác xây dựng pháp luật, đảm bảo hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, có sự đồng bộ, giảm bớt mâu thuẫn, chồng chéo.
  • Rà soát các văn bản pháp luật để phát hiện ra những lạc hậu, chồng chéo (công tác tập hợp hóa).
  • Tuyên truyền, phổ biến, tăng cường thực hiện pháp luật.
  • Đòi hỏi tất cả các cán bộ nhân viên nhà nước, đặc biệt là khối nội chính: TAND, VKSND… – lá chắn của nhà nước, phải hết sức gương mẫu trong việc thực hiện pháp luật.
  • Mỗi công dân nâng cao thái độ tôn trọng pháp luật, tạo ra môi trường hoạt động trong khuôn khổ pháp luật.
  • Việc thực hiện pháp luật phải được thực hiện trên quy mô toàn quốc (mọi lúc, mọi nơi, mọi thời điểm).

Quảng Cáo

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here